. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
.3 Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan
3.4 xuất mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu
3.4.1. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu bao gồm các biến được kế thừa từ ý tưởng của các nghiên cứu đi trước, có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam cũng như khả năng thu thập số liệu từ các nguồn đáng tin cậy. Từ đó tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu cho luận văn như sau:
- Biến phụ thuộc: Rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ số L3thể hiện tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sảnđể phản ánh rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN. Tỷ số này sẽ phản ánh được một cách chính xác rủi ro thanh khoản mà các ngân hàng đang đối m t vì tỷ lệ này càng cao sẽ làm cho số lượng tiền m t và tài sản thanh khoản của ngân hàng càng thấp do ngân hàng phải dùng tiền m t và tài sản thanh khoản để tài trợ cho việc thực hiện giải ngân cho các khoản vay đó dẫn đến làm tăng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.
- Các biến độc lập:
+ Các yếu tố nội tại: Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản,
Tỷ lệ nợ xấu, Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn, Số năm hoạt động của ngân hàng. Trong các biến nội tại ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM thì biến số năm hoạt động của ngân hàng là một biến mới mà tác giả đã quyết định thêm vào mơ hình nghiên cứu để đánh giá tác động của nó đến rủi ro thanh khoản. Theo lập luận của tác giả, những ngân hàng có nhiều năm hoạt động thì sẽ có khả năng đảm bảo thanh khoản tốt hơn những ngân hàng mới thành lập, có số năm hoạt động ít ỏi dẫn đến việc hạn chế được rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng.
+ Các yếu tố vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm phát. - ề xuất mơ hình nghiên cứu:
LIQit=β0 + β1TOAit + β2CAPit + β3ROEit + β4LDRit + β5NPLit +β6OLDit+ β7GDPt + β INF + ε
35
Trong đó:
- Biến phụ thuộc: LIQ thể hiện rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản.
- Biến độc lập:
+ Các yếu tố nội tại:
TOAit: Quy mô tài sản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) CAPit: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t)
ROEit: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) LDRit: Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của ngân hàng (i) tại thời điểm
(t).
NPLit: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t)
OLDit: Số năm hoạt động của ngân hàng (i) tính tại thời điểm (t)
+ Các yếu tố vĩ mô:
GDPit: Tăng trưởng kinh tế tại thời điểm (t)
INFit: Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm (t)
Bảng 2.3. Công thức tính các biến và kỳ vọng dấu
Biến Ký
hiệu Cơng thức tính
Kỳ vọng dấu
Rủi ro thanh khoản LIQ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản
Quy mô tài sản TOA Logarit Tổng tài sản - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP VCSH/Tổng tài sản - Tỷ lệ lợi nhuận ROE Lợi nhuận sau thuế/VCSH - Tỷ lệ cho vay trên huy động LDR Tổng cho vay/Huy động ngắn hạn +
36
Biến Ký
hiệu Cơng thức tính
Kỳ vọng dấu
Tỷ lệ nợ xấu NPL Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ + Số năm hoạt động của ngân
hàng OLD -
Tăng trưởng kinh tế GDP -
Tỷ lệ lạm phát INF +
(Nguồn: Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu)
3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày và các biến trong mơ hình nghiên cứu đã đề xuất, tác giả đưa ra các giả thiết như sau:
- Giả thuyết H1:Quy mơ tài sản có tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản. - Giả thuyết H2:Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với rủi ro thanh
khoản.
- Giả thuyết H3:Tỷ lệ lợi nhuận có tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản. - Giả thuyết H4:Tỷ lệ cho vay trên huy động có tác động cùng chiều với rủi ro thanh
khoản.
- Giả thuyết H5:Tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản.
- Giả thuyết H6:Số năm hoạt động của ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro
thanh khoản.
- Giả thuyết H7:Tăng trưởng GDPcó tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản. - Giả thuyết H8:Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản.
37
ƢƠ 4: ƢƠ T QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC Y U T Ả ƢỞ N RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN
ƢƠ I VIỆT NAM