.Cơng ty kiểm tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 40)

Tầm quan trọng của việc lựa chọn công ty kiểm toán đã được nghiên cứu bởi DeAngelo (1981). Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra rằng các cơng ty kiểm tốn lớn sẽ quan tâm đến danh tiếng của họ nhiều hơn là những cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ. Do đó, họ sẽ chú trọng đến chất lượng kiểm toán nhiều hơn. Việc lựa chọn công ty kiểm toán cũng ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin tài chính. Cơng ty kiểm tốn càng có tiếng thì mức độ cơng bố thơng tin tài chính càng cao. Những cơng ty kiểm tốn có tiếng được đề cập đến là các cơng ty kiểm tốn thuộc Big 4. Big 4 là tên gọi chung của bốn cơng ty kiểm tốn nổi tiếng có mạng lưới khắp các quốc gia trên thế giới, bao gồm: KPMG, Deloitte, Pricewaterhousecopper, Ernst & Young.

H2: Nếu báo cáo tài chính được kiểm tốn bới cơng ty kiểm tốn BIG 4 thì mức độ cơng bố thơng tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ cao hơn.

Nhân tố này được đo lường bằng biến định danh. Nghĩa là mỗi loại công ty kiểm toán sẽ được gắn với một số quy ước. Ở đây, người viết sẽ phân thành hai loại cơng ty kiểm tốn như sau: Cơng ty kiểm tốn khơng phải là Big4 và cơng ty kiểm tốn thuộc Big4. Đối với những cơng ty kiểm tốn khơng thuộc Big 4 sẽ ứng với số 0. Ngược lại, những cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 sẽ ứng với số 1. Phương pháp này đã áp dụng trong các nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2007), Khaled Dahawy (2009) và một số nghiên cứu tại Việt Nam như nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Lan Phương (2014), Nguyễn Thị Thu Thảo (2015).

3.3.3. Chỉ số tài chính của ngân hàng:

Trong lý thuyết chi phí sở hữu có đề cập rằng những cơng ty có lợi nhuận càng cao hoặc tỷ lệ địn bẩy tài chính càng cao thì mức độ cơng bố thơng tin tài chính càng cao. Nguyên nhân là do những công ty này muốn thu hút nhà đầu tư và khách hàng nhằm nâng cao lợi nhuận nhiều hơn trước. Đối với ngân hàng thương mại cũng vậy – đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Việc cơng bố thơng tin tài chính khi lợi nhuận và tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng sẽ thu hút được nguồn vốn từ nhiều nơi, đẩy mạnh hoạt động tín dụng và tạo được niềm tin ở phía các chủ nợ ( hay cịn gọi là người cho vay). Hơn nữa, việc nổ lực cơng bố thơng tin tài chính cịn giúp làm giảm chi phí giám sát của chủ nợ và tạo lịng tin ở họ.

Vì những lý do trên giả thuyết được đặt ra là:

H3: Mức sinh lời càng cao thì mức độ cơng bố thơng tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần càng cao

Mức độ sinh lời sẽ được đo lường qua hai chỉ số tài chính tiêu biểu là ROA ( Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu) được dùng để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng

và chỉ số ROE ( Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) dùng để đo lường khả năng sử dụng vốn của ngân hàng để sinh lợi như thế nào.

ROA = Lợi nhuận trước thuế

Tổng tài sản bình quân 𝑥 100%

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân 𝑥 100%

Ngoài ra, khoản mục nợ phải trả trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tương đối trọng yếu. Do đó, việc cơng bố thơng tin tài chính đóng vai trị quan trọng vì điều này tạo niềm tin ở các chủ nợ ( người cho vay). Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ cơng bố thơng tin tài chính cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ nợ, tạo niềm tin và thu hút vốn từ những nguồn khác. Gỉa thuyết được đặt ra là:

H4: Địn bẩy tài chính có tác động thuận chiều đến việc cơng bố thơng tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần

Đối với nhân tố địn bẩy tài chính, người nghiên cứu sẽ sử dụng chỉ số địn bẩy tài chính để đo lường. Cơng thức như sau:

Địn bẩy tài chính = Tổng nợ phải trả

Tổng vốn chủ sở hữu

3.3.4. Tình trạng niêm yết

Theo nghiên cứu Khaled Dahawy (2009), tác giả cho rằng việc công bố thơng tin tài chính tại các doanh nghiệp có xu hướng bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khốn. Điều này có nghĩa là những công ty hoạt động trên thị trường chứng khoán quốc tế sẽ chịu nhiều áp lực trong việc công bố thông tin tài chính hơn so với những cơng ty khác.

