Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ của chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật việt nam (Trang 32 - 36)

3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Trong giai đoạn này, tác giả tiến hành nghiên cứu thông qua hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nghiên cứu định tính nhằm khám phá ra các yếu tố mới đặc thù tại Việt Nam có ảnh hưởng đến mức độ chuyển giao công nghệ kết hợp với các nghiên cứu trước đây nhằm hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc thù tại môi trường Việt Nam.

Các bước thực hiện:

- Phương pháp 20 ý kiến:

Tác giả tiến hành thu thập ý kiến từ 20 nhân viên kỹ thuật Việt Nam hiện đang công tác tại các doanh nghiệp nước ngồi ở các khu cơng nghiệp. Mục đích của phương pháp này nhằm khám phá thêm các yếu tố mới đặc thù của Việt Nam có ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ thông qua phiếu khảo sát (phụ lục 2).

- Phỏng vấn tay đôi:

Tác giả tiến hành thảo luận tay đôi với 20 nhân viên kỹ thuật nhằm làm rõ nghĩa hơn các yếu tố đã thu thập được từ phương pháp 20 ý kiến kết hợp với gợi ý từ các thành phần thang đo của các nghiên cứu trước đây để có

sự điều chỉnh câu chữ cho phù hợp hoặc phát hiện thêm các biến mới. Trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng thang đo sơ bộ (phụ lục 3).

- Phỏng vấn nhóm:

Trên cơ sở thang đo sơ bộ đã được xây dựng, tác giả tiến hành phỏng vấn nhóm với 2 nhóm: nhóm nam (09 thành viên) và nhóm nữ (07 thành viên) (phụ lục 4). Tất cả đều là nhân viên kỹ thuật và hiện tại đang công tác tại các doanh nghiệp nước ngồi trên địa bàn các khu cơng nghiệp. Mục đích của phỏng vấn nhóm là loại bỏ các yếu tố không được đa số thành viên tán đồng hoặc bổ sung các biến được đa số thành viên nhóm tán đồng. Kết quả sau cuộc phỏng vấn nhóm, 02 biến quan sát của yếu tố “sự khác biệt về văn hóa” đã bị loại bỏ trên cơ sở 01 yếu tố chưa xác nghĩa và 01 yếu tố có nghĩa bị trùng lặp với biến qan sát của yếu tố “sự chia sẻ và hiểu biết”. Đồng thời qua cuộc phỏng vấn nhóm, tác giả cũng đã thu thập được mức độ đánh giá của các nhóm về từng yếu tố. Qua cuộc phỏng vấn nhóm, tác giả đã xây dựng thang đo sơ bộ với 38 biến quan sát đo lường cho 07 thành phần nghiên cứu cần đo lường (phụ lục 5).

- Nghiên cứu định lượng sơ bộ:

Nhằm điều chỉnh thang đo sơ bộ đã được xây dựng, điều chỉnh thang đo phù hợp để đi đến thang đo chính thức. Nghiên cứu sơ bộ này nhằm sàng lọc các biến quan sát không ảnh hưởng. Phương tiện sàng lọc biến quan sát bằng cách kiểm tra độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha.

Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 195 đối tượng, là đội ngũ kỹ thuật Việt Nam hiện đang công tác tại các doanh nghiệp nước ngồi trên địa bàn các khu cơng nghiệp. Phương pháp lấy mẫu: lấy theo phương pháp thuận tiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp với thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố. Kết quả của giai đoạn này là xây dựng được bảng câu hỏi hoàn chỉnh phục vụ cho bước nghiên cứu chính thức.

Giai đoạn này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Với bảng câu hỏi đã được điều chỉnh sau kết quả nghiên cứu sơ bộ (phụ lục 6).

Đối tượng khảo sát: là nhân viên kỹ thuật Việt Nam hiện đang công tác tại các doanh nghiệp nước ngồi trên địa bàn các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu.

- Kích thước mẫu:

Để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), thơng thường cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố [1, 31]

Bên cạnh đó, kích thước mẫu cần phải đảm bảo để tiến hành phân tích hồi quy được tính theo cơng thức (Tabachnick và Fidell, 1996):

n ≥ 8m + 50 Trong đó: - n: là kích cỡ mẫu.

- m: là số biến độc lập của mơ hình.

Để đạt được kích thước mẫu thỏa điều kiện như công thức trên, 350 bảng khảo sát được phát ra. Mỗi bảng câu hỏi bao gồm 38 phát biểu (38 biến quan sát) và các phát biểu được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm.

Sau giai đoạn thu hồi, nhập liệu và làm sạch, có 342 phiếu hợp lệ, chiếm tỷ lệ 97.71%. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất), bảng câu hỏi được gửi trực tiếp cho đối tượng khảo sát và gửi qua mạng internet.

- Nội dung bảng câu hỏi khảo sát: gồm 3 phần

Phần 1: Câu hỏi gạn lọc, gồm 1 câu hỏi nhằm lựa chọn đúng đối tượng để tiếp tục khảo sát.

Phần 2: Gồm những câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ (38 câu hỏi).

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa, nhập liệu và được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bơ. (định tính) (khảo sát 20 ý kiến, phỏng vấn

nhóm phỏng vấn tay đôi)

Thang đo sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định lượng (khảo sát 195 đối

tượng)

Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức (định lượng, n= 342)

Kết quả nghiên cứu

Phân tích Cronbach’s Alpha và EFA => sàng lọc các biến quan sát có tương quan tổng <0.5 Kết luận và giải pháp Mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu. Thống kê mơ tả. Phân tích Cronbach’s Alpha và

EFA. Hồi quy tuyến tính..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ của chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)