CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
2.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Phan Thị Âu Châu (2008) với luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình huy động
vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp”,trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu đã phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Agribank – huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Trong nghiên cứu này đã phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Agribank trong 3 năm 2005-2007. Qua đó, tác giả đã đánh giá tình hình nợ quá hạn của các hộ sản xuất nông nghiệp gia tăng mặc dù doanh số thu nợ tăng lên. Sau khi phân tích được thực trạng đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cho chính quyền địa phương và cho chính ngân hàng Agribank huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Bùi Quang Hưng (2008) với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Seabank”, Học viện tài chính.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Seabank, trong đó tác giả đã chỉ ra một số tồn tại trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng như tập trung cho vay các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, còn hạn chế cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng Seabank như nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay, thực hiện dự trữ và thanh khoản theo chiến lược kết hợp, áp dụng công nghệ hiện đại.
Đàm Hồng Phương (2009) với luận văn tiến sĩ kinh tế “Nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Đại học kinh tế Quốc dân. Luận văn nghiên cứu về những vấn đề cơ
bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại . Trên cơ sở đó đã đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của 8 ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính đo lường bằng khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh của 8 ngân hàng. Ngoài ra, tác giả cũng đã xây dựng được hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các
ngân hàng thương mại tại Hà Nội, đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần.
Nguyễn Ngọc Thùy (2012) với Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy
động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Kỳ Hịa, thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Kinh tế - tài chính thành phố Hồ Chí
Minh. Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra những hạn chế còn tồn tại trong ngân hàng ACB chi nhánh Kỳ Hòa như cho vay tín chấp thấp, khơng có nhiều khách hàng mới, nợ xấu nhiều. Qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho ngân hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phạm Thị Kim Dung (2015) với luận văn thạc sĩ “Hiệu quả sử dụng vốn tại
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Hà Giang”, Trường Đại Học Kinh Tế. Luận văn nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử
dụng vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2014, bên cạnh đó tìm hiểu ngun nhân và những yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại BIDV – chi nhánh Hà Giang trong thời gian tới.
Như vậy, có thể nói việc vận dụng những phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của ngành ngân hàng ở Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại hay tại những địa phương cụ thể.
2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Donsyah Yudistira (2003) áp dụng phương pháp DEA và sử dụng mơ hình hồi quy OLS để xem xét các biến môi trường ảnh hưởng đến lợi nhuận của 18 ngân hàng thương mại của Islamic thời kỳ 1997-2000. Trong mơ hình DEA ba biến đầu vào được lựa chọn là chi phí nhân viên, tài sản cố định và tổng tiền gửi; và ba biến đầu ra gồm tổng cho vay, thu nhập ngoài lãi và tài sản có khơng sinh lời. Cịn các biến độc lập được lựa chọn trong mơ hình OLS để xem xét ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả toàn bộ của các ngân hàng bao gồm các biến phản ánh quy mô, khả năng sinh lời, biến phản ánh giữa hiệu quả và rủi ro, và một số các biến giả phản ánh loại hình sở hữu, vị trí địa lý. Tuy nhiên, hạn chế chính của
nghiên cứu đó là sử dụng mơ hình OLS để ược lượng các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến lợi nhuận, khi mà chỉ số lợi nhuận ước lượng được bị chặn giữa 0 và 1.
Xiaoqing Fu và Shelagh Hefferman (2005) sử dụng tiếp cận tham số với mơ hình hồi quy 2 bước để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu và hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng đến hiệu quả sử dụng vốn của khu vực ngân hàng của Trung Quốc thời kỳ 1985-2002. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các ngân hàng của Trung Quốc đang hoạt động ở dưới đường biên với hiệu quả đạt được khoảng 50- 60%. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng thương mại nhà nước và lợi nhuận của khu vực ngân hàng cao hơn ở giai đoạn đầu của thời kỳ cải cách khu vực này.
Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006) áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996 đến 2003. Trong mơ hình DEA để ước lượng các độ đo hiệu quả các tác giả đã lựa chọn ba biến đầu vào gồm có tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên kết quả của các độ đo hiệu quả ước lượng được các tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy Tobit để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng được lựa chọn trong nghiên cứu.
