Chương 1 GIỚI THIỆU
7. Kết cấu của luận văn
3.1. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng củahệ thống NHTM Việt Nam
3.1.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng
Bảng 3.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng trưởn g dư nợ tín dụng (%) 25.44 53.89 25.43 39.56 27.7 15.00 8.94 12.51 12.06 17.29 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của NHNN Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015) Qua Bảng 3.1, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng giảm liên tục trong giai đoạn 2006 – 2015.
Trong giai đoạn 2006 – 2007, tăng trưởng tín dụng q nóng, đỉnh điểm mức tăng tín dụng năm 2007 đạt kỷ lục gần 53.89% so với năm trước. Nguyên nhân là do các NHTM dễ dàng cho doanh nghiệp vay đầu tư vào bất động sản, đầu cơ chứng khoán và chấp nhận rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và dịng vốn nước ngồi chảy vào khá mạnh và nhanh khiến cung ngoại tệ tăng cao. NHNN phải bơm tiền ra để cân đối ngoại tệ làm gia tăng cung tiền, lạm phát và tỷ giá tăng cao, vốn đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản, gây mất cân đối kinh tế vĩ mơ.
Đến năm 2008, NHNN chuyển từ chính sách nới lỏng sang thắt chặt tiền tệ, cùng lúc đó, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến kinh tế trong nước cũng bị suy thoái, lạm phát giảm sâu, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh chỉ đạt 25.43% so với năm 2007, rủi ro tín dụng có nguy cơ tăng cao. Sang năm 2009, Chính phủ đã thực thi một số giải pháp nới lỏng tiền tệ thông qua hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp làm cho tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại, đạt 39.56% so với cuối năm trước.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn trong nền kinh tế vĩ mơ, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống và chỉ đạt mức 8.94% trong năm 2012, rủi ro tín dụng có xu hướng tăng nhanh trở lại.
Trong giai đoạn 2013 – 2015, kinh tế thế giới trên đà phục hồi, kinh tế trong nước dần ổn định, lạm phát thấp, tăng trưởng GDP cao. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực tăng nhẹ từ mức 12.51% (năm 2013) lên mức 17.29% (năm 2015).
Như vậy, thông qua thực trạng tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, có thể thấy được rủi ro tín dụng có xu hướng biến động liên tục và tăng cao trong các năm 2008 và 2012. Từ năm 2012 trở đi, rủi ro tín dụng có xu hướng giảm, cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đã nỗ lực hết sức trong việc thực hiện giải pháp tăng trưởng tín dụng bền vững và kiểm sốt rủi ro tín dụng tốt.
3.1.2. Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ nợ
xấu (%)
3.0 2.0 3.5 2.2 2.6 3.4 4.08 3.61 3.25 2.55
Cuối năm 2007, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm xuống đạt mức 2.0% so với mức 3% trong năm trước.
Đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng mạnh đạt mức 3.5%. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng mạnh là do, trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng bùng nổ năm 2007, các NHTM Việt Nam đã tập trung cho vay quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư chứng khoán và tiêu dùng. Khi nền kinh tế thế giới suy thoái năm 2008, giá cả nguyên vật liệu và xăng dầu tăng cao, Chính phủ đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế tăng trưởng nóng, kiềm chế lạm phát và giảm cung tiền. Lúc này thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh, các nhà đầu tư và doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khơng thể hoàn trả nợ cho các ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng cao.
Sang năm 2009, nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ và gói hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ, các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn vay để phục hồi sản xuất kinh doanh, hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 2.2% vào cuối năm.
Từ năm 2010 – 2012, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng nhanh, đỉnh điểm lên đến 4.08% vào năm 2012. Nguyên nhân là do lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng nóng ở năm 2009, Chính phủ phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, siết chặt cấp tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, lãi suất cho vay tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt dẫn đến ngân hàng không thu hồi được nợ. Bên cạnh đó, dù NHNN đã yêu cầu hạn chế tăng trưởng tín dụng quá cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn tăng liên tục, các NHTM lại khơng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ vì mục đích tăng lợi nhuận, giám sát các khoản vay không chặt chẽ, quản trị rủi ro yếu làm cho tình hình nợ xấu càng thêm khó khăn hơn.
Kể từ năm 2013 đến năm 2015, Chính phủ quyết liệt trong việc thực thi Đề án 254 tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng. Trong năm 2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại tài sản và trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đồng thời thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC) vào cuối tháng 6 nhằm mục đích mua bán nợ xấu với các ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng đã tăng cường cơng tác trích lập dự phịng, bán nợ xấu cho VAMC dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm rõ rệt từ mức 4.08% năm 2012 về mức 2.55% cuối năm 2015, đạt chỉ tiêu dưới 3% của Chính phủ đề ra.
Như vậy, qua thống kê tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015, có thể thấy được nợ xấu ngành ngân hàng có sự biến động liên tục. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những biện pháp nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và giám sát tín dụng chặt chẽ, đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu để ổn định và phát triển bền vững hơn.
3.1.3. Dự phịng rủi ro tín dụng
Bảng 3.3. Dự phịng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Dự phịng rủi ro tín dụng (%) 0.83 0.60 1.18 1.01 1.17 1.30 1.70 1.53 1.48 1.51
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của NHNN Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015) Qua bảng 3.3, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm từ tỷ lệ 0.83% trong năm 2006 lên mức 1.51% trong năm 2015. Đặc biệt năm 2012 là năm có tỷ lệ trích lập dự phịng cao
các ngân hàng trong những năm trước chưa trích lập đầy đủ nên năm 2012 phải bù vào khoản thiếu, bên cạnh đó, nợ xấu trong năm này tăng quá cao nên các ngân hàng phải tăng trích lập dự phịng để đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh hệ thống. Tình hình trích lập dự phịng tăng cao qua các năm cho thấy xu hướng gia tăng của rủi ro tín dụng, mặc dù có giảm nhẹ vào năm 2007 và năm 2009 nhưng đến năm 2012 lại tăng mạnh gấp hai lần so với năm 2006. Kể từ năm 2012 trở đi, tình hình rủi ro tín dụng có cải thiện nhưng vẫn khơng rõ nét.
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam