Một số đề xuất nhằm nhằm nâng cao sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Một số đề xuất nhằm nhằm nâng cao sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

5.2.1 Đối với Mơi trường kiểm sốt

Nhìn chung, Mơi trường kiểm sốt là yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, do đó, cần tập trung các giải pháp nhằm cải thiện mơi trường kiểm sốt ở mức tốt nhất, cụ thể:

- Các ngân hàng nên thường xuyên mở các lớp học đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, giúp nhân viên bắt kịp với những thay đổi về quy trình thực hiện cơng việc, cũng như các sản phẩm dịch vụ mới thơng qua hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tuyến qua mạng hoặc các buổi toạ đàm qua cầu truyền hình, …

- Yêu cầu mỗi nhân viên phải tự hoàn thiện bản thân, đưa ra các tiêu chuẩn để nhân viên phấn đấu đạt được trình độ chun mơn theo u cầu.

- Xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức, nội quy lao động, văn hoá ngân hàng, quy tắc ứng xử của nhân viên trong ngân hàng cũng như ngồi ngân hàng

- Bên cạnh đó, ban lãnh đạo ngân hàng cần giữ đạo đức cá nhân lịch sự, hồ nhã, tơn trọng nhân viên, nhất là đối với những nhân viên giỏi, cần phải có cách ứng xử hợp lý nhằm giúp ngân hàng duy trì nguồn nhân lực. Ban lãnh đạo cũng cần phân công đúng người, đúng năng lực, đánh giá năng lực của nhân viên cần dựa trên bảng mô tả công việc đã xây dựng sao cho phù hợp; giao đúng việc sẽ giúp nhân viên phát huy được năng lực của mình, giúp nhân viên làm việc có năng suất, hiệu quả, từ đó tạo ra động lực cũng như sự hứng thú trong công việc cho nhân viên. Ngồi ra, ngân hàng nên có chính sách luân chuyển vị trí cơng việc, giúp nhân viên mở rộng kiến thức nghiệp vụ và có thể đảm nhiệm thêm bất kì cơng việc nào khi cần thiết.

- Ngân hàng nên trả lương dựa vào mức độ hồn thành cơng việc của mỗi nhân viên, điều này sẽ tạo động lực, giúp nhân viên cố gắng tối đa phát huy năng lực bản thân nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu được giao. Đề làm được điều này, ban lãnh đạo ngân hàng cần cân nhắc để xây dựng quy chuẩn đánh giá nhân viên phù hợp, hợp lí nhất với từng nhân viên, cũng như phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng, nếu không sẽ dẫn đến phản ứng ngược, làm nhân viên mất động lực vì mục tiêu quá xa rời thực tế, về lâu dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến ngân hàng.

- Đối với vấn đề nhập và khai thác thông tin trên hệ thống: bộ phận công nghệ thông tin phải thường xuyên nâng cấp phần mềm máy tính, cập nhật các chương trình hệ thống, khắc phục lỗi và sự cố, đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu, đáp ứng nhu cầu báo cáo, cung cấp thông tin nhanh và kịp thời, giúp người sử dụng thuận tiện trong việc tra cứu, đối chiếu và nắm bắt kịp thời các quy định của ngân hàng.

- Đối với vấn đề truyền thông: các ngân hàng cần chú trọng tới việc phản hồi của các khách hàng cá nhân, tổ chức đến giao dịch tại ngân hàng; xây dựng thùng thư góp ý, đường dây nóng nhằm giúp hỗ trợ, xử lý vướng mắc cho khách hàng một cách nhanh nhất.

5.2.3 Đối với Hoạt động kiểm soát

- Tăng cường hiệu quả của các hoạt động kiểm soát

Hiện nay, chúng ta vẫn còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính và dựa vào ý chí chủ quan của người đánh giá như: số lượng biên bản, kết luận; số lượng sai phạm đã phát hiện, số lượng ý kiến đề xuất,... Vì vậy, để tăng cương hiệu quả của các hoạt động kiểm sốt, địi hỏi nhà quản lý phải đổi mới tư duy trong việc xây dựng các tiêu thức đánh giá kết quả của hoạt động kiểm soát nội bộ theo hướng xây dựng bảng tiêu chí chấm điểm về mức độ thực hiện. Ở các ngân hàng thương mại hiện nay, kiểm soát nội bộ chỉ mới quan tâm đến sự tuân thủ và tính đầy đủ của các hồ sơ tài liệu mà quên quan tâm đến các khía cạnh khác của kiểm sốt nội bộ như đánh giá rủi ro, đánh giá các chính sách, đánh giá các thủ tục kiểm sốt. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của kiểm soát nội bộ cần thay đổi nâng cao chất lượng các phương pháp kiểm sốt. Ngồi ra cịn cần phải cập nhật văn bản, chính sách, chế độ một cách thường xuyên để đảm bảo rằng các hoạt động kiểm sốt nội bộ của đơn vị khơng bị lạc hậu, lỗi thời so với thời đại.