Delis, M. D., & Papanikolaou, N. I. (2009) với nghiên cứu“Determinants of bank efficiency: evidence from a semi-parametric methodology”, Managerial Finance, 35(3), 260-275. Nghiên cưu được thực hiện tại các ngân hàng ở 10 nước Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố qui mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, quản lý rủi ro, tổng đầu tư trên GDP, tỷ lệ lãi suất ngắn hạn tác động lên hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng
Mohammad Abu Sayeed, Piyadasa Edirisuriya and Mohammad Hoque (2009) với nghiên cứu “Impact of Asset and Liability Management on Profitability:
A Study on Public versus Private Commercial Banks in Bangladesh”, Accounting,
hàng ở Bangladesh. Kết quả phân tích cho thấy quản trị tài sản, quản trị nợ, cấu trúc thị trường, các yếu tố vĩ mô tác động lên khả năng sinh lợi từ vốn của ngân hàng.
Garza-Garcia, J. G. (2011) với đề tài “Determinants of bank performance in
Mexico: Efficiency or market power”, University of the West England, Centre for
Global Finance Working Paper Series. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố như : Rủi ro tín dụng, qui mơ ngân hàng, cho vay trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, mức độ vốn hóa của thị trường, mức độ tập trung của thị trường có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Mehico.
Zeitun, R. (2012) với nghiên cứu “Determinants of Islamic and conventional
banks performance in GCC countries using panel data analysis”. Global Economy
and Finance Journal. Tác giả phân tích dữ liệu tại 38 ngân hàng ở các nước Vùng Vịnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi ngân hàng, vốn chủ sở hữu, quy mô, tỷ số dự trữ trên cho vay, chi phí trên thu nhập, sở hữu nước ngồi, phát triển tài chính, GDP, lạm phát có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
Ayadi, N., & Boujelbene, Y. (2012) với nghiên cứu“The determinants of the
profitability of the Tunisian deposit banks”, IBIMA Business Review. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, sức mạnh vốn, qui mơ ngân hàng, tập trung thị trường, tổng tài sản/GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát có tác động đến khả năng sinh lời của vốn ngân hàng.
Qua tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích các biến số ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại có thể rút ra một số gợi ý trong việc lựa các biến đầu vào, đầu ra trong mơ hình đánh giá hiệu quả của ngành ngân hàng và tạo cơ sở cho việc xây dựng mơ hình của luận văn.
2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất 2.4.1 Mơ hình nghiên cứu và các biến
Mơ hình nghiên cứu:
YLN = α + β1BANKSIZE + β2TCTR + β3DRL+ β4ETA + β5LOANTA + β6NPL+ β7TRAD + ε
YLN là hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh qua chỉ số ROA.
BANKSIZE bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản được lấy làm biến đại diện cho quy mô của một ngân hàng thương mại.
TCTR: tổng chi phí/tổng doanh thu để phán ánh khả năng điều chỉnh mỗi quan hệ giữa tỷ lệ đầu ra đầu vào để đạt được mức hiệu quả.
DLR là tỷ lệ tiền gửi - cho vay - nhằm xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ này đến hiệu quả của tỷ lệ đầu vào so với đầu ra.
ETA: vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có nếu hệ số này lớn thì sẽ làm lợi nhuận trên vốn tự có tăng đồng thời nó cho biết việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu tăng làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các trái chủ của ngân hàng.
LOANTA là tỷ lệ vốn cho vay so với tổng tài sản có là chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng, nó cho biết phần tài sản có được phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém nhất. Bởi vậy, biến này phần nào đó cho biết năng lực quản trị ngân hàng của các nhà quản lý, theo theo Isik và Hassan (2003) lý giải thì nếu một ngân hàng thực hiện được nhiều khoản cho vay hợp lý sẽ làm cho chi phí hoạt động thấp hơn và cho phép ngân hàng này có thể dần dần tăng phần chia thị trường cho vay lớn hơn.
NPL = nợ quá hạn/tổng dư nơ cho vay, là chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, nếu tỷ lệ này cao có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản.
TRAD = tỷ lệ giữa thu về lãi/thu về hoạt động được đưa vào mơ hình nhằm nắm bắt các xu hướng thay đổi này trong chiến lược phát triển của các ngân hàng.
