CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.9. Xem xét đánh giá của học viên tại 4 trường về một số yếu tố ảnh hưởng
4.9.1. Nhóm Tham khảo
Bảng 4. 14: Điểm trung bình của Nhóm Tham khảo
Trường Đại học Nhóm Tham khảo Trung bình mẫu Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM 2.49 .09 .89
Trường Đại học Mở Tp.HCM 2.73 .10 .88
Trường Đại học Kinh tế - Luật 2.84 .10 .74
Trường Đại học Tài chính - Marketing 2.40 .08 .90
Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu khảo sát
3.52 3.68 3.78 3.53 2.64 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00
Môi trường xã hội của trường ĐH Danh tiếng của trường ĐH
Sở thích, khả năng của học viên Kỳ vọng của học viên Nhóm tham khảo
Kết quả bảng 4.14 cho thấy, học viên ít bị ảnh hưởng bởi nhóm tham khảo khi quyết định chọn trường, điểm trung bình cao nhất là trường Đại học Kinh tế - Luật (2.84) và thấp nhất là trường Đại học Tài chính – Marketing (2.40). Nhìn hình dưới chúng ta thấy ít có sự khác biệt giữa các trường về yếu tố nhóm tham khảo. Do vậy, chúng ta có thể thấy, đối với đối tượng là học viên cao học, khi quyết định chọn trường họ ít bị ảnh hưởng bởi nhóm tham khảo.
Hình 4.3: Biểu đồ điểm trung bình thang đo Nhóm tham khảo 4.9.2. Đặc điểm cố định của trường Đại học 4.9.2. Đặc điểm cố định của trường Đại học
Bảng 4.15: Điểm trung bình Đặc điểm cố định của trường đại học Trường Đại học Đặc điểm cố định Trường Đại học Đặc điểm cố định
của trường Đại học Trung bình mẫu Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM 3.35 .06 .58
Trường Đại học Mở Tp.HCM 3.46 .06 .53
Trường Đại học Kinh tế - Luật 3.56 .17 1.22
Trường Đại học Tài chính - Marketing 3.48 .05 .56
Bảng kết quả 4.15 cho thấy, học viên đánh giá về cơ sở vật chất của các trường đại học đạt trên mức trung bình và khơng có sự khác biệt q lớn giữa các trường. Tuy nhiên, kết quả hồi quy thì đặc điểm cố định của trường không ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên.
Hình 4.4: Biểu đồ điểm trung bình thang đo ĐĐ cố định của trường ĐH 4.9.3. Danh tiếng của trường đại học 4.9.3. Danh tiếng của trường đại học
Bảng 4. 16: Điểm trung bình thang đo Danh tiếng của trường đại học
Trường Đại học
Danh tiếng của trường Đại học Trung bình mẫu Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM 3.82 .08 .76
Trường Đại học Mở Tp.HCM 3.78 .08 .65
Trường Đại học Kinh tế - Luật 3.77 .10 .69
Trường Đại học Tài chính - Marketing 3.47 .07 .75
Theo bảng 4.16, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM được học viên đánh giá cao nhất về danh tiếng của trường, tiếp theo là trường Đại học Mở Tp.HCM và trường Đại học Kinh tế - Luật, thấp nhất là trường Đại học Tài chính – Marketing.
Hình 4. 5: Biểu đồ điểm trung bình thang đo Danh tiếng của trường ĐH 4.9.4. Đặc điểm của chương trình học 4.9.4. Đặc điểm của chương trình học
Bảng 4.17: Điểm trung bình thang đo Đặc điểm của chương trình học
Trường Đại học
Đặc điểm của chương trình học Trung bình mẫu Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM 3.61 .07 .69
Trường Đại học Mở Tp.HCM 3.63 .08 .66
Trường Đại học Kinh tế - Luật 3.65 .08 .58
Trường Đại học Tài chính - Marketing 3.51 .07 .79
Theo kết quả khảo sát thì học viên đánh giá về đặc điểm chương trình học của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, trường Đại học Mở Tp.HCM và trường Đại học Kinh tế - Luật gần như nhau, riêng trường Đại học Tài chính – Marketing thì thấp hơn, tuy nhiên khơng đáng kể.
Hình 4. 6: Biểu đồ điểm trung bình thang đo ĐĐ của chương trình học 4.9.5. Kỳ vọng của học viên 4.9.5. Kỳ vọng của học viên
Bảng 4.18: Điểm trung bình thang đo Kỳ vọng của học viên
Trường Đại học Kỳ vọng của học viên Trung bình mẫu Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM 3.50 .08 94
Trường Đại học Mở Tp.HCM 3.53 .08 71
Trường Đại học Kinh tế - Luật 3.77 .09 51
Trường Đại học Tài chính - Marketing 3.51 .07 119
Theo kết quả khảo sát thì học viên học tại trường Đại học kinh tế luật có kỳ vọng lớn nhất trong 4 trường, 3 trường cịn lại thì có điểm trung bình tương đương nhau.
