Khái niệm chính sách kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa – nghiên cứu đối với doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.1. Chính sách kế toán

2.1.1. Khái niệm chính sách kế toán

Theo chuẩn mực kế tốn quốc tế số 8 (IAS 8) chính sách kế tốn là ngun tắc cụ thể, căn cứ, quy ước, quy tắc và thông lệ được áp dụng bởi một thực thể trong việc chẩn bị và trình bày báo cáo tài chính. Các chính sách kế tốn là các chính sách và thủ tục cụ thể được sử dụng bởi một công ty để chuẩn bị báo cáo tài chính.

Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 29 (VAS 29, 2005) chính sách kế tốn là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC. CSKT áp dụng ở mỗi DN được quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành cho phép lựa chọn phù hợp với quy mơ, đặc điểm và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đó.

Tổng hợp từ các nội dung có liên quan trong Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Trần Đình Khơi Nguyên (2012) cho rằng CSKT bao gồm ba phần lớn:

Phần thứ nhất, CSKT là những nguyên tắc chung mà tất cả mọi DN phải áp dụng (cơ sở dồn tích, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc giá gốc…).

Phần thứ hai, CSKT là những lựa chọn về phương pháp kế tốn trong khn khổ phạm vi từng chuẩn mực cho phép, tùy thuộc vào đặc điểm của giao dịch, điều kiện và khả năng vận dụng của từng DN (phương pháp tính giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ…).

Phần thứ ba, CSKT là những phương pháp mà DN tự xây dựng và phát triển do bản thân chuẩn mực không thể bao quát hết mọi vấn đề trong thực tiễn.

Có thể thấy rằng thành phần đầu tiên của CSKT thể hiện tính nguyên tắc bắt buộc nhưng hai thành phần sau lại thể hiện tính linh hoạt của kế tốn, gắn liền với đặc thù quản lý của từng DN và tác động trực tiếp đến lợi ích các bên có liên quan (ngân hàng, nhà đầu tưu, chủ nợ, …)

Vậy trong đề tài này, tác giả đề cập đến chính sách kế toán ở phạm vi những phương pháp kế toán và đi vào khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT là những phương pháp kế tốn mà thơi.

2.1.2. Vai trị của chính sách kế tốn

Đối với nhân viên kế toán, khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế CSKT là công cụ để xử lý thông tin và số liệu theo đối tượng và nội dung cơng việc kế tốn, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Nhân viên kế tốn có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cho nhà quản lý CSKT phù hợp với yêu cầu quản trị và mục tiêu của DN trong ngắn hạn và dài hạn. (Nguyễn Hồng Hà, 2015)

Đối với nhà quản lý DN, CSKT là công cụ nhằm tạo ra ngôn ngữ kinh doanh mà họ sử dụng để trao đổi với các bên liên quan như cơ quan thuế, kiểm toán, ngân hàng, chủ nợ, ... (Nguyễn Hồng Hà, 2015)

Đối với chủ sở hữu, cổ đông của DN, CSKT dùng để xem xét và so sánh kết quả hoạt động của DN mà nhà quản lý báo cáo. (Nguyễn Hồng Hà, 2015)

Đối với cơ quan thuế, CSKT dùng để kiểm tra, giám sát thông tin công bố trên BCTC nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế tốn. (Nguyễn Hồng Hà, 2015)

Đối với tổ chức kiểm toán độc lập, CSKT dùng để phân tích thơng tin, số liệu kế tốn, tài chính mà trên cơ sở đó họ đưa ra ý kiến nhận xét cho bên thứ ba sử dụng thông tin BCTC để ra quyết định kinh tế. (Nguyễn Hồng Hà, 2015)

Đối với nhà đầu tư tiềm năng, ngân hàng, tổ chức tín dụng, CSKT là cơng cụ phân tích, so sánh thơng tin số liệu kế tốn, tài chính giữa các DN để có thể ra quyết định ký kết các hợp đồng kinh tế. (Nguyễn Hồng Hà, 2015)

2.1.3. Mục tiêu của việc lựa chọn chính sách kế tốn

Theo kết luận nghiên cứu của Mariana Gurău (2014) những người khác nhau thì có góc nhìn khác nhau về tình hình tài chính của DN, vì vậy tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có mục tiêu lựa chọn CSKT tương ứng. Có ba mục đích của việc lựa chọn CSKT: Mục đích thứ nhất, CSKT nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Các DN sẽ có động cơ mạnh liên quan đến việc lựa chọn CSKT theo hướng giảm chi phí trong báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) bởi vì những quy định nghiêm ngặt trong ghi nhận doanh thu.