Bảng 2.1 Bảng tổng kết các biến trong mơ hình
Nhóm biến Ký hiệu Cách tính Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc
Tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản YLN Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
Biến độc lập
Quy mô BANKSIZE Logarit của Tổng tài sản (+)
Đầu ra – Đầu vào TRTC Tổng chi phí/Tổng doanh thu (-)
Tiền gửi – Cho vay DRL Tổng tiền gửi/Tổng cho vay (-)
Vốn chủ sở hữu/Tài
sản ETA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (+)
Rủi ro thanh khoản LOANTA Vốn cho vay/Tổng tài sản (+)
Rủi ro tín dụng NPL Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (-)
Xu hướng phát triển TRAD Thu lãi/Thu hoạt động (-)
Nguồn : Tác giả tổng hợp
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, các ngân hàng ở Việt Nam so với các ngân hàng ở các nước trong khu vực và trên thế giới thì được xếp vào loại vừa và nhỏ. Như vậy, chúng ta kỳ vọng rằng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng sẽ được cải thiện nếu quy mô của ngân hàng tăng.
Giả thuyết H1:Biến quy mơ ngân hàng (BANKSIZE) có quan hệ cùng chiều
đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
TCTR: tổng chi phí/tổng doanh thu để phán ánh khả năng điều chỉnh mỗi quan hệ giữa tỷ lệ đầu ra đầu vào để đạt được mức hiệu quả. Bởi vậy, tỷ lệ này càng nhỏ sẽ cho chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
Giả thuyết H2: Biến TCTR có quan hệ ngược chiều với hiệu quả sử dụng
vốn của ngân hàng.
DLR là tỷ lệ tiền gửi - cho vay - nhằm xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ này đến phi hiệu quả của tỷ lệ đầu vào so với đầu ra. Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng lợi
nhuận chủ yếu của các ngân hàng thương mại chính là chênh lệch giữa thu về lãi và chi về lãi. Vì vậy, một trong những cách thức làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là phải sử dụng tốt nguồn vốn huy động, bằng việc cho vay ra để tạo ra thu nhập từ lãi.
Như vậy, nếu tỷ lệ DLR cao điều này có nghĩa là ngân hàng đã không sử dụng tốt nguồn vốn huy động của nó và ngược lại thì ngân hàng đã sử dụng tốt vốn huy động của nó. Một ngân hàng sử dụng tốt vốn của nó tốt sẽ có số thu về lãi lớn hơn và hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn, vì vậy mối quan hệ giữa biến số này với độ đo hiệu quả có dấu kỳ vọng là âm. Biến này gần được Chin S.Ou, Chia Ling Lee và Chaur-Shiuh Young đưa vào đánh giá ảnh hưởng của nó tới hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Đài Loan.
Giả thuyết H3: Biến DRL có quan hệ ngược chiều với hiệu quả sử dụng vốn
của ngân hàng.
ETA: vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có nếu hệ số này lớn thì sẽ làm lợi nhuận trên vốn tự có tăng đồng thời nó cho biết việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu tăng làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các trái chủ của ngân hàng. Về mặt lý thuyết tỷ lệ này có thể ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến mức hiệu quả đồng thời nó được sử dụng để phản ánh những điều kiện quy định quản lý đối với ngân hàng.
Theo Berger và DeYoung (1997) khả năng thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng càng cao thì các khoản nợ xấu càng thấp và bởi vậy khơng cần thiết phải tăng chi phí để bù đắp cho các khoản cho vay này. Ngược lại, nếu tỷ lệ an tồn vốn thấp có thể tạo ra các hành vi rủi ro về đạo đức, bởi vì, khi biết ngân hàng mình có vấn đề trong khả năng thanh khoản nhưng vì lợi nhuận họ vẫn có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh và thực hiện các khoản đầu tư có rủi ro và dĩ nhiên trong ngắn hạn có thể các hoạt động này đem lại hiệu quả cho ngân hàng mặc dù có thể trong dài hạn họ phải trả giá cho những hậu quả vì các hành vi mạo hiển của mình.
Giả thuyết H4: Biến ETA có quan hệ cùng chiều với hiệu quả sử dụng vốn
LOANTA là tỷ lệ vốn cho vay so với tổng tài sản có là chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng, nó cho biết phần tài sản có được phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém nhất.
Bởi vậy, biến này phần nào đó cho biết năng lực quản trị ngân hàng của các nhà quản lý, theo theo Isik và Hassan (2003) lý giải thì nếu một ngân hàng thực hiện được nhiều khoản cho vay hợp lý sẽ làm cho chi phí hoạt động thấp hơn và cho