- Đảm bảo sự tham gia của Hội đồng quàn trị vào hoạt động kiểm soát nội bộ

Các ngân hàng thương mại thường giao trách nhiệm kiểm sốt cho các nhà quản lý, thơng qua việc Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường chỉ báo cáo cho cấp quản lý cao hơn chứ không báo cáo trực tiếp đến Hội đồng quản trị. Với việc khơng có đủ mức

độ độc lập cần thiết, bộ phận kiểm sốt nội bộ sẽ khơng thể đưa ra được các nhận định khách quan nhất về hoạt động của toàn thể tổ chức. Hơn nữa, điều này cũng khiến các thông tin mà Hội đồng quản trị nhận được bị tác động bởi ý chí của các nhà quản lý, dẫn đến các đánh giá bị sai lệch. Vì vậy, để quy trình kiểm sốt nội bộ được thực hiện có hiệu quả, thành viên Hội đồng quản trị cần phải đóng vai trị tích cực hơn trong việc xem xét các báo cáo kiểm sốt, từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn và kịp thời để xử lý khi xảy ra vấn đề.

5.2.4 Đối với Giám sát

- Để các nhân viên ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu chung của đơn vị, ban lãnh đạo phải tăng cường và nâng cao công tác kiểm tra giám sát nội bộ trên các lĩnh vực nghiệp vụ, phát hiện những điểm chưa hợp lý, bất cập của hệ thống và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị nhằm chủ động phát hiện, cảnh báo ngăn ngừa những sai phạm trong công tác quản lý tại ngân hàng.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra bằng cách xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát về nghiệp vụ hàng tháng, hàng quý. Những tồn tại, lỗi phát hiện được trong quá trình kiểm tra cần được ban lãnh đạo đánh giá nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục, sau đó sẽ thơng báo đến các phịng ban có liên quan để từng cá nhân lưu ý, rút kinh nghiệm, khơng để xảy ra các sai sót tương tự.

5.2.5 Đối với Thể chế chính trị

- Tiếp tục thực hiện những giải pháp đồng bộ để giữ vững ổn định chính trị song song với ổn định kinh tế nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh và an toàn

- Nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế

- Tăng cường trách nhiệm giám sát của Quốc hội để giám sát việc ban hành, thực thi các chính sách kinh tế, xã hội, tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế

- Kiềm chế và kiểm soát chặt vấn nạn tham nhũng trong bộ máy hành chính cơng. Cơng khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục để hạn chế tham nhũng.

5.2.6 Đối với Đánh giá rủi ro

- Điều chỉnh quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời

Để đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả, các ngân hàng thương mại cần thiết lập các mục tiêu kiểm sốt, khơng vì lợi ích ngắn hạn trước mắt như khả năng sinh lời cao của một số khoản vay hay đầu tư mà xao lãng việc đánh giá rủi ro đầy đủ và soát xét liên tục các hoạt động. Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, hết sức nhạy cảm với sự biến động của môi trường kinh tế và phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường kinh doanh và các rủi ro bất thường khác với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải điều chỉnh quy trình đánh giá rủi ro khi mơi trường kinh doanh có sự thay đổi để ứng phó kịp thời với các rủi ro mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Chia sẻ kinh nghiệm trong hệ thống ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại cần phải tích cực trong việc thảo luận về các rủi ro và gian lận gặp phải, để học hỏi từ kinh nghiệm của mình cũng như của các ngân hàng khác. Từ đó, cả hệ thống ngân hàng sẽ được hưởng lợi khi từng thành viên cải thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ của mình nhờ những bài học thu được từ việc chia sẻ kinh nghiệm. - Những trợ giúp mang tính kỹ thuật từ bên ngoài ngân hàng

Các ngân hàng thương mại có thể mời các chun gia từ bên ngồi tư vấn thiết kế và hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ của ngân hàng. Thơng thường, một bên thứ ba sẽ dễ dàng xác định được những thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ hơn là những

người đang vận hành hệ thống đó, vì vậy việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ khách quan và trung thực hơn. Việc th kiểm tốn độc lập là các cơng ty “Big Four” danh tiếng cũng như thuê các tổ chức tư vấn quản trị rủi ro nước ngoài đang dần trở nên phổ biến, cho thấy nỗ lực hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)