CHƯƠNG 2 : KHUNG LÝ THUYẾT
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
Sau khi cung cấp góc nhìn tổng quát về các yếu tố quyết định của cán cân thương mại thông qua sự phát triển của các mơ hình lý thuyết, một câu hỏi đặt ra: Điều gì sẽ xảy ra khi lý thuyết dài hạn được tiến hành kiểm định thực nghiệm, áp dụng cho dữ liệu ngắn hạn? Phần tiếp theo đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cân bằng thương mại và các yếu tố quyết định quan trọng của nó. Ngồi ra, dầu là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Giá dầu tăng làm tăng chi phí hàng hóa vật liệu, đầu vào nhập khẩu và do đó, ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Do đó, trong Phần 2.3, tác giả đề cập một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giá dầu lên cán cân thương mại của một số quốc gia.
Tác giả
(Năm) Phương pháp Giả định chính
Yếu tố xác
định Kết quả chính
Hicks (1953)
Phân tích trực quan và mơ tả các mơ hình Ricardo
Chi phí khơng đổi tất cả các hàng hóa được sản xuất với chi phí trên một đơn vị độc lập với số lượng sản xuất
Năng suất và thu nhập tiền
Năng suất cải thiện có xu hướng gây ra sự thâm hụt cán cân thanh toán của quốc gia sở tại (định hướng xuất khẩu). Khi lợi ích năng suất chuyển sang ngành cạnh tranh nhập khẩu, hiệu ứng trao đổi và tiền tệ sẽ gây ra sự thâm hụt ở nước ngoài
Johnson (1954)
Mơ hình thương mại quốc tế hai quốc gia
Gia tăng năng suất được phản ánh tương ứng trong gia tăng thu nhập tiền hoặc giảm giá
Năng suất và xu hướng thu nhập-giá cả
Sự tăng trưởng năng suất nhanh hơn làm tăng thu nhập thực và có xu hướng làm suy thoái cán cân thương mại. Giá giảm có thể sẽ cải thiện cán cân thương mại nếu độ co giãn của cầu là đủ cao để phá giá
Dornbusch, Fischer và Samuelson (1979)
Mở rộng mơ hình Ricardo để xác định mức lương tương đối cân bằng, cấu trúc giá và mẫu hình liên quan của chuyên môn địa lý hiệu quả
Yêu cầu đơn vị lao động khơng đổi đối với hàng hóa có thể sản xuất trong nước và nước ngoài và chia sẻ tiêu dùng không đổi
Tiến bộ công nghệ
Tiến bộ công nghệ đồng nhất trong trường hợp dải phân định hàng hóa cùng với sự sụt giảm trong yêu cầu đơn vị lao động nước ngoài dẫn đến mất lợi thế so sánh ở nước sở tại và thâm hụt thương mại
Krugman (1979)
Mơ hình cân bằng tổng quát của
thương mại Bắc-Nam Lao động là yếu tố duy nhất của sản xuất và tất cả hàng hóa (cũ và mới) được sản xuất với cùng hàm chi phí. Năng suất lao động giống nhau ở miền Bắc và miền Nam
Đổi mới và chuyển giao công nghệ
Việc chuyển giao công nghệ làm phát sinh thương mại và cải thiện các điều khoản thương mại cho các nước kém phát triển hơn.
