Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ của chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật việt nam (Trang 36 - 41)

Từ kết quả nghiên cứu định tính, thang đo được xây dựng dựa trên thang đo từ các nghiên cứu trước đây, đồng thời được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với mục đích nghiên cứu và phù hợp với đặc thù tại Việt Nam.

Từ mơ hình nghiên cứu ở chương 2, có 07 khái niệm trong nghiên cứu đó là:

(1) Sự cam kết của lãnh đạo, (2) Sự chia sẻ và hiểu biết, (3) Hiệu quả của quản lý, (4) Khả năng sản xuất của tổ chức, (5) Sự khác biệt về văn hóa, (6) Cơng tác đào tạo và (7) Hiệu quả chuyển giao công nghệ. Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 khoảng cách (mức độ 1: hồn tồn khơng đồng ý đến mức độ 5: hoàn toàn đồng ý).

Mục đích nghiên cứu là chủ yếu tập trung vào việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của chuyển giao công nghệ, cụ thể:

3.3.1. Đo lƣờng sự cam kết của lãnh đạo

Thang đo sự cam kết của lãnh đạo được kí hiệu là CK.

Thành phần của yếu tố CK được đo lường bởi 4 biến quan sát CK1 (Nguyen, 2012) [26], CK2 (Love and Gunasekaran, 1999) [24], CK3 (Appelbaum và Reichart, 1998; Evangelista và Lê, 2009) [6], CK4 (Nguyen, 2012) [26]. Tuy nhiên, qua phân tích định tính tác giả đã bổ sung thêm 1 biến quan sát mới CK5. Thang đo thành phần sự cam kết của lãnh đạo gồm 5 biến quan sát sau:

Bảng 3.1 Đo lƣờng sự cam kết của lãnh đạo

Ký hiệu Biến quan sát

CK1 Lãnh đạo công ty chúng tôi thể hiện mục tiêu chuyển giao công nghệ rõ ràng

CK2 Có hệ thống phần thưởng dành cho việc thực hành xuất sắc và các ý kiến hay trong chuyển giao công nghệ CK3 Lãnh đạo công ty chúng tôi cung cấp nguồn lực cần

thiết đầy đủ cho chuyển giao công nghệ

CK4 Lãnh đạo công ty chúng tôi phát triển cụ thể các phương tiện chuyển giao công nghệ

CK5 Lãnh đạo công ty chúng tơi cung cấp quy trình và tiến độ thực hiện q trình chuyển giao cơng nghệ.

3.3.2. Đo lƣờng sự chia sẻ và hiểu biết

Thang đo sự chia sẻ và hiểu biết được kí hiệu là CS.

Thành phần của yếu tố CS được đo lường bởi 6 biến quan sát CS1 (Fryxell, Dooley, và Vryza, 2002) [17], CS2 (Cavusgil, Calantone, và Zhao, 2003) [8], CS3 (Nguyên, 2012) [26], CS4 (Chua, 2002) [10], CS5 (Fryxell, Dooley, và Vryza, 2002) [17], CS6 (Fryxell, Dooley, và Vryza, 2002) [17]. Tuy nhiên, qua phân tích định tính tác giả đã bổ sung thêm 1 biến quan sát mới CS7. Thang đo thành phần sự chia sẻ và hiểu biết gồm 7 biến quan sát sau:

Bảng 3.2 Đo lƣờng sự chia sẻ và hiểu biết

Ký hiệu Biến quan sát

CS1 Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài và nhân viên Việt Nam quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau.

CS2

Cả chuyên viên kỹ thuật nước ngoài lẫn nhân viên kỹ thuật Việt Nam có mong muốn duy trì mối quan hệ giao tiếp cởi mở và gần gũi với nhau.

CS3

Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài và nhân viên kỹ thuật Việt Nam trong công ty chúng tôi chia sẻ ý kiến, cảm nghĩ, hy vọng, mối quan tâm chung và các giá trị kinh doanh chung với nhau.

CS4

Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài và nhân viên kỹ thuật Việt Nam trong công ty chúng tôi thường trao dổi một cách thoải mái về những khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc.

CS5

Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài và nhân viên kỹ thuật Việt Nam trong công ty chúng tôi thấu hiểu cách tiếp cận và quan điểm của nhau.

CS6

Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài và nhân viên kỹ thuật Việt Nam trong công ty chúng tôi tin tưởng khả năng kỹ thuật của nhau.

CS7 Nhân viên trong công ty ln hiểu được mục tiêu, mục đích của việc chuyển giao cơng nghệ trong cơng ty.

3.3.3. Đo lƣờng hiệu quả của quản lý

Thang đo hiệu quả của quản lý được kí hiệu là QL.

tác giả đã bổ sung thêm 2 biến quan sát mới QL5 và QL6. Thang đo thành phần hiệu quả của quản lý gồm 6 biến quan sát sau:

Bảng 3.3 Đo lƣờng hiệu quả của quản lý

Ký hiệu Biến quan sát

QL1 Lãnh đạo cơng ty chúng tơi có kinh nghiệm quản lý trong vấn đề chuyển giao công nghệ.

QL2 Lãnh đạo công ty chúng tôi luôn tạo động lực thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ.

QL3

Lãnh đạo cơng ty chúng tôi luôn tạo điều kiện để các bộ phận cùng tham gia trong q trình chuyển giao cơng nghệ.

QL4

Các xung đột trong q trình chuyển giao cơng nghệ được lãnh đạo công ty chúng tôi giải quyết nhanh chóng.

QL5 Thời gian làm việc và thời gia chuyển giao công nghệ được quản lý hiệu quả.

