Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 60)

. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

4 hƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy mơ hình tác động cố định (FEM) là phù hợp nhất đối với mơ hình nghiên cứu của luận văn với độ phù hợp (R-squared) của mơ hình

46

là 86 52% nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu của luận văn có thể giải thích được 86 52% sự biến thiên của biến phụ thuộc LIQ còn 13 48% sự biến thiên của LIQ có thể được giải thích bởi các biến khác mà luận văn chưa đề cập đến Kết quả hồi quy từ bảng 4.2 cho thấy:

- Quy mô ngân hàng (TOA): có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM với mức ý nghĩa 1% Khi Logarit tự nhiên của quy mô ngân hàng tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giảm đi 0,04%. Kết quả này đúng với giả thiết nghiên cứu của tác giả và nghiên cứu của Vodová (2011) cũng như tình hình thực tế hiện nay tại Việt Nam Kết quả ước lượng này cho thấy các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu có sự tăng trưởng tổng tài sản, trong đó có tài sản thanh khoản nhanh hơn so với tăng trưởng tín dụng do đó khi mở rộng quy mô sẽ khiến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giảm xuống, làm giảm rủi ro thanh khoản mà ngân hàng có thể g p phải.

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ

lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM nhưng không đạt mức ý nghĩa thống kê. Khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng thêm 1% sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giảm đi 0 17% Kết quả này đúng với giả thiết nghiên cứu của tác giả, kết quả nghiên cứu của tác giả Bonfim và Kim (2009) Như vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn lớn cho thấy ngân hàng ít có xu hướng mạo hiểm ưa thích rủi ro trong kinh doanh, chính vì vậy thường khơng có sự tăng trưởng tín dụng q nóng dẫn đến làm tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): có ảnh hưởng cùng chiều tỷ lệ dư

nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM nhưng không đạt mức ý nghĩa thống kê. Khi ROE tăng thêm 1% sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng thêm 0 11% Kết quả này trái với giả thiết nghiên cứu của tác giả. Kết quả này hàm ý rằng: khi ngân hàng hoạt động có hiệu quả sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động cho vay của mình, dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của dư nợ cho vay làm tăng rủi ro thanh khoản mà

47

ngân hàng phải đối m t Do đó biến phụ thuộc LIQ và ROE có mối quan hệ cùng chiều.

- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động ngắn hạn (LDR): có ảnh hưởng cùng chiều

với tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM với mức ý nghĩa 1% Khi tỷ lệ dư nợ trên huy động ngắn hạn tăng thêm 1% sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng thêm 0 638% Kết quả này đúng với giả thiết nghiên cứu của tác giả. Kết quả này cho thấy tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và huy động ngắn hạn của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là tương đương nhau chính vì vậy khi tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và huy động ngắn hạn sẽ làm cho tỷ lệ LDR và LIQ đều tăng lên và làm tăng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu (NPL): có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM với mức ý nghĩa 5% Khi tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 1% sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng thêm 0,88%. Kết quả này đúng với giả thiết nghiên cứu của tác giả và kết quả nghiên cứu của Vodová (2011). Kết quả này cho thấy nếu tình hình nợ xấu tăng cao thì các ngân hàng phải gia tăng việc trích lập dự phịng rủi ro theo quy định của NHNN khiến kết quả kinh doanh nhiều ngân hàng sẽ giảm mạnh và sẽ có khơng ít ngân hàng bị thua lỗ. Chính vì vậy để bù đắp cho những khoản thua lỗ của mình, các ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng cho vay để tìm kiếm lợi nhuận do đó càng làm tăng dư nợ cho vay lên trong khi ngân hàng lại khơng có nguồn tài chính để gia tăng tổng tài sản khiến cho khả năng thanh khoản bị giảm sút iều này dẫn đến gia tăng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.

- Số năm hoạt động của ngân hàng (OLD): có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ

dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM với mức ý nghĩa 1% Khi số năm hoạt động của ngân hàng tăng thêm 1 năm sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng thêm 0,015%. Kết quả này ngược với giả thiết nghiên cứu của tác giả. iều này chỉ ra rằng các ngân hàng có nhiều năm hoạt động sẽ d dàng mở rộng hoạt động cho vay của

48

mình thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn hơn các ngân hàng ít năm hoạt động Do đó làm cho tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cao hơn ây là một lợi thế của các ngân hàng hoạt động lâu năm tuy nhiên với số lượng lớn dư nợ cho vay như vậy các ngân hàng này cũng cần quản lý và kiểm soát tốt các khoản cho vay nếu không sẽ phải đối m t với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản lớn.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP): có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM nhưng không đạt mức ý nghĩa thống kê. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1% sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giảm đi 0 28% Kết quả này đúng với giả thiết nghiên cứu của tác giả và củaAspachs và cộng sự (2005). Kết quả này chỉ ra rằng trong thời kì kinh tế tăng trưởng sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện tốt để kinh doanh mang đến lợi nhuận cao từ đó sẽ d dàng trả nợ cho ngân hàng giúp ngân hàng gia tăng khả năng thanh khoản. Ngoài ra, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế tốt sẽ giúp gia tăng thu nhập của người dân làm tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nên các ngân hàng có thể d dàng huy động nguồn tiền gửi dồi dào giúp gia tăng khả năng thanh khoản. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng GDP cao sẽ giúp giảm rủi ro thanh khoản của các NHTM.

- Tỷ lệ lạm phát (INF): có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ dư nợ cho vay trên

tổng tài sản của các NHTM với mức ý nghĩa 1% Khi tỷ lệ lạm phát tăng thêm 1% sẽ làm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giảm đi 0 26% Kết quả này ngược với giả thiết nghiên cứu của tác giả, kết quả nghiên cứu của Vodová (2011), ng Quốc Phong (2012) iều này cho thấy, lạm phát cao sẽ làm cho các doanh nghiệp g p nhiều khó khăn trong kinh doanh, việc sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu về vay vốn sẽ bị giảm sút do đó các ngân hàng khó có thể mở rộng hoạt động cho vay của mình iều này làm giảm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng.

49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)