Đặc điểm ngành sản xuất dệt may ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa – nghiên cứu đối với doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.4. Đặc điểm ngành sản xuất dệt may ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT

Ngành cơng nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu đời ở Việt Nam. Đây là ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước, đồng thời nghành dệt may là một trong những ngành quang trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây

là ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chỉ đứng sau ngành dầu khí.

Tại Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 6.000 DN dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 – 200 ngàn lao động, trong đó có 100 ngàn lao động trong doanh nghiệp dệt may và còn lại là từ các DN hỗ trợ khác. Phần lớn các DN dệt may đều là tư nhân chiếm khoảng 84% và tập trung ở Đông Nam Bộ 58% …

Hiện tại Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Thương mại dệt may toàn cầu năm 2014 đạt 1.116,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 589 tỷ USD. Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhỹ Kỳ, Việt Nam là 4 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 50,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu.

Các doanh nghiệp trong ngành phần lớn có quy mơ nhỏ và vừa: xét theo quy mơ lao động, doanh nghiệp có quy mơ dưới 50 lao động chiếm 65,4%, quy mô từ 50 lao động đến dưới 300 lao động chiếm 21,2%, quy mô từ 300 lao động đến dưới 500 lao động chiếm 4%, quy mô từ 500 lao động trở lên chiếm 9,4%. Xét theo quy mơ vốn, có tới 88,1% số doanh nghiệp có quy mơ dưới 50 tỷ đồng, số doanh nghiệp có quy mơ vốn trên 50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng thấp.

Hiện tại, TP Hồ Chí Minh được xem là khu vực có những đóng góp đáng kể vào q trình phát triển của ngành dệt may ở Việt Nam, chiếm khoảng 10 – 20% tổng giá trị xuất khẩu cơng nghiệp của cả nước và có nhiều doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu rất cao và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Riêng so với trong vùng và cả nước thì tỷ trọng ngành dệt may tại TP. HCM chiếm một tỷ trọng khá lớn.

Bảng 2.2. Tỷ trọng của ngành dệt may TP. HCM trong vùng và cả nước

(Đvt: Tỷ đồng)

2000 2005 2010

Tỷ trọng ngành dệt may (Giá hiện hành)

Cả nước 26.894 79.031 236.939 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 51.013 138.640 Thành phố Hồ Chí Minh 11.753 32.024 70.285

- Tỷ trọng/ cả nước (%) 43.7 40.52 29.66 - Tỷ trọng/ Vùng (%) 62.780 50.70

Nguồn: Lê Thị Kiều Oanh và Hồ Thị Minh Hương (2014)

Theo tác giả tìm hiểu, do các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM đa phần có quy mô nhỏ và vừa nên số lượng nhân viên kế toán tại các DN này khoảng từ 1 tới dưới 10 nhân viên tùy theo quy mô của từng DN. Mỗi nhân viên có thể thực hiện tồn bộ hoặc từng phần hành kế tốn tùy thuộc vào quy mơ của DN. Hiện nay, các DN sản xuất ngành dệt may có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM đa phần tổ chức cơng tác kế tốn theo mơ hình tập trung.

Việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN sản xuất ngành dệt may có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM tương đối đáp ứng được mục tiêu của nhà quản trị và tuân thủ yêu cầu lập và nộp báo cáo tài chính định kỳ. Tuy nhiên, ở các DN này khái niệm cũng như nhận biết về CSKT còn rất mới và tồn tại nhiều hạn chế, kế tốn chỉ thực hiện cơng tác của mình qua những nguyên tắc cơ bản như tính giá tài sản, ghi nhận doanh thu, tập hợp chi phí, tính giá thành hay xác định lợi nhuận điều này dẫn đến giảm thiểu vai trò của việc lựa chọn CSKT trong các DN này. Việc lựa chọn CSKT chỉ thực sự được chú ý đến khi các DN vào thời điểm cuối năm, lúc mà BCTC cần được làm “đẹp” theo yêu cầu của nhà quản lý để giảm nghĩa vụ thuế hay cung cấp BCTC theo yêu cầu của bên thứ 3 khác cơ quan thuế để

