CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê tín dụng của các hộ tiểu thương giai đoạn 2012 – 2015; quy hoạch, định hướng phát triển chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn Tp Rạch Giá.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND Tp Rạch Giá, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp
3.3.2.1. Chọn điểm điều tra
Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức là một việc rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hộ tiểu thương. Tuy nhiên, mỗi hộ tiểu thương ở mỗi chợ, TTTM có những điều kiện hoạt động kinh doanh cũng như việc tiếp cận nguồn vốn khác nhau. Do vậy, để đảm bảo tính đại diện cho bài nghiên cứu tác giả sẽ dựa vào điều kiện kinh tế mỗi chợ, TTTM và vị trí địa lí mà tác giả hiểu về các chợ, TTTM đó để chọn ra 2 chợ bao gồm Tắc Ráng, Bắc Sơn và 01 Trung tâm thương mại 30/4 để thực hiện luận văn, do các nơi này có số lượng tiểu thương lớn, địa bàn hoạt động kinh doanh rộng, giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sông để giao thương hàng hóa đi các nơi trong và ngoài tỉnh.
3.3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ tiểu thương bằng bảng câu hỏi in sẵn. Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng yếu tố, hình thức câu
hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thơng tin cá nhân của người được phỏng vấn.
Bảng câu hỏi có những thơng tin chính sau: (1) Thơng tin về hộ tiểu thương bao gồm nhân khẩu, thu nhập, tuổi của chủ hộ, học vấn; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Nội dung chi tiết bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở phụ lục.
3.3.2.3. Cỡ mẫu điều tra
Theo nghiên cứu của Tabacknick và Fidell (1996), thì đối với phân tích hồi quy đa biến cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*m (trong đó m là số biến độc lập). Đề tài có 10 biến độc lập, nên cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*10=130 hộ tiểu thương. Để đảm bảo cỡ mẫu như dự kiến, tác giả đề tài 160 hộ tiểu thương tại các Trung tâm thương mại 30/4, Chợ Bắc Sơn, Chợ Tắc Ráng; trong đó mỗi địa điểm chọn như sau Trung tâm thương mại 30/4 60 tiểu thương, Chợ Bắc Sơn 50 tiểu thương, Chợ Tắc Ráng 50 tiểu thương để phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Bảng 3.4 : Lựa chọn mẫu khảo sát
STT Địa bàn Số lượng mẫu
1 Trung tâm thương mại 30/4 60 2 Chợ Bắc Sơn 50 3 Chợ Tắc Ráng 50
Tổng 160
Nguồn : Nghiên cứu chọn mẫu của tác giả
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Sử dụng phương pháp khảo cứu và phương pháp chuyên gia để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng và lượng vốn tín dụng của hộ tiểu thương tại các Chợ và Trung tâm thương mại của Tp Rạch Giá.
- Sử dụng mơ hình hàm hồi quy LOGIT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ tiểu thương tại các Chợ và Trung tâm thương mại của Tp Rạch Giá. Kiểm định các giả thuyết hồi quy, sự phù hợp của mơ hình, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày mơ hình và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Tác giả thiết kế khung phân tích của đề tài, đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ tiểu thương bao gồm tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, qui mơ hộ gia đình, số lượng lao động, số năm buôn bán, vốn kinh doanh, doanh thu và tài sản thế chấp. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện từ 160 hộ tiểu thương tại 2 chợ Tắc Ráng, Bắc Sơn và Trung tâm thương mại 30/4 của thành phố Rạch Giá. Sử dụng phần mềm stata 12.0 để phân tích và xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG CỦA HỘ TIỂU THƯƠNG
Chương 4 trình bày các đặc điểm các biến thông qua mẫu khảo sát gồm giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, dân tộc chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, quy mô hộ tiểu thương, số lao động trong hộ, số năm buôn bán của hộ tiểu thương, vốn kinh doanh của hộ, doanh thu của hộ tiểu thương, tài sản thế chấp. Sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ tiểu thương trên địa bàn TP Rạch Giá.