“Nguồn: Tổng hợp từ số liệu SPSS”
Qua kết quả thống kê mô tả các yếu tố cho thấy trong 5 nhóm yếu tố nghiên cứu, hầu hết những NNT được hỏi đều có mức đánh giá từ 2.9 đến 4.0 điểm, đây là mức đánh giá tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định thực hiện KK & NTĐT của cá nhân, hộ kinh doanh cho thuê nhà, tại quận 12 là ở mức trên trung bình. Mức điểm trung bình của các nhóm yếu tố có sự biến động không lớn, cho thấy những nhận định của NNT có sự thống nhất nhất định. Cụ thể yếu tố cảm nhận tính dễ sử dụng được đánh giá cao nhất (mean = 4.04) và yếu tố cảm nhận rủi ro được đánh giá thấp nhất (mean = 2.9043). Nhìn chung các yếu tố được đánh giá cao hơn gồm nhóm yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và cảm nhận tính hữu ích. Ý định sử dụng được đánh giá ở mức 3.8 điểm. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả ban đầu, cơ quan thuế đặc biệt là bộ phận lãnh đạo cần phải xem xét và xây dựng chính sách phù hợp cho từng yếu tố, cụ thể là chú trọng giải pháp cho những yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến ý định KK & NTĐT của NNT nhưng đánh giá tầm quan trọng của yếu tố đó chưa cao khi so sánh với các yếu tố cịn lại.
hình hồi quy, tất cả các giả thuyết từ cơ sở lý thuyết được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.
Kết quả phân tích cịn cho thấy có sự khác biệt của ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà theo đặc điểm của người nộp thuế. Trong đó, ý định KK & NTĐT của nhóm người nộp thuế giới tính nam (3.9932) cao hơn NNT giới tính nữ (3.5564) .
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt trong các nhóm NNT theo độ tuổi và theo mức thu nhập từ việc cho thuê nhà trong đánh giá các yếu tố: cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, cảm nhận rủi ro, các điều kiện hỗ trợ và ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà tại quận 12.
Tiếp theo, chương 5 sẽ trình bày về các kết luận và kiến nghị giải pháp của tác giả cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương 5, tác giả sẽ thảo luận những kết quả chính của tồn bộ nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ kiến nghị một số giải pháp liên quan đến năm yếu tố ảnh hưởng đến ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà tại quận 12. Cuối cùng, tác giả khơng qn nhìn nhận những hạn chế khơng thể tránh khỏi của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
5.1. Kết luận
Chương 4 – kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối tương quan cùng chiều giữa 4 nhân tố (cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và điều kiện hỗ trợ) với ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho thuê nhà. Nhân tố rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều với ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho thuê nhà. Các yếu tố ảnh hưởng trong nghiên cứu bao gồm các yếu tố tổng hợp từ các nghiên cứu đã được trình bày trong chương 2. Tuy nhiên, thứ tự mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là khác nhau so với các nghiên cứu trước đó.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố đến ý định kê khai và nộp thuế điện tử của hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà tại quận 12, “sự hữu ích cảm nhận” là nhân tố quan trọng nhất có tác động mạnh mẽ đến ý định KK & NTĐT. Tiếp theo, “cảm nhận tính dễ sử dụng” là yếu tố có sức ảnh hưởng đứng thứ 2 đối với đến ý định KK & NTĐT của người được khảo sát. Bên cạnh đó, “các điều kiện hỗ trợ” là nhân tố có sức ảnh hưởng đứng thứ 3 đối với ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho thuê nhà tại quận 12. Điều này có thể hiểu rằng hệ thống KK & NTĐT nếu dễ sử dụng, dễ hiểu và đơn giản thì sẽ rất thu hút NNT sử dụng nó, bên cạnh đó cần phải có bộ phận hướng dẫn KK, NTĐT để NNT có thể liên hệ bất kì lúc nào họ gặp vấn đề về KK và NTĐT. “Chuẩn chủ quan” là nhân tố có sức ảnh hưởng xếp thứ 4 đối với đến ý định KK & NTĐT của hộ, cá nhân cho thuê nhà tại quận 12. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc tuyên truyền,
tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và cảm nhận tính hữu ích, trong đó yếu tố cảm nhận tính dễ sử dụng được đánh giá cao nhất (mean = 4.04) và yếu tố cảm nhận rủi ro được đánh giá thấp nhất (mean = 2.9043). Như vậy dựa trên các kết quả nghiên cứu trên, tác giả xây dựng kiến nghị giải pháp dựa trên trung bình của các biến quan sát của mỗi nhân tố ảnh hưởng. Cuối cùng, kết quả kiểm định sự khác biệt của ý định KK-NTĐT của NNT theo giới tính, độ tuổi, thu nhập cũng cho thấy nhóm NNT là nữ, có thu nhập thấp nhất (từ 8.3-10 triệu/tháng), có độ tuổi cao (trên 50) sẽ có sự khác biệt so với các nhóm cịn lại, do đó các kiến nghị trong bài cũng cần chú ý đến để xây dựng chính sách thuế cũng như kế hoạch quản lý thuế tốt hơn.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Về tăng cường sự cảm nhận tính hữu ích của người nộp thuế đối với việc kê khai và nộp thuế điện tử.
Theo kết quả nghiên cứu, cảm nhận tính hữu ích là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định KK & NTĐT của cá nhân cho thuê nhà, xưởng tại quận 12. Trong đó thống kê mô tả cho thấy tầm quan trọng của yếu tố cảm nhận tính hữu ích được đánh giá ở mức độ trung bình (mean =3.89) . Trong đó biến quan sát “tiết kiệm chi phí” được đánh giá thấp nhất, “thực hiện nghĩa vụ thuế một cách hiệu quả” được đánh giá cao nhất. Theo đó cơ quan thuế cần quan tâm nhấn mạnh đến lợi ích của việc kê khai, đó chính là về mặt “Hiệu quả”, cần cho NNT nhận thấy hiệu quả hơn so với việc nộp tờ khai và nộp thuế thủ công, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với yếu tố này như sau:
+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, radio, treo các băng rôn nêu rõ lợi ích của KK & NTĐT , đó là 3 lợi ích cơ bản:
Đối với NNT: Tiết kiệm chi phí đi lại chi phí in ấn, thời gian giao dịch; đơn
giản thủ tục giấy tờ khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Kê khai, nộp thuế bất cứ thời điểm nào, bất cứ ở đâu có kết nối Internet; Có thể dễ dàng lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin của Cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch tức thời. NNT có thể truy cập Cổng thơng tin điện tử của Cơ quan thuế để xem, giám sát quản lý giao dịch nộp thuế, theo dõi tình hình thực hiện nộp ngân sách nhà nước qua tài khoản. Đặc biệt nộp hồ sơ khai, nộp thuế qua mạng rất an tồn, mang tính bảo mật cao vì đã được mã hố để bảo mật thơng tin của doanh nghiệp, cũng như chữ ký số của người đại diện đơn vị. Ngoài ra việc kê khai và nộp thuế qua mạng góp phần làm tăng tính cơng khai minh bạch của ngành thuế, giảm sự tiếp xúc giữa cán bộ thuế và NNT, tăng sự công bằng giữa những NNT.
Đối với Cơ quan thuế: Tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, xử lý
thơng tin thu nộp thuế nhanh chóng, chính xác, góp phần đa dạng hóa các kênh thu Ngân sách nhà nước.
Đối với Ngân hàng thương mại: Thông qua dịch vụ Nộp thuế điện tử có thể
cung cấp thêm nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đến các doanh nghiệp, đồng thời đóng góp một phần cơng sức thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, cải cách hành chính cơng của Chính phủ.
+ Tổ chức các buổi đối thoại tiếp xúc với NNT để triển khai và giới thiệu hệ thống đến NNT, tạo mọi điều kiện đề NNT có thể thực hiện KK & NTĐT từ đó chính họ sẽ có nhận thức rõ ràng hơn về lợi ích của hệ thống.