đảm bảo hợp đồng kinh doanh cũng như hợp đồng vay hay hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp này số liệu trên BCTC sẽ được điều chỉnh để chỉnh lợi nhuận kinh doanh trong kỳ thông qua điều chỉnh về phân bổ chi phí, trích lập dự phịng, … Hiện nay đa phần các DN tại Việt Nam đang tiến hành chạy song song hai hệ thống sổ sách kế toán:một phục vụ cho nội bộ khơng tn thủ theo ngun tắc kế tốn nào mà đa phần chỉ ghi nhận đúng doanh thu thu được và chi phí bỏ ra của DN trong kỳ kế toán, một phục vụ cho cơ quan thuế thường tuân theo quy tắc mà luật thuế đặt ra nhưng khơng phản ánh được tình trạng thực tế hoạt động trong kỳ của DN, thậm chí tồn tại hệ thống sổ thứ 3 phục vụ cho các đối tác bên ngoài khác cơ quan thuế), các DN sản xuất ngành dệt may cũng không là ngoại lệ trong trường hợp này.

Đặc biệt do nhóm DN nghiên cứu là DN có quy mơ nhỏ và vừa nên để tiết kiệm chi phí kế tốn, chủ DN thường chỉ sử dụng nhân viên kế tốn có trình độ trung bình hoặc thấp, thậm chí một DN chỉ có một nhân viên kế tốn và nhân viên này thường kiêm nhiệm luôn các chức vụ khác như văn thư hay nhân viên kinh doanh … TP. HCM là thành phố phát triển mạnh về các ngành cung ứng dịch vụ bao gồm cả dịch vụ ké tốn, chính vì vậy các DN bao gồm các DN sản xuất ngành dệt may thường có xu hướng sử dụng dịch vụ kế tốn th ngồi vì vậy đa số các DN này đều cho ra BCTC theo phương thức lựa chọn CSKT đơn giản, quen thuộc và dễ áp dụng, điều này ương ứng với việc CSKT của các DN này khơng phản ánh được tính đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ làm ảnh hưởng đến số liệu kế toán và ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.

Tóm lại, do nhiều nguyên nhân như: quy mơ của DN, trình độ kê tốn viên, tình hình kinh doanh của DN, … mà việc áp dụng CSKT tại các DN sản xuất ngành dệt may có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM cịn nhiều hạn chế và bất cập.

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn

Bảng 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn

Nhân tố Diễn giải nhân tố Tác giả nghiên cứu

1 Thông tin

Là cơ sở khoa học về CSKT, sự thống nhất giữa sổ sách kế tốn và hồ sơ tài chính của DN, quy định yêu cầu thông tin riêng biệt của cổ đông và nhà quản lý. Nhân tố này bao gồm các yêu cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC

Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010), Nguyễn Hồng Hà (2015)

2 Chi phí

Là cách đánh giá, ghi nhận chi phí khi DN lựa chọn áp dụng CSKT (tối thiểu hóa chi phí, hợp lý hóa chi phí, …), mặt khác lại là chi phí DN bỏ ra khi thay đổi CSKT mà DN áp dụng Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010), Nguyễn Hồng Hà (2015) 3 Thuế

Thuế là khoản đóng gớp bắt buộc từ các cá nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được luật thuế quy định nhằm nộp vào ngân sách nhà nước để phục vụ cho các mục đích cơng. Vì vậy doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn CSKT sao cho số thuế phải nộp (bao gồm thuế TNDN và các loại thuế khác) là “hợp lý” và “tiết kiệm” nhất. Watts và Zimmerman (1990), Cloyd và cộng sự (1996), Christos Tzovas (2006), Colin R. Dey và cộng sự (2007), Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010), Phạm Thị Bích Vân (2012), Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), Nguyễn Hồng Hà (2015), Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2015), Bùi Thị Thu Lan (2016)

