CHƢƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kiểm định giả thiết và lựa chọn mơ hình phù hợp
4.2.1 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến.
Đa cộng tuyến xảy ra khi hai hoặc nhiều biến số độc lập trong mơ hình kết hợp gần như tuyến tính với các biến số độc lập khác trong mơ hình. Mức độ cộng tuyến có thể thay đổi và ảnh hưởng khác nhau lên mơ hình. Khi có sự cộng tuyến hoàn toàn
xảy ra - là khi một biến số độc lập tương quan tuyến tính hồn tồn với biến số độc lập khác - sẽ làm cho mô hình khơng thể tính được các hệ số hồi qui cố định cho các biến số tiên đốn trong mơ hình. Trong trường hợp này ta sẽ loại một biến số có tương quan tuyến tính và chỉ để lại các biến số khơng có tương quan tuyến tính với các biến số khác trong mơ hình.
Đa cộng tuyến khơng hồn tồn thường gặp hơn vì bất cứ sự tương quan nào giữa các biến số độc lập đều là cộng tuyến. Tuy nhiên nếu xảy ra đa cộng tuyến nghiêm trọng thì sai số chuẩn của hệ số hồi quy sẽ rất lớn và ước lượng của hệ số hồi quy logistic không đúng nữa.
Đầu tiên tác giả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho phương trình hồi quy logistic (4). Đây là mơ hình ban đầu dựa trên các đặc điểm tài chính để tính tốn giá trị xác suất thối vốn.
Bảng 4.2 dưới đây trình bày ma trận hệ số tương quan giữa các biến với nhau.
Bảng 4.2- Hệ số tƣơng quan
DIVEST SIZE ROA LEVERAGE INDUSTRY
DIVEST 1.00 0.32 -0.07 0.05 0.11
SIZE 0.32 1.00 -0.09 0.36 0.02
ROA(%) -0.07 -0.09 1.00 -0.42 -0.12
LEVERAGE(%) 0.05 0.36 -0.42 1.00 -0.02
INDUSTRY 0.11 0.02 -0.12 -0.02 1.00
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews
Divest là biến phụ thuộc nhận giá trị 1 hoặc 0. Size là logarit tự nhiên của tổng tài sản. ROA là thu nhập hoạt động trên tổng tài sản.
Leverage tổng nợ so với tổng tài sản. Idustry là biến giả nghành.
Hệ số tương quan dao động từ 0,02 đến 0,42, điều này cho thấy tương quan giữa các biến rất yếu, không cần quan tâm. Hệ số tương quan lớn nhất là 0,42 giữa đòn bẩy- Leverage và ROA. Hầu hết các nghiên cứu về kinh tế lượng đều chọn ngưỡng từ 0,8 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tất cả các tương quan giữa các cặp biến đều nhỏ hơn 0,8 nên trong trường hợp này không xảy ra đa cộng tuyến.
Tương tự kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho phương trình hồi quy (1.1); (1.2) và (1.3). Các hệ số tương quan đều rất nhỏ.
Bảng 4.3 - Hệ số tƣơng quan DIVES T C SIZE ROA LEVE RAGE (%) INDU STRY LSH1 (%) LSH2 (%) LSH3 (%) DIVEST 1.00 0.00 0.06 0.01 0.00 0.00 (0.17) 0.02 0.02 C 0.00 1.00 0.00 (0.00) 0.00 0.00 (0.00) (0.00) (0.00) SIZE 0.06 0.00 1.00 (0.01) 0.28 0.07 0.10 (0.00) (0.02) ROA(%) 0.01 (0.00) (0.01) 1.00 (0.36) (0.16) 0.11 (0.03) (0.06) LEVERA GE(%) 0.00 0.00 0.28 (0.36) 1.00 (0.05) 0.08 (0.09) (0.08) INDUSTR Y 0.00 0.00 0.07 (0.16) (0.05) 1.00 (0.11) 0.12 0.11 LSH1(%) (0.17) (0.00) 0.10 0.11 0.08 (0.11) 1.00 (0.21) (0.34) LSH2(%) 0.02 (0.00) (0.00) (0.03) (0.09) 0.12 (0.21) 1.00 0.62 LSH3(%) 0.02 (0.00) (0.02) (0.06) (0.08) 0.11 (0.34) 0.62 1.00
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews
4.2.2 Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình
Tác giả sử dụng tất cả các công ty với các dữ liệu có sẵn trong giai đoạn mẫu bao gồm 3021 quan sát để dự đốn thối vốn trong vịng 12 tháng tới. Ước tính bởi mơ hình logistic thể hiện trong phương trình (4) được đưa ra dưới với z-ratio trong ngoặc đơn.
