CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu :
(i) Mơ hình kinh tế lượng có được từ nghiên cứu:
𝑙𝑛 [𝑃(KHA_NANG_TRA_NO=1)
𝑃(KHA_NANG_TRA_NO=0)]= -0,52 - 0,065*DO_TUOI + 1,314*SO_LAO_DONG -
0,958*SO_THANH_VIEN + 0,001*TONG_TIET_KIEM + 0,79*NGUON_THU + 1,847*SU_DUNG
Độ tuổi của hộ vay, số lao động trong hộ, số thành viên cùng chung sống, tổng số tiền tiết kiệm, số nguồn thu nhập và việc hộ có sử dụng vốn vay vào mục đích tạo ra thu nhập hay không là các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ TDVM hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk. Trong đó:
Độ tuổi của hộ vay và số thành viên trong gia đình hộ có tương quan âm với khả năng trả nợ của hộ.
Số người lao động, số nguồn thu nhập trong hộ và số tiền tiết kiệm của hộ tương quan dương với khả năng trả nợ của hộ.
Hộ vay khi sử dụng vốn vào mục đích tạo ra thu nhập sẽ có xác suất khả năng trả nợ cao hơn.
Tác động của các yếu tố được thể hiện ở hình 5.1 :
Độ tuổi
Số lao động Số thành viên gia đình
Khả năng trả nợ Số tiền tiết kiệm
Số nguồn thu
Mục đích sử dụng vốn
Hình 5.1: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ TDVM hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk
(ii) Phương trình dự đốn khả năng trả nợ của hộ vay :
P(𝑌𝑖 = 1) = 𝑒
𝑓(𝑥)
1 + 𝑒𝑓(𝑥)
Trong đó:
P(Yi=1): xác suất hộ vay có khả năng trả nợ.
F(x)= -0,52 - 0,065*DO_TUOI + 1,314*SO_LAO_DONG -
0,958*SO_THANH_VIEN + 0,001*TONG_TIET_KIEM + 0,79*NGUON_THU + 1,847*SU_DUNG
Đồng thời kết quả nghiên cứu còn cho thấy có 22,4% hộ vay thừa nhận sử dụng vốn vào các hoạt động không tạo ra thu nhập và 16,1% hộ vay nằm ngoài tuổi lao động.