CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Giải thích kết quả kiểm định và mơ hình hồi quy
Từ kết quả hồi quy ở bảng 5.16, mơ hình kinh tế lượng của đề tài được trình bày:
𝑙𝑛 [𝑃(KHA_NANG_TRA_NO=1)
𝑃(KHA_NANG_TRA_NO=0)]= -0,52 - 0,065*DO_TUOI + 1,314*SO_LAO_DONG -
0,958*SO_THANH_VIEN + 0,001*TONG_TIET_KIEM + 0,79*NGUON_THU + 1,847*SU_DUNG + ε
Khi đó, phương trình dự đốn khả năng trả nợ của hộ vay sẽ là :
P(𝑌𝑖 = 1) = 𝑒
𝑓(𝑥)
1 + 𝑒𝑓(𝑥)
Với:
P(Yi=1): xác suất hộ vay có khả năng trả nợ
F(x)= -0,52 - 0,065*DO_TUOI + 1,314*SO_LAO_DONG - 0,958*SO_THANH_VIEN + 0,001*TONG_TIET_KIEM + 0,79*NGUON_THU + 1,847*SU_DUNG + ε
Và xác suất dự đoán này đúng 82%.
Kết quả hồi quy:
Theo bảng 5.8 thì biến độ tuổi (DO_TUOI), số lao động (SO_LAO_DONG), số thành viên gia đình (SO_THANH_VIEN), số tiền tiết kiệm (TONG_TIET_KIEM), số nguồn thu (NGUON_THU), mục đích sử dụng vốn (SU_DUNG) có tác động có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ của hộ vay với mức ý nghĩa 5%.
(i) Độ tuổi : β1= - 0,065 ; mức ý nghĩa 0,015
Giả định xác suất trả nợ của hộ vay đang là P1 =55/161=34% như tỷ lệ thực tế hiện tại. Ta có tác động biên :
𝑑(𝑌𝑖 = 1)
𝑑𝑋𝑘 = 𝛽𝑘∗ 𝑃(𝑌𝑖 = 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌𝑖 = 1)]
= 𝛽1∗ 𝑃1∗ (1 − 𝑃1) = −0,065 ∗ 34%(1 − 34%) = 0,0146
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 34%, khi hộ vay tăng thêm 1 tuổi, các yếu tố khác khơng đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ giảm 1,46%.
Độ tuổi của hộ vay có tương quan âm với khả năng trả nợ, nghĩa là tuổi hộ vay càng lớn, khả năng trả nợ càng thấp. Kết quả này giống với một phần kết quả nghiên cứu của Mokhta và cộng sự (2012). Tuy nhiên, lại trái ngược với kết quả nghiên cứu của Pasha và Negese (2014) cũng như của Angaine và Waari (2014). Pasha và Negese (2014) trong nghiên cứu về các yếu tố quyết định khả năng trả nợ TCVM tại Ethiopia, giải thích rằng hộ vay càng lớn tuổi, tích lũy càng nhiều kinh nghiệm kinh doanh, sinh sống ổn định và tích lũy được tài sản, do đó khả năng trả nợ tăng.
Trong nghiên cứu của tác giả trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thuộc khu vực trọng điểm phát triển cà phê của cả nước, các hộ vay trung niên có đất canh tác, đại đa số thâm canh cây cà phê. Với việc giá cà phê không cao những năm trở lại đây và việc hạn hán, thiếu nước tưới thường xuyên, thu nhập của người trồng cà hết sức bấp bênh (phụ lục A). Thêm vào đó, một bộ phận đáng kể khách hàng được khảo sát trong nghiên cứu lớn tuổi nhưng nằm ngoài tuổi lao động: 26 trên 161 hộ, chiếm tỷ lệ 16,1%, các hộ này khả năng lao động bị hạn chế, có thể gây tương quan âm tới khả năng trả nợ của nhóm đối tượng lớn tuổi hơn. Trong khi những hộ vay trẻ hơn, dù có ít hoặc khơng có đất canh tác cà phê, tìm kiếm thu nhập đến từ việc làm thuê ít chịu rủi ro, thiên tai, giá cả ; hoặc ni heo, bị, đặc biệt là dê những năm gần đây cho hiệu quả tốt.