Bảng 4.4- Hồi quy logistic Biến Hệ số Biến Hệ số C -20.15951*** (-17,73) SIZE 0.69688*** (16,29) ROA(%) -0.025379*** (-3,29) LEVERAGE(%) 0.011733*** (4,14) INDUSTRY 0.080446*** (4,37) McFadden R- squared 0.132893 Mẫu 3021
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews
Size là logarit tự nhiên của tổng tài sản. ROA là thu nhập hoạt động trên tổng tài sản. Leverage tổng nợ so với tổng tài sản.Idustry là biến giả nghành.
***, **, * thể hiện mức ý nghĩa tương ứng 1%, 5% và 10%
Để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy logistic-mơ hình hồi quy phi tuyến ta sử dụng hệ số Pseudo R-squared theo cách tính của Mc Fadden . Giá trị này là tiêu chí cho biết mơ hình phù hợp với dữ kiện đến mức nào. Thơng thường trong mơ hình hồi quy tuyến tính hệ số R-squared được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình. R-squared được tính từ hai nguồn tổng bình phương là bình phương của mơ hình SSR – Regression Sum of Squared và bình phương phần dư SSE- Error Sum of Squared.
Với hồi quy logistic thì khơng tồn tại hệ số R-squared vì biến phụ thuộc là biến nhị phân. Tuy nhiên để đánh giá mơ hình hồi quy thì ta sử dụng Pseudo R-squared. Sở dĩ ta gọi là Pseudo R-squared vì có thang đo tương tự R-squared, nhận giá trị từ 0
trị Pseudo R-squareds càng lớn thì độ phù hợp của mơ hình càng cao. Thơng thường có nhiều cách tính hệ số Pseudo R-Squareds của nhiều tác giả như Efron's, McFadden's, Cox & Snell, Nagelkerke / Cragg & Uhler's, McKelvey & Zavoina, Count. Với phần mềm Eview thì cung cấp cho ta hệ số McFadden R.2 Trong mô hình này thì McFadden R2 = 0,13 điều này cho thấy mơ hình có mức độ phù hợp ở mức chấp nhận được. Mức độ giải thích của các biến khá tốt.
Kết quả hồi quy cho thấy tất cả hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức cao 1%. Hệ số Size là dương cho biết rằng các cơng ty lớn có nhiều khả năng thực hiện các quyết định thoái vốn. Điều này đúng với thực tế khi các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp mà có hoạt động kinh doanh đa dạng, đầu tư dàn trải do đó thực hiện thối vốn đầu tư là một vấn đề trọng tâm trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Kết quả là phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Haynes &Wright (2003).
Warusawitharana (2008) cũng cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp là một yếu tố dự báo mạnh mẽ của hoạt động thoái vốn ở Mỹ. Tương tự như vậy, Ahn và Walker (2007 ) chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định thoái vốn.
Hiệu suất hoạt động tác động âm và có ý nghĩa đến quyết định thoái vốn. Một hiệu suất hoạt động thấp đi kèm với các quyết định thoái vốn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Warusawitharana (2008). Ngoài ra nghiên cứu của Montgomery và Thomas (1988) kết luận rằng các cơng ty thối vốn có lợi nhuận thấp hơn trước khi thực hiện thoái vốn. Haynes và cộng sự (2003) cũng tìm thấy một mối quan hệ âm yếu giữa lợi nhuận của đầu tư vốn và hoạt động thoái vốn ở Anh.
Đối với địn bẩy nợ thì có tác động dương với mức ý nghĩa thống kê cao. Điều này có nghĩa những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao thường gặp những hạn chế tiếp cận nguồn vốn chính vì thế mà xu hướng thối vốn tăng cao đối với các cơng ty có tỷ lệ nợ cao. Hệ số dương giữa địn bẩy nợ và quyết định thối vốn đã được tìm thấy
trong kết quả của các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu Lang và Stulz (1995); Haynes &Wright (2003); Hillier & Werema (2009); Wee & Tan (2010)