Thảo luận kết quả kiểm định và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7. Thảo luận kết quả kiểm định và giả thuyết nghiên cứu

4.7.1. Giả thuyết H1:

“Sự đóng góp ý kiến của thân nhân học viên dự thi cao học vào một trường đại học nào đó ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học viên cao học”.

Kết quả hồi quy cho thấy mức ý nghĩa p của thang đo Nhóm tham khảo (trong SPSS ký hiệu là Sig) = 0.360, lớn hơn 0.05, do vậy bác bỏ giả thuyết H1, mặc dù βNhóm tham khảo = 0.044 (dương).

4.7.2. Giả thuyết H3:

“Danh tiếng của trường đại học ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học viên cao học”.

Xem xét bảng trọng số hồi quy chúng ta thấy, mức ý nghĩa p của thang đo Danh tiếng của trường đại học (trong SPSS ký hiệu là Sig) = 0.000, nhỏ hơn 0.05, có ý nghĩa thống kê và βDanh tiếng ĐH = 0.291, điều này có nghĩa là khi danh tiếng của trường đại học thay đổi 1 đơn vị thì quyết định chọn trường thay đổi 0.291 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do vậy chúng ta có thể kết luận danh tiếng của trường đại học ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của học viên cao học.

4.7.3. Giả thuyết H5:

Sự phù hợp của ngành học với khả năng hoặc sở thích của học viên ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học viên cao học.

Từ bảng trọng số hồi quy (bảng 4.5) chúng ta có thể kết luận rằng sở thích, khả năng của học viên ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của học viên (mức ý nghĩa p = 0.002 nhỏ hơn 0.05), hệ số βSở thích, khả năng hv = 0.170, điều này có nghĩa là khi sở thích, khả năng của học viên thay đổi 1 đơn vị thì quyết định chọn trường thay đổi 0.170 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

4.7.4. Giả thuyết H7:

Kỳ vọng của học viên ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học.

Kết quả hồi quy cho thấy mức ý nghĩa p của thang đo Nhóm tham khảo (trong SPSS ký hiệu là Sig) = 0.079, lớn hơn 0.05, do vậy bác bỏ giả thuyết H7, mặc dù βNhóm tham khảo = 0.094.

4.7.5. Giả thuyết H8:

Yếu tố môi trường xã hội của trường đại học có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học viên.

Xem xét bảng trọng số hồi quy chúng ta thấy, mức ý nghĩa p của thang đo Môi trường xã hội của trường đại học (trong SPSS ký hiệu là Sig) = 0.001, nhỏ hơn 0.05, có ý nghĩa thống kê và βDanh tiếng ĐH = 0.168, điều này có nghĩa là khi mơi trường xã hội của trường đại học thay đổi 1 đơn vị thì quyết định chọn trường thay đổi 0.168 đơn vị. Do vậy, chúng ta có thể kết luận môi trường xã hội của trường đại học ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của học viên cao học.

4.7.6. Giả thuyết H9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)