QL6 Chuyên viên nước ngoài và đội ngũ kỹ thuật Việt nam luôn tuân thủ nội quy và nguyên tắc làm việc.

3.3.4. Đo lƣờng khả năng sản xuất của tổ chức

Thang đo khả năng sản xuất của tổ chức được kí hiệu là TC.

Thành phần của yếu tố TC được đo lường bởi 4 biến quan sát TC1 (Cusumano và Elenkov, 1994) [11], TC2 (Shi, 1995) [29], TC3 (Bhaneja và cộng sự, 1982) [7] và TC4 (Hussain và Sushil, 1997) [20]. Thang đo thành phần khả năng sản xuất cả tổ chức gồm 4 biến quan sát sau:

Bảng 3.4 Đo lƣờng khả năng sản xuất của tổ chức

Ký hiệu Biến quan sát

TC1 Năng lực công nghệ của tổ chức đáp ứng được công nghệ chuyển giao.

TC2 Khả năng tiếp thu của nhân viên kỹ thuật Việt Nam khá tốt trong vấn đề chuyển giao công nghệ.

TC3 Máy móc thiết bị của tổ chức đáp ứng được nhu cầu trong q trình chuyển giao cơng nghệ.

TC4 Công ty luôn trang bị cho bộ phận nghiên cứu và phát triễn đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ

3.3.5. Đo lƣờng sự khác biệt về văn hóa

Thang đo sự khác biệt về văn hóa được kí hiệu là VH.

Thành phần của yếu tố VH được đo lường bởi 2 biến quan sát VH1 (Williams và cộng sự, 1998) [37], VH2 (Simonin, 1999) [31]. Tuy nhiên, qua phân tích định tính tác giả đã bổ sung thêm 3 biến quan sát mới VH3, VH4 và VH5. Thang đo thành phần sự khác biệt về văn hóa gồm 5 biến quan sát sau:

Bảng 3.5 Đo lƣờng sự khác biệt về văn hóa

Ký hiệu Biến quan sát

VH1 Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài và đội ngũ kỹ thuật Việt Nam cùng nắm rõ văn hóa của cơng ty.

VH2

Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài và đội ngũ kỹ thuật Việt Nam có sự tương đồng về ngơn ngữ trong lúc làm việc, trao đổi…

VH3

Sự khác biệt ngôn ngữ thường dễ gây hiểu nhầm trong quá trình truyền đạt giữa các chuyên viên nước ngoài và đội ngũ kỹ thuật Việt Nam tại công ty chúng tôi. VH4 Tâm lý e ngại, tự ty khi tiếp xúc với các chuyên viên

nước ngoài của đội ngũ kỹ thuật Việt Nam. VH5

Phong tục tập quán khác nhau dễ gây hiểu lầm trong quá trình chuyển giao công nghệ giữa chuyên viên nước ngoài và đội ngũ kỹ thuật Việt Nam.

3.3.6. Đo lƣờng công tác đào tạo

Thang đo cơng tác đào tạo được kí hiệu là DT.

Thành phần của yếu tố DT được đo lường bởi 5 biến quan sát DT1 (Nguyên, 2012) [26], DT2, DT3 (Uratha, 1999) [36], DT4 và QL5 (Nguyên, 2012) [26]. Tuy nhiên, qua phân tích định tính tác giả đã bổ sung thêm 1 biến quan sát mới DT6. Thang đo thành phần công tác đào tạo gồm 6 biến quan sát sau:

Bảng 3.6 Đo lƣờng công tác đào tạo

Ký hiệu Biến quan sát

DT1 Công ty chúng tôi cung cấp các tài liệu huớng dẫn cho nhân viên kỹ thuật Việt Nam

DT2

Công ty chúng tôi thường sử dụng phương pháp huấn luyện trên công việc trong q trình chuyển giao cơng nghệ

DT3

Nhân viên kỹ thuật Việt Nam chủ chốt của chúng tôi được đào tạo các khóa huấn luyện tay nghề, seminar cơng nghệ ở nước ngồi

DT4 Cơng ty chúng tơi có chương trình dạy tiếng Việt cho các chuyên viên nước ngoài tại Việt Nam

DT5 Cơng ty chúng tơi có chương trình dạy tiếng nước ngoài cho nhân viên kỹ thuật Việt Nam

DT6

Kiến thức công nghệ được trang bị cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam tại các trường đại học còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

3.3.7. Đo lƣờng mức độ của chuyển giao công nghệ

Thang đo mức độ chuyển giao cơng nghệ được kí hiệu là CN.

Thành phần của yếu tố CN được đo lường bởi 5 biến quan sát CN1, CN2 (Lin, 2007), CN3, CN4 và CN5 (Nguyên, 2012) [26]. Thang đo thành phần hiệu quả chuyển giao công nghệ gồm 5 biến quan sát sau:

Bảng 3.7 Đo lƣờng mức độ của chuyển giao công nghệ

Ký hiệu Biến quan sát

CN1 Các nhân viên kỹ thuật Việt Nam học được tồn bộ những kiến thức cơng nghệ độc quyền.

CN2 Kiến thức và thông tin kỹ thuật của nhân viên kỹ thuật Việt Nam được cải tiến đáng kể.

CN3 Kỹ năng sản xuất sản phẩm chất lượng của nhân viên kỹ thuật Việt Nam tăng rất nhiều.

CN4 Nhân viên kỹ thuật Việt Nam có khả năng cải tiến chất lượng sản phẩm rất tốt.

CN5

Các nhân viên kỹ thuật Việt Nam, người đã được đào tạo kiến thức công nghệ chuyên sâu, gắn bó lâu dài với cơng ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ của chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)