Tỷ lệ các nhóm nợ xấu /tổng nợ xấu của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng, bằng chứng thực nghiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 42)

Trong cơ cấu nợ xấu của ACB thì các khoản nợ dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 30% và có xu hướng giảm trong các năm gần đây. Trong khi đó nhóm nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng và dạt mốc cao nhất là 2013, chiếm 65.45%. Đây là điều đã được dự báo trước, khách hàng vay vốn của ngân hàng có nguy cơ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng là rất cao do tác động của khủng hoảng kinh tế. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần đưa ra các biện pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu

như bán lại nợ có khả năng mất vốn cho Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và gia tăng các khoản trích dự phịng để phòng ngừa rủi ro.

Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu là do: (i) Thay đổi định nghĩa về nợ quá hạn, cụ thể chỉ còn 3 loại: nợ trong hạn – nợ 
quá hạn và nợ xấu, và bắt đầu từ lúc khách hàng thanh toán trễ hạn 10 ngày; (ii) Dư nợ cho vay phân bổ chưa phù hợp, tập trung một số khách hàng lớn. Tổng quy mô dư nợ sụt giảm nhanh làm tỷ lệ nợ quá hạn dâng cao. Cụ thể là các khoản xử lý nợ trong vụ Nguyễn Đức Kiên; việc ngân hàng nhà nước yêu cầu tất toán dư nợ vàng bắt buộc và biến động giá ngoại tệ đã làm dư nợ 
cho vay cầm cố sổ tiết kiệm biến động bất thường; (iii) Trong một thời gian dài ACB tập trung phát triển dư nợ doanh nghiệp và 
chưa chú trọng khai thác khách hàng cá nhân nên khi kinh tế vĩ mơ gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh trì trệ, năng lực tài chính của khách hàng suy giảm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Bên cạnh đó là việc phân tích sự lệ thuộc nhóm ngành (ví dụ điện lực và ngành thép...) chưa được quan tâm đúng mực dẫn đến hệ lụy dây chuyền khó biết trước; (iv) Hệ thống quản lý nợ chưa được hoàn thiện.



2.1.2.2. Tình hình trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng: 


Trích lập dự phịng là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn


thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam 
kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động 
của ngân hàng. 


Chỉ tiêu

2011 2012 2013

Số tiền Số tiền So với 2011 (%)

So với 2012 (%)

Tổng dư nợ 102.636.148 102.814.848 107.190.021

Số tiền trích lập dự

phòng 515.646 1.502.082 291.3 1.547.983 103.05

Bảng 2.3. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tại ACB Đơn vị tính: triệu VND 


Dự phòng cho các khoản vay tăng đều qua các năm, năm 2012 đạt 1.502.082 triệu đồng tăng 191.3%% so với năm 2011, tương đương 986.436 triệu đồng, năm 2013 đạt 1.547.983 triệu đồng tăng 3,05% so với năm 2012. Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn của ACB năm 2011 đạt 9,25%, năm 2012 đạt 11,2% và dự kiến năm 2013 sẽ duy trì tỷ lệ này ở mức từ 11,5% - 12%, cao hơn so với quy định của Ngân hàng nhà nước. Điều này chứng tỏ ACB đã có những cố gắng trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng sau biến cố khủng hoảng tài chính – ngân hàng ở Việt Nam năm 2011.

2.1.2.3. Mức độ tập trung tín dụng:

Mức độ tập trung tín dụng là mức độ dồn vốn tín dụng vào một đối tượng khách hàng, một khu vực địa lý, một ngành nghề kinh doanh, một thời hạn xác định hay một loại tiền nào đó. Các chỉ tiêu được xem xét cụ thể như sau:


2.1.2.3.1. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng


2010 2011 2012 2013

Doanh nghiệp nhà nước 5.017.568 3.316.785 3.269.011 2.684.646

Cty CP, CTy TNHH,

DNTN 48.978.636 62.315.955 54.395.988 57.996.180 Công ty liên doanh 388.615 501.340 306.256 536.554

Công ty 100% vốn nước ngoài 204.820 807.489 467.995 389.598 Hợp tác xã 21.412 20.611 26.688 35.911 Các đối tượng khác 32.584.054 35.846.976 44.348.910 45.547.132 Tổng 87.195.105 102.636.148 102.814.848 107.190.021

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu)

Bảng 2.4. Cơ cấu vay theo đối tượng khách hàng Đơn vị tính: triệu VND

Cơ cấu dư nợ nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến cuối năm 2013 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng thuộc nhóm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân chiếm 51,13%, kế đến là các khách

hàng là các cá nhân chiếm 45,27%, trong khi các doanh nghiệp Nhà Nước chỉ chiếm 3,18%. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của ACB tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển. Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, Ngân hàng Á Châu đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.

2.1.2.3.2. Mức độ tập trung theo thời hạn vay

2010 2011 2012 2013

Cho vay ngắn hạn 43.889.956 53.361.314 55.878.105 56.837.993

Cho vay trung hạn 19.870.669 27.484.058 19.406.298 17.208.970

Cho vay dài hạn 23.434.480 21.963.784 27.530.445 33.143.058

Tổng 87.195.105 102.809.156 102.814.848 107.190.021

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu)

Bảng 2.5. Cơ cấu vay theo thời hạn vay Đơn vị tính: triệu VND

Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cao, năm 2009 chiếm 57%, năm 2010 chiếm 50,33%, năm 2011 là 51,9%, năm 2012 là 54,35% và trong năm 2013 là 52,5% so với tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn 2009 đạt 43%, năm 2010 đạt 49,67%, năm 2011 đạt 48,1%, năm 2012 đạt 45,65% và năm 2013 đạt 47,5%. Ngân hàng ln có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.

