Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa – nghiên cứu đối với doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 51)

7. Bố cục của nghiên cứu

3.5. Mẫu nghiên cứu

3.5.1. Xác định kích cỡ mẫu

Độ tin cậy của thông tin sẽ phụ thuộc vào kích thước mẫu được chọn, khi tăng kích thước mẫu thì độ tin cậy của thơng tin được tăng lên, tuy nhiên khi kích thước mẫu tăng thì xuất hiện sai số do khơng lấy mẫu tăng, sai số đó có thể là thơng tin phản hồi, lỗi thu thập dữ liệu, đồng thời sẽ tăng thêm chi phí thời gian và nguồn lực. Nếu cỡ mẫu nhỏ thì có lợi về chi phí, thời gian thực hiện, nhưng thơng tin có độ tin cậy kém.

Nói chung, cỡ mẫu càng lớn thì càng tốt nhưng bao nhiêu là lớn thì hiện nay chưa xác định rõ ràng, theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích khám phá nhân tố cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát.

Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 23 biến, như vậy theo Hair và cộng sự thì số mẫu tối thiểu của nghiên cứu này cần phải đạt được là: 23 * 5 = 115 mẫu. Để đạt được tối thiểu 115 mẫu, tác giả đã gửi 200 Bảng câu hỏi đến các Doanh nghiệp và cụ thể là những người hành nghề kế toán tại các Doanh nghiệp ngành dệt may trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (để dự phịng trường hợp khách hàng được khảo sát không phản hồi hoặc phản hồi không hợp lệ), đồng thời, gửi qua email cho các khách hàng ở các điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố khác. Sau khi

phát Bảng khảo sát trực tiếp và gửi email đến khách hàng, tác giả nhận được 160 Bảng khảo sát hợp lệ để đưa vào phân tích.

3.5.2. Cấu trúc bảng câu hỏi

Sau q trình thảo luận nhóm và thu thập ý kiến chuyên gia, bảng câu hỏi được thiết kế gồm các phần như sau:

Phần I: Tình hình chung về chính sách kế toán của doanh nghiệp

Phần II: Được thiết kế để thu thập sự đánh giá của người được phỏng vấn về

các nhân tố tác động đến Sự lựa chọn chính sách kế tốn của các doanh nghiệp ngành Dệt May. Tất cả các câu hỏi trong phần II của bảng câu hỏi điều tra được cho điểm từ 1 đến 5 (thang đo likert bậc 5). Ý nghĩa của các điểm số như sau:

1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng ý

3. Bình thường 4. Đồng ý

5. Hồn tồn đồng ý

Phần III: Một số thông tin cá nhân của người được phỏng vấn và các thông

tin để phân loại đối tượng phỏng vấn.

Bảng câu hỏi chính thức trước khi được dùng để khảo sát ý kiến của những người hành nghề kế tốn sẽ phải thơng qua một cuộc phỏng vấn thử. Đây là việc áp dụng toàn bộ những phương pháp thu thập dữ liệu đối với một nhóm người được lựa chọn giống như phỏng vấn thật. Mục đích của phỏng vấn thử nhằm kiểm tra cách thể hiện trình tự câu hỏi có hợp lý khơng. Bảng câu hỏi chính thức được thiết kế với 22 biến quan sát, để nghiên cứu đạt được mức độ tin cậy thì kích cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 5 mẫu cho một biến (theo Bollen 1989).

3.5.3. Kết quả chọn mẫu

Sự liên kết các thang đo lường và các câu hỏi khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Sự liên kết giữa các thang đo lường và bảng câu hỏi

Thang đo Biến quan sát (BQS)

Thông tin: gồm 04 biến quan sát Q1, Q2, Q3, Q4 Chi phí: gồm 04 biến quan sát Q5, Q6, Q7, Q8 Thuế: gồm 04 biến quan sát Q9, Q10, Q11, Q12 Đáp ứng yêu cầu các đối tượng bên trong: gồm 04

biến quan sát

Q13, Q14, Q15, Q16

Sự tin cậy của các đối tượng bên ngoài DN: gồm 03 biến quan sát

Q17, Q18. Q19

Tính trung thực và hợp lý BCTC: gồm 01 biến quan sát

Q20

Biến phụ thuộc (Sự lựa chọn CSKT): gồm 03 Biến quan sát

Q21a, Q21b, Q21c

Sau khi nhập số liệu và làm sạch dữ liệu (loại bỏ những phiếu điều tra không trung thực như: chọn một phương án cho tất cả các mục hỏi, không trả lời những mục hỏi được sử dụng trong phân tích, …), kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Kết quả điều tra, phỏng vấn

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ %

Số lượng phiếu phát ra 200 100% Số lượng phiếu thu về 179 89,5% Số lượng phiếu hợp lệ 160 80%

Để thu thập thông tin, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp những người hành nghề kế toán tại các Doanh nghiệp Dệt may quy mô nhỏ và vửa trên địa bàn TP. HCM bằng bảng câu hỏi chính thức đã được thiết kế sẵn.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này tác giả trình bày một trong những nội dung cốt lõi của bài nghiên cứu nhằm thể hiện sự tin cậy mà kết quả nghiên cứu mang lại đồng thời đảm bảo cơ sở khoa học cho bài nghiên cứu. Tác giả trình bày khung phân tích cùng với phương pháp nghiên cứu thực hiện là phương pháp định lượng bao gồm các bước như: sử dụng phần mềm SPSS 19 để thống kê và phân tích dữ liệu khảo sát thơng qua các công cụ như thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy, Anova với mục đích kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN sản xuất ngành dệt may có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong chương này, tác giả trình bày các kết quả chính của nghiên cứu, bao gồm: đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu điều chỉnh và phân tích hồi quy bội. Sau đó tác giả tiến hành bàn luận về kết quả đạt được trong bài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa – nghiên cứu đối với doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)