(ii) Số lao động : β6 = 1,314 ; mức ý nghĩa 0,004
𝑑(𝑌𝑖 = 1)
𝑑𝑋𝑘 = 𝛽𝑘∗ 𝑃(𝑌𝑖 = 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌𝑖 = 1)] = 𝛽6 ∗ 𝑃6∗ (1 − 𝑃6) = 1,314 ∗ 34%(1 − 34%) = 0,2949
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 34%, khi số lao động trong hộ tăng thêm 1 người, các yếu tố khác không đổi, về mặt trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ tăng 29,49%.
Số người lao động trong hộ càng nhiều thì khả năng trả nợ của hộ càng tăng. Số lao động có việc làm của hộ đại diện cho năng lực sản suất ra của cải của hộ gia đình đó, do đó quyết định khả năng trả nợ của hộ.
Các hộ gia đình với năng lực sản xuất ra của cải tốt hơn có thể sử dụng khoản vay hiệu quả hơn.
Với nhiều lao động hơn, họ có thể chia khoản vay cho nhiều lao động cùng sử dụng, qua đó phân tán được rủi ro.
Và khi thu nhập của một lao động bị gián đoạn, các gia đình có nhiều lao động có thể bù đắp cho sự gián đoạn này bằng thu nhập của các lao động khác.
Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Wahab và cộng sự (2011) cũng như kết quả nghiên cứu của Munene và Guyo (2013).
(iii) Số thành viên gia đình : β7 = - 0,958 ; mức ý nghĩa 0,000
Ta có :
𝑑(𝑌𝑖 = 1)
𝑑𝑋𝑘 = 𝛽𝑘∗ 𝑃(𝑌𝑖 = 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌𝑖 = 1)]
= 𝛽7∗ 𝑃7∗ (1 − 𝑃7) = −0,958 ∗ 34%(1 − 34%) = −0,2150
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 34%, khi số thành viên cùng sinh sống trong gia đình hộ tăng thêm 1 người, các yếu tố khác khơng đổi, về mặt trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ giảm 21,45%.
những một lượng lớn các thành viên này khơng lao động, khơng có khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động sẽ tạo ra gánh nặng tài chính cho những thành viên khác trong hộ. Mẫu khảo sát trong nghiên cứu có số thành viên gia đình cao (trung bình 4,385 phụ lục 4.11), trong khi số lao động thấp (trung bình 1,944 phụ lục 4.10)
Với truyền thống của người Việt Nam, con cái lớn vẫn thường tiếp tục sống cùng với bố mẹ cho đến khi có đủ khả năng ra ở riêng, trong một số trường hợp tạo ra tâm lý ỷ lại, lười lao động dẫn đến việc gây khó khăn tài chính cho gia đình.
Mặt khác, đối tượng hộ nghèo trong nghiên cứu có trình độ học vấn khơng cao (phụ lục 4.7), có thể là nguyên nhân khiến hộ thực hiện kế hoạch hóa gia đình khơng tốt, sinh nhiều con khiến cho kinh tế càng khó khăn.
Đồng thời, trên lý thuyết, số thành viên gia đình càng nhiều, chi phí tiêu dùng càng tăng theo, nên khả năng trả nợ bị ảnh hưởng (Ayen, 2015).
Do đó, những hộ có càng nhiều thành viên chung sống trong cùng nhà thì khả năng trả nợ càng giảm.
Kết quả trên nhất quán với nghiên cứu của Haile (2015), Ayen (2015) và nghiên cứu của Folefack và Teguia (2016).
(iv) Số tiền tiết kiệm : β8 = 0,001 ; mức ý nghĩa 0,019
Ta có :
𝑑(𝑌𝑖 = 1)
𝑑𝑋𝑘 = 𝛽𝑘∗ 𝑃(𝑌𝑖 = 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌𝑖 = 1)] = 𝛽8 ∗ 𝑃8∗ (1 − 𝑃8) = 0,001 ∗ 34%(1 − 34%) = 0,0002
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 34%, khi số tiền tiết kiệm tăng thêm 1 nghìn đồng, các yếu tố khác khơng đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ tăng 0,02%.
