Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 61)

Chương 1 GIỚI THIỆU

7. Kết cấu của luận văn

4.4. Kết quả nghiên cứu

4.4.5. Thảo luận kết quả

Nghiên cứu cho thấy lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng, tăng trưởng GDP có tác động đến tỷ lệ nợ xấu, cụ thể:

- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận rịng trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả không phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H1. Kết ả này không phù hợp với kỳ vọng của tác giả khi lợi nhuận tăng đồng nghĩa với

rủi ro tăng cao, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu tăng. Ngược lại, ngân hàng chấp nhận lợi nhuận thấp thì rủi ro thấp và nợ xấu giảm.

- Tăng trưởng tín dụng (LG)

Kết quả nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa thống kê 1%.Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H2. Kết quả hồi quy từ mơ hình nghiên cứu nhất qn với các nghiên cứu của Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009), Louzis và cộng sự (2010), Ahlem S. M. và cộng sự (2013). Khi các NHTM thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận vốn vay dễ dàng, mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ cao, tỷ lệ nợ xấu thấp. Ngược lại, khi các NHTM giảm tăng trưởng tín dụng, các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn trong vay vốn, chi phí vay vốn cao, hiệu quả kinh doanh giảm, khả năng nợ nần tăng cao, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng.

- Quy mơ ngân hàng (SIZE)

Kết quả hồi quy tìm thấy quy mơ ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H3. Ngân hàng có quy mơ càng lớn thì lại có tỷ lệ nợ xấu thấp do các ngân hàng có quy mơ lớn thường đa dạng hóa được danh mục cho vay đồng thời sàng lọc khách hàng vay hiệu quả hơn, kỹ càng hơn, có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn so với các ngân hàng có quy mơ nhỏ.Bên cạnh đó, các ngân hàng nhỏ thường sẵn sàng cho vay dưới chuẩn để đổi lấy lợi nhuận cao và cạnh tranh thị phần, do đó làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Kết quả này giống với các nghiên cứu thực nghiệm của Rajiv Ranjan và Sarat Chandra Dhal (2003); Gunsel (2011).

- Tăng trưởng GDP (GDP)

Kết quả nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H5. Kết

quả này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của tác giả và các bài nghiên cứu trước của S Pasha và T Khemraj (2009); Louzis và cộng sự (2010); Nkusu (2011); Gunsel (2011); Ahlem S. M. và cộng sự (2013); Vítor Castro (2013). Tăng trưởng kinh tế càng cao thì nợ xấu càng giảm. Điều này được giải thích là do, khi kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động hiệ quuả, tăng khả năng thanh toán nợ ngân hàng làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế giảm, thu nhập của doanh nghiệp và hộ gia đình giảm, làm giảm khả năng trả nợ và rủi ro tín dụng sẽ tăng.

Tuy nhiên, khác với kết quả nghiên cứu trước, biến khơng có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ lạm phát (CPI). Điều này có thể là do trong giai đoạn nghiên cứu, mối quan hệ giữa yếu tố này với nợ xấu của các NHTM Việt Nam chưa thể hiện rõ.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam gồm: ROA, LG, SIZE và GDP.

Tóm tắt chương 4

Dựa trên cơ sở lý thuyết, chương 4 đã trình bày mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPL) và các biến độc lập bao gồm: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tăng trưởng tín dụng (LG), quy mơ ngân hàng (SIZE), tăng trưởng GDP (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Bằng mơ hình tác động cố định (REM) và phương pháp bình phương bé nhất (GLS), tác giả đã tìm ra được 4 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam gồm ROA, LG, SIZE và GDP.

Chương 5.GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

Giới thiệu chương 5

Chương 5 đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất đối với NHNN

trong việc điều hành chính sách nhằm ổn định hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)