Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu:

4.3.2 Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của

STT Giả thuyết Kết quả

1 H1: Yếu tố mơi trường kiểm sốt tác động cùng

chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp nhận giả thuyết

2 H2: Yếu tố đánh giá rủi ro tác động cùng chiều

với sự hữu hiệu của HTKSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp nhận giả thuyết

3 H3: Yếu tố hoạt động kiểm soát tác động cùng

chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp nhận giả thuyết

4 H4: Yếu tố thông tin và truyền thông tác động

cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp nhận giả thuyết

5 H5: Yếu tố giám sát tác động cùng chiều với sự

hữu hiệu của HTKSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp nhận giả thuyết

6 H6: Yếu tố thể chế chính trị tác động cùng chiều

với sự hữu hiệu của HTKSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp nhận giả thuyết

4.3.2 Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB HTKSNB

- Biến môi trường kiểm sốt (MT) có hệ số 0.437, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “mơi trường kiểm sốt” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.437 điểm. Kết quả này cho thấy một môi trường kiểm soát lành mạnh (bao gồm: tính trung thực và các giá trị đạo đức của ban lãnh đạo và nhân viên trong các ngân hàng, cơ cấu tổ chức trong các ngân hàng hợp lý, chính sách nhân sự hiệu quả) sẽ là nền tảng để HTKSNB trong các ngân hàng đạt được sự hữu hiệu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016). Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới sự hữu hiệu là lớn nhất, khác với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (mức độ ảnh hưởng thấp nhất). Điều này có thể lý giải là do mơi trường kiểm sốt tại các ngân hàng thương mại tại Bình Thuận trung thực và lành mạnh, ít chịu sự chi phối của các nhân tố khác.

- Biến đánh giá rủi ro (DG) có hệ số 0.249, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu

của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “đánh giá rủi ro” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.249 điểm. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là thấp nhất trong số sáu yếu tố được đo lường. Kết quả này cho thấy việc đánh giá rủi ro tại các ngân hàng thương mại tại Bình Thuận chưa được thực hiện tốt bao gồm xác định, nhận dạng, phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro có tác động quan trọng đến việc nâng cao sự hữu hiệu của HTKSNB.

- Biến hoạt động kiểm sốt (HD) có hệ số 0.318, quan hệ cùng chiều với sự hữu

hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác khơng đổi, khi yếu tố “hoạt động kiểm sốt” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.318 điểm. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến sự hữu hiệu của HTKSNB chiếm 16.4%, đứng thứ ba trong số sáu yếu tố được đo lường. Kết quả này cho thấy các hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên và hiệu quả bao gồm soát xét của các nhà quản lý cấp cao, soát xét của các nhà quản lý cấp trung gian, kiểm sốt q trình xử lý thơng tin trong ngân hàng, kiểm soát vật chất trong ngân hàng sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM. Kết

quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016). Các hoạt động kiểm soát cần được gia tăng và phải được cải tiến thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu quản lý của các NHTM.

- Biến thơng tin và truyền thơng (TT) có hệ số 0.371, quan hệ cùng chiều với sự

hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “thông tin truyền thông” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.371 điểm. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến sự hữu hiệu của HTKSNB đứng thứ hai trong số sáu yếu tố được đo lường, chiếm tỷ trọng 19.2%. Kết quả này cho thấy thông tin hỗ trợ cho việc điều hành, kiểm soát và cách thức truyền thơng trong doanh nghiệp có hiệu quả, đáp ứng u cầu quản lý bao gồm: thông tin được cung cấp chính xác, thơng tin được cung cấp kịp thời, công tác tác truyền thông trong nội bộ, cơng tác truyền thơng ra bên ngồi sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (mức độ ảnh hưởng chiếm tỷ trọng 12.5%, xếp thứ ba trong tổng số bảy yếu tố được đo lường). Nâng cao chất lượng thông tin trong ngân hàng cũng như cũng như xây dựng cách thức truyền thông là một giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB, đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kịp thời, chính xác và hiệu quả của nhà quản lý các ngân hàng.

- Biến giám sát (GS) có hệ số 0.291, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của

HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “giám sát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.291 điểm. Quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên bao gồm: giám sát thường xuyên các hoạt động trong ngân hàng, giám sát định kỳ các đối tượng thực hiện bên trong ngân hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNB. Công tác này giúp cho HTKSNB luôn được kiểm tra và cải tiến liên tục để đảm bảo các hoạt động của ngân hàng được kiểm soát một cách chặt chẽ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016). Gia tăng cơng tác giám

sát bên trong và bên ngồi đối với ngân hàng là giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu đối với HTKSNB của các NHTM.

- Biến thể chế chính trị (CT) có hệ số 0.269, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu

của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “thể chế chính trị” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.269 điểm. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến sự hữu hiệu của HTKSNB đứng thứ năm trong số sáu yếu tố được đo lường, chiếm tỷ trọng 13.9%. Kết quả này chỉ ra rằng hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành một chế độ chính trị ổn định bao gồm: ổn định chính trị, hiệu quả của chính quyền, trách nhiệm giải trình chính sách, kiểm sốt tham nhũng sẽ góp phần tạo nên sự hữu hiệu của HTKSNB trong các ngân hàng. Đặc biệt, đối với nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (Mức độ ảnh hưởng chiếm tỷ trọng 11.5% đứng thứ tư trong số bảy yếu tố được đo lường).

Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở Bảng 4.10

Bảng 4.10. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

STT Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng Thứ tự ảnh hưởng

1 Mơi trường kiểm sốt (MT) 0.437 22.6% 1

2 Đánh giá rủi ro (DG) 0.249 12.9% 6

3 Hoạt động kiểm soát (HD) 0.318 16.4% 3

4 Thông tin và truyền thông

(TT)

0.371 19.2% 2

5 Giám sát (GS) 0.291 15.0% 4

6 Thể chế chính trị (CT) 0.269 13.9% 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả đã nêu rõ thực trạng của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung cũng như thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và những ngun nhân cịn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhìn chung, sau giai đoạn tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên sự hữu hiệu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mơ hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tai các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ở chương 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 76 - 81)