Mục đích thứ hai, CSKT nhằm mục tiêu bảo tồn vốn bằng cách giảm thiểu chi phí để ổn định DN trong nguyên tắc hoạt động liên tục cùng với sự phát triển kinh doanh. Các DN sẽ lựa chọn CSKT có thể san bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo xu hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn (đảm bảo hoạch định tài chính dài hạn).

Mục đích thứ ba, CSKT nhằm thực hiện tuân thủ các quy định của luật thuế. Các DN sẽ lựa chọn CSKT sao cho trong toàn chu kỳ sống của DN, số thuế thu nhập (thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp /cổ đơng) phải đóng là thấp nhất.

Lựa chọn chính sách kế tốn là việc lựa chọn có cân nhắc nằm trong khn khổ của chuẩn mực kế toán về các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán mà doan hnghiệp có thể áp dụng trong các trường hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà quản trị.

2.2. Các văn bản quy định liên quan đến chính sách kế tốn hiện hành tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Tài Chính là tổ chức lập quy, chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến chính

sách kế toán. Hoạt động kế toán DN hiện nay được điều tiết thực hiện theo khung pháp lý bao gồm: Luật kế toán và Nghị định hướng dẫn thi hành luật, Hệ thống chuẩn mự kế tốn và các thơng tư hướng dẫn chuẩn mực, chế độ kế toán hướng dẫn thực hành cơng tác kế tốn.

Luật kế toán và nghị định hướng dẫn thi hành luật: là văn bản về kế tốn có giá trị cao nhất được Quốc hội ban hành ngày 17/03/2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. Luật quy định những vấn đề chung nhất làm cơ sở để xây dựng chuẩn mực và chế độ kế toán.

Tiếp đến là chuẩn mực kế toán Việt Nam: là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế tốn cơ bản nhất về chính sách kế tốn, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN cùng với thông tư hướng dẫn kèm theo hướng dẫn chi tiết nội dung các chuẩn mực liên quan đến chính sách kế tốn, từ đó giúp chính sách kế tốn nhanh chóng đi vào thực tế cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực vào thực tiễn diễn ra hàng ngày.

Chế độ kế toán là văn bản pháp lý do Bộ tài chính ban hành nhằm hướng dẫn cụ thể về kế toán cho doanh nghiệp bao gồm quy định cụ thể về kết cấu tài khoản, chứng từ, sổ sách, báo cáo và các sơ đồ kế toán chủ yếu. Hiện tại các DN hoạt động có quy mơ lớn, kinh doanh nhiều ngành nghề, hoạt động kinh doanh phức tạp thì hoạt động kế tốn tn thủ theo Thơng tư 200/2014/TT – BTC, Thông tư này thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ – BTC. Các DNNVV thì hoạt động theo Thơng tư 133/2016/TT – BTC, Thông tư này thay thế cho Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ban hành vào tháng 09/2006.

Tại Việt Nam hiện nay việc thực hiện chính cách kế toán chịu sự chi phối của nhiều cấp văn bản khác nhau, các văn bản này được ban hành bởi cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải căn cứ vào các văn bản pháp lý

hiện hành có liên quan khi lựa chọn chính sách kế tốn áp dụng cho doanh nhiệp mình.

2.3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ về vốn, lao

động và doanh thu. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu và giác độ tiếp cận. Sự phân định quy mơ doanh nghiệp và tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mang tính chất tương đối.

Ở Việt Nam, việc xác định doanh nghiệp là Doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên sự kết hợp của các tiêu chí và nhưng các định mức thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta.

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ – CP ngày 30/6/2009 DNNVV được định nghĩa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, vừa và nhỏ theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương với tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ – CP ngày 30/6/2009)

Như vậy, theo khái niệm này thì các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thoả mãn tiêu chí về vốn hoặc lao động, thuộc các loại hình doanh nghiệp sau:

Các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi có quy mơ vừa và nhỏ kinh doanh độc lập, đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các hợp tác xã đăng ký hoạt động theo luật hợp tác xã.

Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động theo Nghị định số 88/2006/NĐ- CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ.

Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc trưng riêng, vừa có những ưu thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã - hội nói chung và chiến

lược cơng nghiệp hóa, song đồng thời cũng bị hạn chế mặt hoạt động kinh doanh và cạnh tranh với các loại hình lớn và các tập đoàn kinh tế.