Balassa và Samuelson (1964)
Hàng hóa phi thương mại được đưa vào trong mơ hình Ricardo truyền thống
Mơ hình hai quốc gia, hai thế giới hàng hóa với một yếu tố khan hiếm, lao động và hệ số công nghệ đầu vào không đổi
Khác biệt năng suất
Cú sốc năng suất dương chỉ ảnh hưởng đến hàng hóa giao dịch, và dẫn đến sự tăng giá tiền tệ và suy giảm cán cân thương mại
Johnson (1954)
Mơ hình thương mại quốc tế hai quốc gia
Thương mại ban đầu được cân bằng, giá cả là không đổi, và tăng trưởng thu nhập là như nhau ở cả hai quốc gia
Độ co giãn của cầu nhập khẩu
Cán cân thương mại giữa các quốc gia sẽ thay đổi nếu độ co giãn thu nhập tương ứng của cầu xuất khẩu khác nhau
Artus (1979)
Phân tích sản xuất và tiêu dùng ở mức phân tách
Kế toán quốc gia xác định giữa tổng thu nhập và các thành phần của tổng cầu
Sự khác biệt trong các ưu đãi tiết kiệm và đầu tư
Sai lệch trong việc các ưu đãi tiết kiệm do chính sách của chính phủ và các ràng buộc thể chế Sachs (1981) Phân tích tích hợp các phương pháp hấp thụ và co giãn đến tài khoản vãng lai
Mức sản lượng được xác định bởi phía cung và khơng bị ảnh hưởng bởi tổng cầu. Lãi suất thực được gắn với năng suất biên của vốn và khơng bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ
Thu nhập và tỷ giá
Tăng thu nhập lâu dài khiến cán cân thương mại không bị ảnh hưởng và thu nhập tăng tạm thời phụ thuộc vào nguồn gốc của thay đổi
Bickerdike (1920) Robinson (1937) và Metzler (1949) Phương pháp tiếp cận độ đàn hồi về thị trường độc lập cho nhập khẩu và xuất khẩu trong khuôn khổ cân bằng từng phần
Phân tách các thị trường nhập khẩu và xuất khẩu. Ở mỗi thị trường, cung và cầu chỉ phụ thuộc vào giá danh nghĩa của ngoại tệ của nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu
Tỷ giá và giá cả tương đối
Hiệu ứng cán cân thương mại do phá giá nội tệ phụ thuộc vào chính sách tài khóa
Alexander và Miller (1959)
Tổng hợp các phương pháp tiếp cận độ đàn hồi và hấp thụ
Tỷ giá hối đoái phải cân bằng với giá trong và ngoài nước
Thu nhập và tỷ giá
Ảnh hưởng của sự mất giá lên cán cân thanh toán được xác định bằng phương pháp tiếp cận độ đàn hồi truyền thống, từ hiệu ứng ban đầu, để áp dụng hệ số nhân để có được những thay đổi trong thu nhập quốc gia và gây ra những thay đổi trong nhập khẩu và xuất khẩu của quốc gia đó
Alexander và Miller (1952)
Cách tiếp cận hấp thụ trong mơ hình kinh tế đầy đủ
Trong nền kinh tế tồn dụng, tỷ giá hối đối chỉ thay đổi giá của hàng hóa thương mại, trong khi tất cả các giá khác (phi thương mại) và thu nhập vẫn không thay đổi
Tỷ giá Hiệu quả của sự phá giá chỉ phụ thuộc vào độ co giãn nhưng yêu cầu lạm phát phát sinh từ sự mất giá trong các điều kiện này làm giảm tổng hấp thụ liên quan đến tổng năng lực sản xuất
Mundell (1963)
Phương pháp tiền tệ để xác định cán cân thanh tốn trong một mơ hình quốc gia nhỏ
Nguồn cung sản lượng trong nước là co giãn và mức giá không đổi và cán cân thương mại chỉ phụ thuộc vào thu nhập và tỷ giá hối đoái
Cung tiền Thâm hụt là do cung tiền vượt quá cầu tiền, trong khi thặng dư là do cầu tiền vượt quá cung tiền
Calvo và Rodriguez (1973)
Mơ hình hai khu vực xác định tỷ giá hối đoái
Người dân được giả định giữ ngoại tệ bên cạnh tiền của mình
Cung tiền và tỷ giá
Tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào biến tiền tệ (tỷ lệ mở rộng tiền tệ) trong ngắn hạn trong khi tỷ giá hối đối thực sự được xác định hồn tồn bởi các biến thực trong dài hạn
Frenkel và Razin (1986)
Mơ hình cân bằng tổng qt hai quốc gia trong nền kinh tế thế giới
Thị trường vốn thế giới hội nhập hoàn toàn và các cá nhân và chính phủ ở cả hai nước phải đối mặt với cùng một mức lãi suất thị trường
Thâm hụt ngân sách và chi tiêu chính phủ
Hiệu quả định tính của các chính sách tài khóa phụ thuộc vào việc liệu quốc gia đề lược các chính sách dẫn đến thặng dư hay thâm hụt trong tài khoản vãng lai hay không
Obstfeld và Rogoff (1995)
Mô hình truyền dẫn chính sách quốc tế thể hiện các yếu tố chính của phương pháp giữa các thời kỳ
Cạnh tranh độc quyền và giá bình thường cứng nhắc
Cung tiền và chi tiêu chính phủ
Những cú sốc cung tiền có thể có tác động thực thơng qua các tài khoản vãng lai và sự gia tăng lâu dài chi tiêu của chính phủ thế giới, tạm thời làm giảm lãi suất thực tế trên thế giới
Kim và Lee (2001)
Mơ hình kinh tế mở nhỏ với hàng hóa phi thương mại dựa trên phương pháp tiền tệ
Trong mơ hình với thị trường khơng đầy đủ và giá tài sản là giá đất, là giá thị trường duy nhất được xác định trong hệ thống. Giá hàng hóa được xác định bằng ngang giá sức mua