Tóm tắt
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu chính thức, 6 tháng đo (danh tiếng của trường đại học, nhóm tham khảo; Sở thích, khả năng của học viên; kỳ vọng của học viên; môi trường xã hội của trường đại học và quyết định chọn trường) với 19 biến quan sát đạt yêu về độ tin cậy và giá trị được đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, khi quyết định chọn trường đại học, học viên bị ảnh hưởng bởi danh tiếng của trường đại học, tiếp đến là Sở thích, khả năng của học viên và cuối cùng là môi trường xã hội của trường đại học.
Kết quả xem xét đánh giá của học viên các trường về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thì Trường Đại học kinh tế Tp.HCM được đánh giá là có danh tiếng, thương hiệu nhất trong 4 trường, tiếp đến là Trường Đại học Mở Tp.HCM, tiếp theo là Trường Đại học Kinh tế - Luật và cuối cùng là Trường Đại học Tài chính – Marketing. Về cơ sở vật chất thì Trường Đại học Kinh tế - Luật được đánh giá cao nhất, các trường cịn lại thì ít có sự khác biệt. Về chương trình học thì khơng có sự khác biệt quá lớn giữa các trường. Về kỳ vọng của học viên thì học viên Trường Đại học Kinh tế luật có kỳ vọng cao nhất, 3 trường cịn lại ít có sự khác biệt.
Chương này cũng trình bày kết quả xem xét các biến nhân khẩu học ảnh hưởng thế nào đến quyết định chọn trường của học viên, kết quả cho thấy các biến nhân khẩu học không ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Giới thiệu 5.1. Giới thiệu
Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần trong mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên. Bên cạnh đó, cịn xem xét mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định chọn trường của học viên. Ngoài ra, nghiên cứu này cịn phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, thu nhập, tình trạng hơn nhân,…) đến quyết định chọn trường của học viên. Dựa vào cơ sở lý thuyết hành vi người tiêu dùng và tổng kết các nghiên cứu trước đây, tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên (trình bày trong chương 2).
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong đề tài là phương pháp hỗn hợp, bao gồm cả định tính và định lượng, và nghiên cứu gồm có hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai nghiên cứu, nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm, 2 nhóm được xây dựng, một nhóm gồm 10 học viên ngành quản trị kinh doanh và một nhóm là 10 học viên ngành tài chính – ngân hàng. Một nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp với một mẫu n = 100, đánh giá sơ bộ thang đo bằng phương pháp độ tin cậy cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Bước nghiên cứu này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung thành phần thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát 335 học viên cao học ngành quản trị kinh doanh và tài chính – ngân hàng. Bước nghiên cứu này kiểm định lại độ tin cậy cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó tiến hành phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết đã đề ra trong mơ hình.
Mục đích của chương này là tóm tắt các kết quả chính mà nghiên cứu đạt được, đồng thời chỉ ra những đóng góp của bài nghiên cứu, từ đó đưa ra các hàm
ý chính sách cho các trường đại học nhằm xây dựng các chiến lược phù hợp để thú hút các sinh viên có dự định học cao học. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
5.2. Kết quả chính và những đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu này xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu đã có trên thế giới, tuy nhiên đây có thể nói là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học. Thang đo do Ruth E.Kallio (1995) xây dựng tại trường Đại học Michigan của Mỹ được tác giả bổ sung và điểu chỉnh sao cho phù hợp với Việt Nam thông qua bước nghiên cứu định tính bằng thảo luận nhóm.
Mơ hình lý thuyết ban đầu bao gồm 5 thang đo: Nhóm tham khảo; đặc điểm của trường đại học; sở thích, khả năng của học viên; yếu tố liên quan đến công việc; môi trường xã hội của trường đại học và quyết định chọn trường đại học. Kết quả nghiên cứu định tính đã tách thang đo đặc điểm của trường đại học thành 3 thang đo: đặc điểm cố định của trường đại học, danh tiếng của trường đại học và đặc điểm của chương trình học; tách thang đo yếu tố liên quan đến công việc thành 2 thang đo: kỳ vọng của học viên và yếu tố liên quan đến công việc. Cuối cùng, 10 thang đo cùng 39 biến quan sát được đưa vào nghiên cứu sơ bộ, sau bước nghiên cứu sơ bộ đã loại 3 thang đo (đặc điểm cố định của trường đại học, đặc điểm của chương trình học và yếu tố liên quan đến công việc). Nghiên cứu chính thức với 6 thang đo và 20 biến quan sát, mẫu trong nghiên cứu chính thức là n = 335. Các thang đo được đưa vào nghiên cứu chính thức đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép, tuy nhiên một biến trong thang đo kỳ vọng của học viên bị loại do trọng số không nằm trong giá trị cho phép. 6 thang đo (Nhóm tham khảo; danh tiếng của trường đại học; Sở thích, khả năng của học viên; kỳ vọng của học viên; môi trường xã hội của trường đại học và quyết định chọn
trường đại học) cùng 19 biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu này có những ý nghĩa sau đây:
Một là, về phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này có thể là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo trong vấn đề xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đối với đối tượng là học viên sau đại học.