Kết quả nghiên cứu kiểm định sự khác biệt theo các yếu tố nhân khẩu học cũng cho thấy rằng, NNT cao tuổi (trên 50 tuổi), NNT có thu nhập trong nhóm thấp (từ 8.3-10 triệu/tháng), NNT là nữ thì có nhận thức sự hữu ích thấp nhất trong nhóm, do
khai giấy và giấy nộp tiền tại ngân hàng” được đánh giá cao nhất (mean = 4.20), biến quan sát “Học cách sử dụng hệ thống KK & NTĐT là dễ dàng đối với tôi” được đánh giá thấp nhất (mean= 3.92) như vậy do đặc thù người sử dụng hệ thống KK & NTĐT là cá nhân và hộ gia đình, khơng có nhiều kinh nghiệm trong kê khai so với các kế toán của các doanh nghiệp, do đó các mẫu tờ khai trên hệ thống KK & NTĐT cần phải đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, tạo mọi điều kiện cho NNT để họ cảm thấy dễ dàng khi kê khai và nộp thuế điện tử. Ngoài ra, cần tạo bộ tài liệu hướng dẫn kê khai, nộp thuế điện tử thật rõ ràng, cụ thể các bước thực hiện,tạo các video hướng dẫn để NNT có thể trực tiếp làm theo.
+Công tác tuyên truyền hỗ trợ cũng phải được quan tâm, chú ý, nhất là đối với cán bộ thu thuế tiếp xúc trực tiếp với NNT. Nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chính sách thuế cho cán bộ thuế, tập huấn, phổ biến cho NNT quy trình kê khai và nộp thuế, các thông tư hướng dẫn nộp thuế điện tử đặc biệt là Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Cụ thể, cá nhân phải có mã số thuế; cá nhân khơng có chứng thư số thì sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế cấp; có khả năng truy cập mạng internet; có địa chỉ thư điện tử và số điện thoại (có thể nhận được tin nhắn). Khi đến thời hạn kê khai thuế hoặc quyết tốn thuế thì tổ chức các buổi hỗ trợ kê khai, NTĐT nhằm giúp NNT có thể tự tay thực hiện và các lần sau có thể tự thực hiện được.
+Thường xuyên có sáng kiến trong việc nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai, các mẫu tờ khai phải được thiết kế sao cho dễ hiểu và rõ ràng, nâng cấp hướng dẫn
sử dụng , tạo các video clip hướng dẫn kê khai dễ hiểu để NNT có thể xem qua và thực hiện theo một cách dễ dàng.
Kết quả nghiên cứu kiểm định sự khác biệt theo các yếu tố nhân khẩu học cho thấy rằng, NNT cao tuổi (trên 50 tuổi), NNT có thu nhập trong nhóm thấp (từ 8.3- 10 triệu/tháng), NNT là nữ thì có cảm nhận tính dễ sử dụng thấp nhất trong nhóm, do vậy các nhóm biện pháp cũng cần tập trung đối với các nhóm này, cần thiết cán bộ thuế có thể đến và hỗ trợ trực tiếp. giúp NNT thực hiện và kê khai, nộp thuế điện tử lần đầu, các lần sau có thể hỗ trợ họ qua điện thoại, cần nắm rõ doanh thu của các hộ, cá nhân; hộ cá nhân nào có thu nhập cho th thấp thì chú ý đơn đốc họ và nhắc nhở họ, khuyến khích họ kê khai, nộp thuế điện tử, đối với NNT là nữ cũng cần chú ý xem xét xem họ có gặp khó khăn trong việc KK-NTĐT hay khơng để có thể hỗ trợ khi cần thiết.