4

Đáp ứng yêu cầu của các đối tượng bên trong

Cổ đông, chủ sở hữu DN ln có những yêu cầu đối với DN của mình, để đánh giá những yêu cầu đó có được thực hiện đúng hay không thông thường họ đánh giá qua các báo cáo mà nhà quản trị cung cấp và đa phần là BCTC. Vì vậy nhà quản lý thường có xu hướng tạo ra hình ảnh DN tốt đẹp cho các cổ đông hay chủ sở hữu hiện tại thông qua BCTC dựa vào ciệc lựa chọn CSKT

Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010), Nguyễn Hồng Hà (2015)

hợp lý.

5

Sự tin cậy của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Các đối tượng bên ngoài DN như chủ nợ, nhà đầu tư, ngân hàng, … (ngoại trừ cơ quan thuế) là các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC mà DN cung cấp để đưa ra các quyết định kinh tế. Vì vậy DN sẽ thường áp dụng CSKT nhằm mục đích cung cấp thơng tin làm hài lịng và mang lại sự tin cậy (như làm tăng lợi nhuận, …) cho các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.

Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010), Nguyễn Hồng Hà (2015) 6 Tính trung thực và hợp lý BCTC

Khi cơng bố BCTC ra bên ngồi hay thậm chí là sử dụng trong DN. Bộ phận kế toán và ngay cả nhà quản trị của DN luôn mong muốn thơng tin mình cung cấp trên BCTC được đánh giá là trung thực hợp lý nên giả thuyết đưa ra là nhà quản lý hay bộ phận kế tốn có xu hướng lựa chọn CSKT sao cho sản phẩm cuối cùng là BCTC được đánh giá trung thực hợp lý. Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010), Nguyễn Hồng Hà (2015) 2.6. Lý thuyết nền

Để giải thích cho các nhân tố được lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi luận văn, tác giả đã sử dụng lý thuyết ủy nhiệm (lý thuyết người đại diện) được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976). Lý thuyết này nghiên cứu các mối quan hệ mâu thuẫn đại diện bên trong và mâu thuẫn đại diện bên ngoài DN. Mâu thuẫn bên trong tồn tại ở các DN mà chủ sở hữu DN không phải là nhà quản lý. Người chủ sở hữu mong muốn vốn đầu tư bỏ ra được sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhưng ngược lại nhà quản lý dung quyền điều hành của mình để đạt được những mục đích riêng có lợi cho bản thân mà lợi ích đó cỏ thể mâu thuẫn với lợi ích của chủ sở hữu.

Trong mâu thuẫn này, BCTC là một công cụ để đánh giá kết quả hoạt động của DN, vì vậy việc lựa chọn CSKT để lập BCTC bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như quy định và yêu cầu thông tin riêng biệt của nhà quản lý (do nhà quản lý yêu cầu để hướng đến mục tiêu mà họ mong muốn ví dụ như đạt được chính sách khen thưởng của DN hay kết quả điều hành của mình được cơng nhận) hoặc quy định và yêu cầu thông tin riêng biệt của cổ đông, chủ sở hữu (do cổ đông, chủ sở hữu yêu cầu để

hướng đến mục tiêu mà họ mong muốn trong từng thời kỳ), những thông tin cung cấp cho cổ đông, chủ sở hữu phải dựa trên những CSKT nhất định, mục đích tạo ra hình ảnh tốt đẹp của DN cho các cổ đơng hiện tại và cả nhân tố lợi nhuận phân chia cho cổ đông, chủ sở hữu và nhà quản lý tương ứng với kết quả hoạt động của DN.

Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa bản thân DN, chủ sở hữu, cổ đông, nhà quản lý với các bên liên quan khác như nhà đầu tư, cổ đông tiềm năng, chủ nợ, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cơ quan cơng quyền… bắt nguồn từ việc bất cân xứng về thông tin DN, để nắm rõ các mâu thuẫn bên ngoài, tác giả phân chia các bên liên quan thành từng nhóm nhỏ. Nhóm đầu tiên là nhà đầu tư, cổ đông tiềm năng, chủ nợ, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, theo Myers và Majluf (1984) việc bất cân xứng thông tin ảnh hưởng lên quyết định đầu tư và tài trợ của DN. Người chủ sở hữu, nhà quản lý mong muốn có thể tiếp cận được nguồn vốn bên ngồi dễ dàng thuận lợi thì phải sáng tạo nên hình ảnh tốt đẹp của DN cho các cổ đơng tiềm năng thơng qua BCTC có được sự chấp thuận, đồng ý của kiểm toán viên để chứng minh cho nhà đầu tư, cổ đông tiềm năng, chủ nợ, ngân hàng và các tổ chức tín dụng thấy tính khả thi, tính hiệu quả, khả năng hồn vốn và lãi đúng hạn của DN. Trong thực tế khả năng tài chính của DN không phải lúc nào cũng tốt trong khi các hợp đồng tín dụng thường có các điều khoản hạn chế như kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động DN… người quản lý sẽ lựa chọn CSKT phản ánh tốt nhất những đặc điểm nguồn lực của DN (yếu tố sản xuất) để giảm thiểu các xung đột về lợi ích với các bên có liên quan, để tăng cường hiệu quả trong quan hệ với nhà đầu tư, nhưng về phía bên cung ứng vốn để đảm bảo phản ánh tính trung thực và hợp lý tình hình hoạt động của DN thì DN phải tiến hành xem xét lựa chọn CSKT trên cơ sở khoa học hiện nay về CSKT hoặc thông tin về CSKT của công ty đối thủ (hoặc công ty tương đồng) với DN. Nhóm thứ hai là cơ quan cơng quyền như cơ quan thuế. Ở Phương diện CSKT, người bên trong DN thường hiểu rõ ràng việc lựa chọn CSKT và ảnh hưởng của CSKT đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN, việc sử dụng linh hoạt các CSKT giúp cho DN tận dụng các chính sách ưu đãi về thuế, các chương trình hỗ trợ

kinh tế khó khăn… do đó tối thiểu hóa số thuế phải nộp cho nhà nước, tối thiểu thuế TNDN và các loại thuế khác (ngoài thuế TNDN), chi phí tài chính và các khoản đóng góp liên quan đến thu nhập của cổ đơng (chủ sở hữu) có ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT. Bất cân xứng thông tin trong trường hợp này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như gây thất thốt ngân sách nhà nước, do đó, lựa chọn CSKT của DN cũng phải được sự chấp thuận, đồng ý của thanh tra thuế.

Tóm tắt chương 2

Nội dung chương này tác giả trình bày khái niệm về chính sách kế tốn, vai trị, mục tiêu của chính sách kế tốn trong việc lập BCTC, và các văn bản liên quan đến chính sách kế tốn hiện hành ở Việt Nam. Ngoài ra tác giả nêu lên lý thuyết nền là lsy thuyết ủy nhiệm (lý thuyết người đại diện), và trình bày về đặc điểm của nhành sản xuất dệt may ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn. Nội dung tiếp theo tác giả sẽ trình bày và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách của các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả trình bày phương pháp sẽ sử dụng trong tồn bộ nghiên cứu với mục đích thể hiện tính chất khoa học, độ tin cậy và chất lượng của nghiên cứu. Qua đó người đọc có thể hình dung được cơng việc của tác giả từ việc xây dựng thang đo đến chọn mẫu, xác định cỡ mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế tốn tại các doanh nghiệp Dệt may có quy mơ nhỏ và vừa được thể hiện ở các bước sau:

Bước 1: Xây dựng thang đo

Các thang đo (thang đo nháp) được xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết, nhận định bước đầu các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa – nghiên cứu đối với doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31)