Hai là, kết quả nghiên cứu này cho thấy khi quyết định chọn trường đại học để học cao học, các học viên bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi danh tiếng của trường đại học, tiếp theo là khả năng, sở thích của học viên và cuối cùng là mơi trường xã hội của trường đại học. Điều này gợi ý cho các trường đại học đã, đang và sẽ đào tạo cao học có những chiến lược phù hợp trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh trường, đồng thời phát triển, đào tạo đội ngũ giảng viên mạnh cả về số lượng và chất lượng nhằm thu hút người học. Đối với các trường đại học đã có uy tín, thương hiệu thì tiếp tục phát huy thế mạnh này để làm nền tảng trong việc xây dựng và hoàn thiện các mặt khác sao cho phát triển đồng bộ; đối với các trường đại học bắt đầu đào tạo cao học hoặc đã đào tạo nhưng chưa thật sự xây dựng được uy tín, thương hiệu đối với người học thì kết quả nghiên cứu này có thể là cơ sở để các trường xây dựng chiến lược phát triển sao cho phù hợp. Theo kết quả nghiên cứu này thì thang đo đặc điểm cố định của trường đại học (vị trí, cơ sở vật chất,..) bị loại ngay từ bước nghiên cứu sơ bộ, điều này khơng có nghĩa là vị trí, cơ sở vật chất và trang thiết bị, … không ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên mà do hiện nay đa phần các cơ sở học tập của các trường đại học không tập trung, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học vẫn chưa đạt chuẩn, theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010 thì có trên 50% các trường đại học và cao đẳng cơng lập có cơ sở vật chất dưới chuẩn; cũng theo khảo sát này thì trong số 172 thư viện truyền thống của gần 200 trường đại học, cao đẳng thì chỉ có 38% thư viện áp dụng các tiêu chuẩn thư viện hiện có của Việt Nam hoặc thế giới, 39,3% số trường được khảo sát có thư
viện điện tử song hầu hết chưa đáp ứng nhu cầu truy cập, trung bình 175 sinh viên mới có một máy, số bản tài liệu/sinh viên cũng rất thấp. Do tình trạng chung của các trường đại học nên việc chọn trường chưa bị ảnh hưởng bởi đặc điểm cố định của trường đại học.
Thứ 3, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý cho các trường đại học nói chung và trường đại học có đào tạo cao học nói riêng, khi xây dựng chiến lược phát triển trường cần phải phát triển đồng bộ từ cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, đến chương trình đào tạo, …sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
Thứ 4, kết quả kiểm định T-test và ANOVA cho thấy khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân và mức thu nhập khi quyết định chọn trường. Điều này có nghĩa là tác động của các yếu tố danh tiếng của trường đại học, nhóm tham khảo, Sở thích, khả năng của học viên, kỳ vọng của học viên và môi trường xã hội của trường đại học là như nhau trên các yếu tố nhân khẩu học.
Cuối cùng, nghiên cứu này cũng góp phần đóng góp về mặt khoa học cho các nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu nên nghiên cứu sơ bộ với mẫu nhỏ trước để tránh việc tạo ra các yếu tố giả khi nghiên cứu chính thức với một mẫu lớn hơn.
5.3. Kiến nghị
Dựa vào đặc điểm của đào tạo sau đại học và kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
5.3.1. Xác định đối tượng người học
Theo kết quả thống kê thì trong 335 người trả lời hợp lệ có 256 người trong độ tuổi từ 22 đến dưới 30 tuổi (76.4%), 79 người trên 30 tuổi (23.6%), trong số này có 103 người đã lập gia đình (30.7%), 232 người còn độc thân (69.3%). Kết quả thống kê mơ tả cũng cho thấy, có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ
lệ người đã có việc làm và những người chưa có việc làm, trong 335 người trả lời hợp lệ, có 312 người đã đi làm, chiếm tỷ lệ 93.1%, 6.9% chưa đi làm, trong đó, chủ yếu là cán bộ, viên chức nhà nước (109 người) và nhân viên công ty (182 người). Về mức thu nhập, đa số những người được hỏi có mức thu nhập trong khoảng từ 5 đến 10 triệu. Điều này cho thấy, đa số những người đi học cao học là những người có độ tuổi dưới 30, chưa có gia đình, đã đi làm và có mức thu nhập trung bình từ 5 đến dưới 10 triệu. Từ các đặc điểm này, giúp các trường đại học định hướng được đối tượng học viên và xây dựng chương trình học phù hợp nhằm thu hút đối tượng trên 30 tuổi, đã lập gia đình.
5.3.2. Xây dựng và khẳng định hình ảnh, thương hiệu trường
Theo kết quả khảo sát thì danh tiếng của trường đại học tác động mạnh nhất đến quyết định chọn trường của học viên, hơn nữa kết quả thống kê mô tả (phụ lục 7) cho thấy học viên đánh giá các thành phần danh tiếng của trường đại