2010 2011 2012 2013 Cho vay bằng VND 65.739.661 75.911.911 84.075.981 96.039.217

Cho vay bằng ngoại tệ và vàng 21.455.444 26.897.245 18.738.867 11.150.804

87.195.105 102.809.156 102.814.848 107.190.021

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu)

Bảng 2.6. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ Đơn vị tính: triệu VND

Nếu phân tích theo loại tiền tệ cho vay thì hình thức cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay năm 2009 chiếm 82,67%, năm 2010 chiếm 73,4%, năm 2011 chiếm 73,84%, năm 2012 chiếm 81,77% và đến năm 2013 chiếm 89,6% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ giải ngân bằng ngoại tệ và vàng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Điều này chứng tỏ ngân hàng tập trung vốn tín dụng bằng đồng nội tệ, kéo theo lợi nhuận đem lại từ dư nợ nội tệ này là khá cao đồng thời rủi ro cũng tương đối cao.

2.1.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

2.1.3.1. Ưu điểm

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ACB đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể:

Dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng ACB vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao cả về huy động vốn và cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường mới.

Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay. Cụ thể, cho vay đối với khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối, không chỉ là các chi

nhánh và phòng giao dịch mà còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Ngân hàng đã chú trọng đến cơng tác phịng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng. Quản lý tín dụng được đặc biệt kiện tồn, cụ thể là: xây dựng chính sách tín dụng trong đó thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, xác định rõ các giới hạn cho vay để định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm sốt. Và nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhưng không chỉ dừng ở chỗ phát hiện và yêu cầu khắc phục mà cịn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết thích hợp và triệt để.

Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biện pháp mà ACB đã áp dụng trong thời gian qua nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng đã có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng phần nào cũng được cải thiện và quan trọng nhất là đã được nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng bản chất.

Tóm lại, với mọi nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy cơng tác tín dụng tại ACB trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mơ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ, tuy nhiên có xu hướng tăng.

2.1.3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng. Cụ thể là:

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây.

- Nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng khơng cao.

- Chính sách tín dụng thường thay đổi ảnh hưởng đến công tác thực hiện thẩm định khách hàng: Trong thời gian qua chính sách tín dụng thường xuyên thay đổi, đặc biệt nhất là trong năm 2012, chính sách tín dụng đã thay đổi 5 lần, với những hướng dẫn chưa thực sự chặt chẽ, một số nhân viên không theo kịp, ảnh hưởng đến công tác và chất lượng thẩm định khách hàng.

- Q trình tập hợp, phân tích và xử lý thơng tin tín dụng cịn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng. Mối liên hệ giữa các cơ quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, các chỉ tiêu kinh tế, các số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội của địa phương cũng như thông tin của các ngành, các lĩnh vực kinh tế chưa được cập nhật thường xuyên. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong quá trình cho vay và giám sát khách hàng sau vay.

- Một số chi nhánh chưa chú trọng thực hiện đúng quy trình cho vay và kiểm tra sau khi cho vay, chưa cập nhật thông tin về khách hàng vay kịp thời nên khi khoản vay có vấn đề khơng đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. - Quy trình quản lý rủi ro tín dụng cịn hạn chế: Mặc dù đã thành lập phòng

quản lý rủi ro tín dụng nhưng tại các chi nhánh thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng doanh nghiệp thuộc từng ngành nghề, sản phẩm, địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. Một số chi nhánh chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp hạng tín nhiệm khách hàng để tính khả năng trả nợ khách hàng vay. Chức năng kiểm tra tín dụng độc lập chưa được phát huy và sử dụng hiệu quả.

- Hệ thống quản lý khách hàng TCBS, CLMS chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xun của q trình cấp tín dụng và chương trình cịn bị hạn chế khi truy xuất dữ liệu.

- Chất lượng nhân sự tại một số chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng: (i) Hiện tại khả năng thẩm định theo từng chuyên ngành khác nhau của nhân viên không chuyên sâu, khả năng đọc hiểu và nắm bắt được các quy trình kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh, các thủ tục pháp lý cần thiết đối với từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau của doanh nghiệp là rất hạn chế. Hầu hết, các nhân viên thẩm định chỉ thẩm định về mặt tài chính của dự án, còn thẩm định về mặt kỹ thuật công nghệ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi trường cịn nhiều hạn chế. Vì đa số nhân viên tín dụng chỉ có kiến thức kinh tế - tài chính mà chưa được đào tạo theo từng chuyên ngành như ngành xây dựng, thủy sản, lương thực, cao su, vận tải, . . . (ii) Một số nhân viên chưa nắm chắc quy trình nghiệp vụ cho vay nên thẩm định khách hàng chưa chính xác, xử lý thơng tin chưa kịp thời dẫn đến đề xuất phương án cho vay khơng hiệu quả.

2.1.4. Chính sách và quy trình cho vay của ACB nhằm hạn chế rủi ro tín

dụng.

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an tồn vốn vay đòi hỏi phải tn thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra.

Quy trình cho vay tại ACB được thực hiện thông qua 15 bước cơ bản sau:

Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Sở Giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy

tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).

Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo. Và nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm : việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân,…), kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thơng qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp (những thông tin này sẽ được phân tích và tính tốn thành các nhóm chỉ tiêu như: khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn tài trợ và cuối cùng là khả năng thanh tốn của khách hàng) để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký khơng?, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo không? Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng, bằng chứng thực nghiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)