Giá tài sản và cầu tiền
Cầu tiền và lợi nhuận tài sản là những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra cơ chế hình thái dịng chảy. Có một mối liên hệ cùng chiều giữa giá tài sản và tiền tệ thơng qua cán cân thanh tốn thặng dư
Nghiên cứu của Shawa và Shen (2013) tập trung phân tích các yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại tại Tanzania. Thông qua phương pháp hồi quy OLS cho mẫu dữ liệu trong giai đoạn 1980-2012,nghiên cứu tìm thấy các bằng chứng đa dạng về mối quan hệ giữa các yếu tố xác định và cán cân thương mại. Cụ thể, nghiên cứu phát hiện ra rằng các yếu tố ảnh hưởng chính đối với trường hợp của Tanzania là đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực, chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu chính phủ, lạm phát,thu nhập trong nước, thu nhập nước ngoài và tự do hóa thương mại. Do đó, các chính sách thương mại của Tanzania nên xoay quanh mối quan hệ giữa các yếu tố xác định trên. Yuen-Ling và cộng sự (2008) cố gắng xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực với cán cân thương mại tại Malaysia từ năm 1955 đến năm 2006. Nghiên cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị, kỹ thuật đồng liên kết, kiểm định Engle-Granger, mơ hình vectơ sai số hiệu chỉnh (VECM) và phân tích phản ứng đẩy (IRF). Những phát hiện chính của nghiên cứu gồm: (i) mối quan hệ dài hạn tồn tại giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Các biến xác định quan trọng khác gồm thu nhập trong nước và thu nhập nước ngoài lần lượt cho thấy mối quan hệ cùng chiều và ngược chiều trong dài hạn; (ii) phá giá nội tệ giúp cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn, ủng hộ điều kiện Marshall-Lerner; (iii) không tồn tại hiệu ứng đường cong J tại Malaysia.Korap (2011)phân tích các yếu tố quyết định cân bằng thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng kiểm định ARDL cho mẫu dữ liệu trong giai đoạn quý 1 năm 1990 đến quý 3 năm 2007.Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ giá hối đoái thực cải thiện cán cân thương mại với mức độ mạnh và đáng kể; trong khi thu nhập thực trong nước ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại. Cán cân thương mại cải thiện mạnh mẽ khi có sự gia tăng thu nhập thực nước ngoài.Ngoài ra, tác giả khơng tìm thấy bằng chứng nào đáng kể về tác động của giá dầu thô lên cán cân thương mại.
Ahad và Muzammil (2015) kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân thương mại,phát triển tài chính, tỷ giá hối đối và lạm phát bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1972 đến năm 2014 cho Pakistan. Phương pháp ARDL được áp
dụng để kiểm tra sự đồng liên kết giữa các biến do các biến hồi quy dừng hỗn hợp I(0)/I(1). Các phát hiện chỉ ra mối quan hệ hài hạn tồn tại giữa phát triển tài chính, cán cân thương mại, tỷ giá hối đối và lạm phát. Phát triển tài chính, tỷ giá hối đối và lạm phát có tác động đáng kể đến cán cân thương mại trong dài hạn; nhưng trong ngắn hạn, chỉ có tỷ giá hối đối và lạm phát có tác động đáng kể về mặt thống kê. Ngoài ra, kết quả kiểm định Granger cho thấymối quan hệ nhân quả một chiều từ phát triển tài chính đến cán cân thương mại tồn tại trong dài hạn. Do đó, tác giả đề xuất chính phủ cần tăng cường phát triển tài chính bằng cách quản lý lãi suất cho vay để cải thiện cán cân thương mại. Duasa (2007) khám phá mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa cán cân thương mại, cung tiền, thu nhập và tỷ giá hối đoái thực tại Malaysia. Việc bao gồm các biến thu nhập và tiền tệ trong nghiên cứu nhằm kiểm tra các phương pháp tiền tệ và hấp thụ đối với cán cân thanh toán bên cạnh phương pháp độ co giãn, sử dụng tỷ giá hối đoái.Nghiên cứu vận dụng phương pháp ARDL, sử dụng dữ liệu từ năm 1974 đến 2003cho phân tích. Kết quả xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương mại và các yếu tố xác định. Sử dụng phương pháp phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy, các tác giả tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương mại và thu nhập, cán cân thương mại và cung tiền, nhưng không phải giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực. Những phát hiện cũng cho thấy rằng điều kiện Marshall Lerner không tồn tại trong dài hạn tại Malaysia. Do đó,các chính sách liên quan cán cân thương mại của Malaysia nên được cân nhắc từ các phương pháp hấp thụ và tiền tệ.
Waliullah và cộng sự (2010) phân tích mối quan hệ ngắn hạn lẫn dài hạn giữa cán cân thương mại, thu nhập, cung tiền và tỷ giá hối đoái thực trong trường hợp nền kinh tế Pakistan. Phương pháp ARDL, phương pháp phân rã phương sai (VDC) cùng hàm đáp ứng đẩy (IRFs)được áp dụng cho dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1970-2005. Kết quả kiểm định đường bao cho thấy mối quan hệ dài hạn ổn định giữa cán cân thương mại và thu nhập, cung tiền và biến tỷ giá hối đoái. Kết quả hồi quy cho thấy phá giá nội tệ có liên quan cùng chiều đến cán cân thương mại trong dài hạn và ngắn hạn, phù hợp với điều kiện Marshall-Lerner. Kết quả cung cấp bằng
chứng mạnh mẽ rằng cung tiền và thu nhập đóng vai trị quan trọng trong việc xác định hành vi của cán cân thương mại. Cơ chế tỷ giá hối đối có thể giúp cải thiện cán cân thương mại nhưng sẽ có ảnh hưởng yếu hơn chính sách tăng trưởng và tiền tệ.Tương tự, Nazeer và cộng sự (2015) phân tích các yếu tố quyết định của cán cân thương mại và kiểm tra tác động của các yếu tố quyết định đến cán cân thanh toán tại thị trường Pakistan. Dữ liệu thời gian và mơ hình hồi quy tuyến tính sử dụng cho nghiên cứu này. Nghiên cứu kết luận rằng có mối quan hệ cùng chiều mạnh mẽ đáng kể giữa cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán. Mohammad (2010) phân tích các yếu tố quyết định của thâm hụt thương mại cho Pakistan bằng cách sử dụng mơ hình sai số hiệu chỉnh và phương pháp đồng liên kết Johansen trong giai đoạn 1975-2008. Nghiên cứu kết luận rằng chi tiêu hộ gia đình có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực đa phương, FDI và thu nhập nước ngồi có tác động tích cực đến cán cân thương mại.
Hassan và Zaman (2012) điều tra tác động của việc tăng giá dầu đối với cán cân thương mại của Pakistan bằng cách sử dụng phương pháp ARDL cho dữ liệutrong giai đoạn 1975–2010. Kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa giá dầu, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Pakistan, tức là nếu giá dầu và tỷ giá hối đối tăng 1% thì cán cân thương mại giảm lần lượt 0,382% và 0,342%. Điều này dẫn đến việc giá dầu và tỷ giá hối đoái gây ra mất cân bằng thương mại tại Pakistan. Ngoài ra, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa lỗ hổng sản lượng và cán cân thương mại, gây ra sự phân bổ và sử dụng tài nguyên thiếu hiệu quả trong sản xuất. Trong ngắn hạn, có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá hối đoái, lỗ hổng sản lượng và cán cân thương mại ở Pakistan. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) xem xét tác động của giá dầu lên cán cân thương mại Việt Nam, đồng thời tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa cán cân thương mại với các yếu tố vĩ mơ khác có liên quan. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định đường bao và mơ hình ARDL với dữ liệu từ quý 1 năm 1999 tới quý 4 năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch biến đáng kể giữa giá dầu, tỷ giá hối đoái và cán cân