Dưới đây là một số định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số Quốc gia, khu vực kinh tế ngoài vùng lãnh thổ Việt Nam mà tác giả có tìm hiểu:

(1) Tại Úc: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là DN có dưới 200 nhân viên

(2) Tại Ai Cập: Hầu hết các Doanh nghiệp ở Ai Cập đều là quy mô nhỏ, DN có hơn 50 lao động chiếm tỉ lệ 0.4% tổng số DN trên toàn quốc

(3) Tại Anh: DN được xác định quy mơ vừa và nhỏ nếu nó đáp ứng hai trong số 3 tiêu chí: có doanh thu ít hơn 25 triệu bảng Anh, có ít hơn 250 nhân viên, có tài sản gộp ít hơn 12.5 triệu bảng Anh

(4) Tại Liên Minh Châu Âu

Theo Ủy Ban Châu Âu quyết định Doanh nghiệp nhỏ và vừa là DN có số lượng nhân viên nhỏ hơn 250 người, doanh thu nhỏ hơn 50 triệu Euro, tổng nguồn vốn (tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) nhỏ hơn 43 triệu euro, nhưng định nghĩa về DNNVV có thể giới hạn hẹp hơn trong từng nước thành viên.

Như vậy, định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa mà tác giả xác định gần như tương đồng với các quốc gia tác giả nghiên cứu mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các kết quả nghiên cứu ở các quốc gia khác có thể áp dụng ở Việt Nam mà không bị hạn chế về sự khác biệt về quy mô DN.

2.4. Đặc điểm ngành sản xuất dệt may ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT

Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu đời ở Việt Nam. Đây là ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước, đồng thời nghành dệt may là một trong những ngành quang trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây

là ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chỉ đứng sau ngành dầu khí.

Tại Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 6.000 DN dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 – 200 ngàn lao động, trong đó có 100 ngàn lao động trong doanh nghiệp dệt may và còn lại là từ các DN hỗ trợ khác. Phần lớn các DN dệt may đều là tư nhân chiếm khoảng 84% và tập trung ở Đông Nam Bộ 58% …

Hiện tại Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Thương mại dệt may toàn cầu năm 2014 đạt 1.116,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 589 tỷ USD. Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhỹ Kỳ, Việt Nam là 4 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 50,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu.

Các doanh nghiệp trong ngành phần lớn có quy mơ nhỏ và vừa: xét theo quy mơ lao động, doanh nghiệp có quy mơ dưới 50 lao động chiếm 65,4%, quy mô từ 50 lao động đến dưới 300 lao động chiếm 21,2%, quy mô từ 300 lao động đến dưới 500 lao động chiếm 4%, quy mô từ 500 lao động trở lên chiếm 9,4%. Xét theo quy mô vốn, có tới 88,1% số doanh nghiệp có quy mơ dưới 50 tỷ đồng, số doanh nghiệp có quy mơ vốn trên 50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng thấp.

Hiện tại, TP Hồ Chí Minh được xem là khu vực có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của ngành dệt may ở Việt Nam, chiếm khoảng 10 – 20% tổng giá trị xuất khẩu cơng nghiệp của cả nước và có nhiều doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu rất cao và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Riêng so với trong vùng và cả nước thì tỷ trọng ngành dệt may tại TP. HCM chiếm một tỷ trọng khá lớn.

Bảng 2.2. Tỷ trọng của ngành dệt may TP. HCM trong vùng và cả nước

(Đvt: Tỷ đồng)

2000 2005 2010

Tỷ trọng ngành dệt may (Giá hiện hành)

Cả nước 26.894 79.031 236.939 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 51.013 138.640 Thành phố Hồ Chí Minh 11.753 32.024 70.285

- Tỷ trọng/ cả nước (%) 43.7 40.52 29.66 - Tỷ trọng/ Vùng (%) 62.780 50.70

Nguồn: Lê Thị Kiều Oanh và Hồ Thị Minh Hương (2014)

Theo tác giả tìm hiểu, do các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM đa phần có quy mơ nhỏ và vừa nên số lượng nhân viên kế toán tại các DN này khoảng từ 1 tới dưới 10 nhân viên tùy theo quy mô của từng DN. Mỗi nhân viên có thể thực hiện tồn bộ hoặc từng phần hành kế tốn tùy thuộc vào quy mơ của DN. Hiện nay, các DN sản xuất ngành dệt may có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM đa phần tổ chức cơng tác kế tốn theo mơ hình tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa – nghiên cứu đối với doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25)