5.2.3. Về tăng cường sức ảnh hưởng của xã hội và của cơ quan thuế đến người nộp thuế. người nộp thuế.
Mặc dù kết quả nghiên cứu hồi quy cho thấy yếu tố chuẩn chủ quan có mức độ ảnh hưởng tương đối thấp thì kết quả thống kê mơ tả lại cho thấy tầm quan trọng của yếu tố chuẩn chủ quan được đánh giá khá cao (mean = 3.96), trong đó biến quan sát bạn bè, đồng nghiệp có mean = 4.01. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của những người xung quanh đối với đối tượng nộp thuế, nếu bạn bè đồng nghiệp, những người xung quanh cũng sử dụng hệ thống thì sẽ có sức hút lôi kéo NNT cũng sử dụng. Thứ hai là yếu tố thuộc về trách nhiệm của cơ quan thuế đặc biệt là cán bộ thuế, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm đưa hệ thống gần hơn đến với NNT.
Hiện nay quy trình và nguyên tắc kê khai, tính thuế, nộp thuế của cá nhân, hộ kinh doanh được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Các giải pháp đặt ra nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của cán bộ thuế là: Quan tâm công tác đào tạo cán bộ thuế về chuyên môn, đặc biệt là cán bộ phụ trách quản
tiếp thu ý kiến của NNT để có thể hiểu được những mong muốn, nhu cầu của họ, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tốt hơn.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến chính sách, phổ biến hệ thống mới cho cán bộ thuế để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu giữa các đội với nhau và các chi cục với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ trong khi thực hiện quy trình, tổ chức khóa học kĩ năng giao tiếp ứng xử với NNT.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi họp giao ban giữa các đội, giữa đội trực thu và đội gián thu (đội quản lý thuế và các đội kê khai, tuyên truyền, quản lý nợ thuế…) nhằm phân định rõ trách nhiệm từng bộ phận, đảm bảo thực hiện đúng quy trình kê khai nộp thuế, nếu có vướng mắc thì cùng đưa ra trong cuộc họp để thống nhất hướng xử lý thích hợp, tạo sự đồng bộ trong hệ thống.
Từ kết quả kiểm định sự khác biệt, đối với kiến nghị chuẩn chủ quan, thì ngồi việc cán bộ thuế phải thực hiện đối với NNT nói chung, cán bộ thuế cần phân biệt rõ nhóm NNT nào cần quan tâm nhiều hơn, tức là nhóm NNT nào chịu ảnh hưởng của những người xung quanh nhiều hơn để có kế hạch tiếp cận và hỗ trợ thích hợp. Cụ thể chính là các nhóm NNT trên tuổi và có thu nhập từ 8.3-10 triệu/tháng.
5.2.4. Về tăng cường các điều kiện hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai và nộp thuế điện tử. và nộp thuế điện tử.
Yếu tố các điều kiện hỗ trợ được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng thấp nhất so với các yếu tố khác (mean = 3.79) Tuy nhiên trong mơ hình hồi quy, mức độ ảnh hưởng
của các điều kiện hỗ trợ chỉ xếp sau yếu tố nhận thức tính hữu ích và cảm nhận tính dễ sử dụng. Trong đó biến “Tơi có đủ thời gian, tiền và các nguồn lực khác để sử dụng hệ thống này” có mean = 3.79 thấp hơn so với các biến khác. Dịch vụ NTĐT là dịch vụ cơng mang tính cơng nghệ cao, do đó rất cần sự hỗ trợ về nguồn lực cơng nghệ nói riêng và các nguồn lực khác như kiến thức, kĩ năng, máy móc nói chung…để tạo cơ sở hạ tầng cho NNT và các cơ quan liên quan thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ quản lý thuế của mình. Các biện pháp đề ra nhằm thúc đẩy phát triển yếu tố “các điều kiện hỗ trợ” là:
+ Về mặt nguồn lực về công nghệ:
- Đầu tư công nghệ kĩ thuật cao về mặt đường truyền internet, khi đến thời hạn kê khai, nộp thuế NNT có xu hướng gần sát ngày mới nộp tờ khai và tiền thuế dẫn đến hệ thống hay bị nghẽn mạng do quá tải, vì thế cần phải chú ý nâng cấp đường truyền để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong các ngày cao điểm và hướng dẫn NNT nên sử dụng máy móc thiết bị có đường truyền internet ổn định, không đợi