Điều này cũng tương tự trong lĩnh vực ngân hàng. Theo lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết tín hiệu, những ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khốn sẽ có chi phí ủy nhiệm cao. Do đó, để làm giảm chi phí ủy nhiệm này, các ngân hàng thương mại cổ phần phải nổ lực cơng bố thơng tin tài chính cụ thể và chi tiết để làm giảm đi chi phí giám sát của hội đồng quản trị. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cũng dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng, tạo niềm tin cho các chủ nợ hơn là các ngân hàng không niêm yết. Giả thuyết được đặt ra là:

H5: Tình trạng niêm yết có tác động thuận chiều đến mức độ cơng bố thơng tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần

Yếu tố tình trạng niêm yết cũng là một nhân tố định danh giống như yếu tố Công ty kiểm toán. Như vậy, người viết cũng sẽ tiến hành phân loại yếu tố này thành hai dạng như sau: Ngân hàng niêm yết và ngân hàng khơng niêm yết. Từ đó, người viết đặt giá trị uy ước lần lượt như sau: Đối với những ngân hàng có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được quy ước là 1 và những ngân hàng không niêm yết được quy ước là 0. Cách đo lường này được áp dụng trong nghiên cứu Lopes và Rodrigues (2007)

3.3.5. Hội đồng quản trị

Trong lý thuyết đại diện của Jensen và Mec-kling ( 1976) có nói rằng thơng tin bất cân xứng xảy ra giữa chủ sở hữu và người được ủy quyền. Điều này sẽ dẫn đến chi phí đại diện khi người sở hữu phải bỏ ra thêm chi phí vào các hệ thống kiểm sốt hoạt động quản lý của người ủy quyền. Một nghiên cứu khác của Fama (1983) cũng đã đề cập rằng các thành viên hội đồng quản trị sẽ làm giảm mâu thuẫn đại diện giữa chủ sở hữu và người được ủy quyền. Từ đó, thơng tin bất cân xứng cũng sẽ được giải quyết. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Barako et.(2006), Laksamana (2008), đã nêu ra được mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và việc công bố thông tin tài chính. Trong

rằng quy mơ hội đồng quản trị càng lớn thì nền tảng kiến thức càng lớn trong việc thực hiện vai trò cố vấn. Từ đó đạt được hiệu quả trong việc phân phối khối lượng công việc. Ngồi ra cũng có một số ý kiến cho rằng quy mơ hội đồng quản trị càng nhỏ thì việc quản lý và sử dụng thơng tin tài chính sẽ tốt hơn là những cơng ty có quy mơ hội đồng quản trị lớn.

Tóm lại, qua các nghiên cứu ta thấy rằng quy mơ hội đồng quản trị có tác động đến việc cơng bố thơng tin tài chính. Từ đó, ta đưa ra giả thuyết như sau:

H6: Quy mô hội đồng quản trị có tác động đến mức độ công bố thơng tin tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần.

Đối với nhân tố quy mô hội đồng quản trị, người viết sẽ tiến hành đo lường bằng việc căn cứ vào số lượng thành viên hội đồng quản trị được đăng trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3.3.6. Sở hữu cổ đơng nước ngồi

Trong nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2002) đã chỉ ra rằng mức độ sở hữu cổ đơng nước ngồi càng nhiều thì tỷ lệ cơng bố thơng tin tài chính của các cơng ty niêm yết Malaysia càng cao. Trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cũng vậy, các nhà đầu tư nước ngồi thường sẽ u cầu khắc khe trong việc cơng bố thơng tin tài chính hơn là các nhà đầu tư trong nước. Vì họ cần nắm nhiều thơng tin tài chính để ra quyết định đầu tư hoặc để hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Người viết đưa ra giả thuyết như sau:

H7: Số lượng sở hữu nước ngồi có tác động đến mức độ cơng bố thơng tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

Với yếu tố này, người viết sẽ căn cứ vào số lượng cổ đơng nước ngồi trong danh sách công bố trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam để đo lường

3.3.7. Lợi nhuận:

Tương tự như mức độ sinh lời, nhân tố lợi nhuận được xem xét trong nhiều các nghiên cứu trước đây như Singvi (1986), Wallace và Naser (1995) và Raffournier (1995). Với những đơn vị có lợi nhuận càng cao thì được sự quan tâm nhiều từ các cơ quan nhà nước và cơ quan quản lý. Do đó, những đơn vị này càng chú ý đến việc công bố thơng tin tài chính. Đồng thời, căn cứ vào lý thuyết tín hiệu thì những đơn vị có lợi nhuận càng cao thì các nhà quản lý càng muốn cơng bố thơng tin tài chính chi tiết để thu hút nhà đầu tư và khách hàng. Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau:

H8: Lợi nhuận càng cao thì cơng bố thơng tin tài chính càng cao

Nhân tố này được đo lường bằng chỉ số tài chính ROE

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân 𝑥 100%

3.3.8. Loại hình sở hữu

Theo nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2002) thì loại hình sở hữu nước ngồi tỷ lệ thuận với mức độ cơng bố thơng tin tại Malaysia. Điều này có nghĩa là những đơn vị nước ngồi có xu hướng cơng bố thơng tin tài chính nhiều hơn những đơn vị trong nước. Việc cơng bố thơng tin tài chính càng chi tiết thì giúp cho các nhà quản lý nước ngồi kiểm sốt hoạt động đơn vị dễ dàng hơn. Gỉa thuyết được đặt ra là:

H9: Số lượng cổ đơng nước ngồi càng nhiều thì cơng bố thơng tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam càng cao

Gỉa thuyết này được đo lường bằng tỷ lệ cổ đơng nước ngồi trên báo cáo thường niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)