VII. Nội dung nghiên cứu
3.3. Giải pháp hỗ trợ từ phía ban, ngành liên quan:
3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước:
3.3.1.1. Điều chỉnh các chính sách tín dụng phù hợp từng thời kỳ:
Trong hoạch định chính sách không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích của ngân hàng thương mại. Do đó, cần có các chính sách thích hợp điều chỉnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển ổn định.
3.3.1.2. Công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân hàng:
Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các ngân hàng thương mại có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm phát hiện qua thanh tra. Đồng thời, cần hoán đổi nhân viên thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng nhà nước để đảm bảo tính khách quan và tạo mơi trường nhân viên thanh tra kiểm tra nghiệp vụ, xử lý tình huống.
Ngân hàng nhà nước cần thể hiện rõ vai trị điều phối, có qui trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn, không quá phụ thuộc các báo cáo bằng văn bản. Sẵn sàng cho sáp nhập những ngân hàng yếu kém.
3.3.1.3. Nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin tín dụng của ngành:
Nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng ngành ngân hàng, Ngân hàng nhà nước cần ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC. Ngân hàng nhà nước phải có qui định chế tài khi các tổ chức tín dụng cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Bên cạnh đó, cần có qui định khen thưởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thơng tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng caochất lượng thông tin cung cấp. CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó, định kỳ hàng quý có thơng báo tồn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.
3.3.1.4. Yêu cầu các NHTM minh bạch thông tin:
Thực hiện minh bạch và cơng khai hố thơng tin. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng. Việc minh bạch và cơng khai hố thơng tin khơng chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ các NHTM.