Khi tiền tiết kiệm của hộ gia đình tăng thì khả năng trả nợ cũng tăng. NHCSXH tạo điều kiện cho hộ vay trả nợ bằng cách thu và trả lãi cho các khoản tiết kiệm nhỏ hàng tháng của hộ vay, số tiền này sẽ được thanh toán một lần khi tất toán khoản vay. Việc này giảm bớt áp lực nợ vay cho hộ khi món vay đến hạn. Và việc đóng tiết kiệm
nhiều hay ít cũng một phần thể hiện năng lực tài chính của hộ vay. Do đó, khi tổng tiết kiệm cao hơn, khả năng khả năng trả nợ sẽ tăng.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp hộ vay chưa tự giác đóng tiền tiết kiệm mà nhiều trường hợp chỉ đóng rất ít theo quy định của tổ, hoặc khơng đóng ; vì đóng tiết kiệm chỉ được hưởng lãi suất khơng kì hạn, trong khi nếu dùng khoản tiền đó trả dư nợ gốc khoản vay để giảm lãi tháng sẽ có lợi hơn. Vì vậy, sẽ có thể có những hộ có khả năng trả nợ cao hơn nhưng khơng thực hiện đóng nhiều hơn tiền tiết kiệm hàng tháng. Nói cách khác, việc đóng tiền tiết kiệm có thể khơng nói lên được q nhiều điều về khả năng trả nợ của hộ vay. Điều này có thể giải thích cho kết quả nghiên cứu trên khác với kết quả của Walab và cộng sự (2011) cho rằng tổng tiết kiệm của hộ vay không ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.
(v) Số nguồn thu : β9 = 0,79 ; mức ý nghĩa 0,018
Ta có :
𝑑(𝑌𝑖 = 1)
𝑑𝑋𝑘 = 𝛽𝑘∗ 𝑃(𝑌𝑖 = 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌𝑖 = 1)] = 𝛽9 ∗ 𝑃9∗ (1 − 𝑃9) = 0,79 ∗ 34%(1 − 34%) = 0,1773
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 34%, khi số nguồn thu nhập của gia đình hộ tăng thêm 1 nguồn, các yếu tố khác không đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ tăng 17,73%.
Số nguồn thu nhập của hộ càng cao, khả năng trả nợ của hộ càng tăng. Số nguồn thu nhập của hộ đại diện cho khả năng trả nợ ngay cả khi hộ nguồn thu nhập chính bị gián đoạn. Việc kinh tế khơng phụ thuộc vào một nguồn thu duy nhất giúp hộ giảm rủi ro khi nguồn thu nhập chính bị gián đoạn. Vậy nên hộ càng có nhiều nguồn thu nhập, xác suất khả năng trả nợ của hộ càng cao.
Các kết quả nghiên cứu trước (Wahab và cộng sự, 2011; Jain và Mansuri, 2003; Haile, 2015) cũng đồng quan điểm trên.
𝑑(𝑌𝑖 = 1)
𝑑𝑋𝑘 = 𝛽𝑘∗ 𝑃(𝑌𝑖 = 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌𝑖 = 1)]
= 𝛽11∗ 𝑃11∗ (1 − 𝑃11) = 1,847 ∗ 34%(1 − 34%) = 0,4145
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 34%, khi hộ sử dụng vốn vay vào mục đích tạo ra thu nhập, các yếu tố khác khơng đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ tăng 41,45%.
Hộ vay sử dụng vốn vào mục đích tạo ra thu nhập sẽ có xác suất khả năng trả nợ cao hơn. Việc biết được hộ vay sử dụng nguồn vốn vay như thế nào, mức độ phù hợp và khả năng thành công của dự án đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá khả năng trả nợ của hộ vay. Những hộ sử dụng vốn vào những hoạt động không tạo ra thu nhập sẽ có khả năng cao hơn gặp những vấn đề trong việc trả nợ, ngược lại khi hộ sử dụng vốn vào mục đích tạo ra thu nhập có thể sẽ tạo ra việc làm cho các thành viên trong gia đình, xây dựng các nguồn thu để phát triển kinh tế, từ đó nâng cao khả năng trả nợ.
Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu trước (Wahab và cộng sự, 2011; Pasha và Negese, 2014; Folefack và Teguia, 2016).
Các yếu tố khơng có tác động có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ :
- Học vấn : Khác với các nghiên cứu trước (Wahab và cộng sự, 2011; Pasha
và Negese, 2014; Angaine và Waari, 2014) yếu tố học vấn của chủ hộ trong đề tài khơng có tác động có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ. Điều này có thể giải thích bởi hầu hết đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các hộ nghèo, thiếu thốn nguồn lực để có thể tham gia giáo dục chính thức nên có trình độ học vấn khá thấp : số hộ chưa được đi học chiếm 10,6%, học đến cấp 1 chiếm 22,4%, đến cấp 2 chiếm 47,2% và đến cấp 3 chiếm 19,9% (phụ lục 4.7) ; trong 32 hộ vay học đến cấp 3, chỉ có 9 hộ học hết cấp 3 và khơng có hộ vay từng tham gia cấp học cao hơn. Đa số các hộ được đi học, tuy nhiên, việc mặt bằng chung trình độ học vấn khả thấp có lẽ chưa đủ làm nên sự khác biệt giúp các hộ trong quản lý kinh tế, nắm bắt cơ hội để phát triển kinh tế,
nâng cao khả năng trả nợ. Để so sánh, trong nghiên cứu của Pasha và Negese (2014) tại Ethiopia, có tới 36,5% đối tượng hộ vay có trình độ học vấn trên lớp 12 (hay trên cấp 3).
- Giới tính : Khác với kết quả nghiên cứu của Nawai và Shariff (2012) và Mokhta và cộng sự (2012), giới tính trong đề tài khơng có tác động có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ. Với độ tuổi trung bình của các hộ vay trong nghiên cứu khá cao là 46,1 tuổi (phụ lục 4.4) các hộ vay là nữ trong nghiên cứu phần lớn đã lập gia đình và sinh con, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay không bị gián đoạn bởi việc này. Tuy nhiên, cũng khơng có cơ sở ủng hộ cho nhận định hộ vay nữ trong đề tài nghiên cứu có trách nhiệm và kỷ luật hơn nam giới trong việc trả nợ TDVM.
- Dân tộc : Sự khác biệt trong văn hóa thể hiện qua yếu tố dân tộc khơng có
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khả năng trả nợ của hộ vay trong nghiên cứu. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Roslan và Karim (2009).
- Việc hộ vay vốn ở nơi khác : Khơng có sự khác biệt về khả năng trả nợ của
những hộ chỉ vay tại NHCSXH với những hộ có vay ở cả NHCSXH và nơi khác. Tuy nhiên trong dài hạn, khi gặp những biến cố về tài chính, hành vi trả nợ của những người vay ở nhiều nơi cùng một lúc có thể thay đổi theo chiều hướng xấu so với những người chỉ vay tại một nơi (Vogelgesang, 2003).
- Tình trạng hơn nhân : Khác với kết quả nghiên cứu của Folefack và Teguia
(2016), việc hộ vay chưa kết hôn trong nghiên cứu này khơng có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ của hộ vay. Điều này giải thích bởi phong tục của người Việt Nam, con cái thường sống chung với bố mẹ cho đến lúc lập gia đình hoặc đủ điều kiện mới chuyển ra sống riêng : các hộ vay chưa kết hôn trong nghiên cứu hầu hết khơng sống một mình, mà chủ yếu chung sống với bố và/hoặc mẹ. Thông thường, khi con cái vẫn sống chung với bố mẹ thì bố hoặc mẹ sẽ là chủ hộ, và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk sẽ chọn đối tượng chủ hộ này đứng tên vay vốn ; tuy nhiên trong trường hợp chủ hộ đã quá tuổi lao động hoặc khơng có khả năng lao động, con cái đủ tuổi lao động và có khả năng lao động sẽ được chọn làm người đứng tên.
Việc sống chung với bố và/hoặc mẹ đã q tuổi lao động hay khơng có khả năng lao động, cần được chăm sóc và cần có sự hỗ trợ về tài chính có thể là lý do ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của các hộ vay chưa kết hôn.