CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Mô tả các biến
Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t: được tính tốn từ chỉ số giá tiêu dùng CPI theo
công thức sau:
t = log ( CPIt
CPIt−1) (3)
Với: t : tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t
CPIt : chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm t CPIt-1 : chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm t-1
Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngành i tại thời điểm t (Ri,t)
RSi,t = log (PPi,t
i,t−1) (4)
Trong đó:
RSi,t là suất sinh lợi cổ phiếu ngành i tại thời điểm t
Pi,t và Pi, t-1 lần lượt là chỉ số giá cổ phiếu ngành i tại thời điểm t và t-1
Tỷ suất sinh lợi tính cho tồn thị trường tại thời điểm t (Rm,t)
Rm,t = log ( VNIndext
VNIndext−1) (5)
Trong đó:
Rm,t là suất sinh lợi của chỉ số VNIndex tính cho tồn thị trường tại thời điểm t
VNIndext và VNIndext-1 là chỉ số giá toàn thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên HOSE tại thời điểm t và t-1.
Chỉ số sản xuất công nghiệp: Là thước đo về tăng trưởng thực tế hoặc điều
chỉnh với lạm phát trong lĩnh vực thực của nền kinh tế. Theo Tainer (1993), giá trị được tạo ra từ khu vực công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP tại các quốc gia nhưng chỉ số sản xuất cơng nghiệp lại phản ứng nhanh chóng với những thăng trầm trong chu kỳ kinh tế, nghĩa là chỉ số sản xuất công nghiệp gia tăng trong thời kỳ bùng nổ và giảm trong thời kỳ suy thối. Do đó, tác giả dùng chỉ số sản xuất công nghiệp để phân loại trạng thái nền kinh tế (suy thoái hay khơng suy thối).
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu quốc tế cho thấy rằng phản ứng của suất sinh lợi bất thường cổ phiếu đối với những thay đổi của lạm phát ngoài kỳ vọng phụ thuộc vào hai yếu tố: chiều hướng của cú sốc lạm phát (tức là, lạm phát thực tế cao hơn hay thấp hơn lạm phát kỳ vọng) và trạng thái của nền kinh tế (tức là, suy thoái hay khơng suy thối). Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả giả định rằng, tỷ suất sinh lợi các ngành sẽ có những phản ứng khác nhau đối với lạm phát ngoài kỳ vọng tùy thuộc vào lạm phát ngoài kỳ vọng dương (tức là, lạm phát thực tế cao hơn lạm phát kỳ vọng, được hiểu là “tin xấu”) hay lạm phát ngoài kỳ vọng âm (tức là, lạm phát thực tế thấp hơn lạm phát kỳ vọng, được hiểu là “tin tốt”), ngoài ra, những phản ứng này cịn tính đến yếu tố trạng thái của nền kinh tế (suy thối hay khơng suy thối).
3.3.1. Lạm phát ngoài kỳ vọng
Các nghiên cứu trước đây ghi nhận rằng suất sinh lợi cổ phiếu không phản ứng đáng kể đối với những biến động lạm phát ngồi kỳ vọng, nhưng những nghiên cứu này lại khơng phân biệt giữa lạm phát ngoài kỳ vọng dương (tin xấu) và lạm phát ngoài kỳ vọng âm (tin tốt). Do đó, để kiểm tra những phản ứng bất đối xứng này, tác giả đã sử dụng biến giả trong phân tích của mình, gồm: D1 đại diện cho tỷ lệ lạm
phát ngoài kỳ vọng dương (tin xấu) và D2 đại diện cho tỷ lệ lạm phát ngoài kỳ vọng
âm (tin tốt), các biến giả nhận các giá trị tương ứng sau đây: D1 = 1 nếu 𝜋𝑡𝑢 > 0, D1 = 0 nếu 𝜋𝑡𝑢 < 0
D2 = 1 nếu 𝜋𝑡𝑢 < 0, D2 = 0 nếu 𝜋𝑡𝑢 > 0
3.3.2. Trạng thái nền kinh tế
Các tác giả như Veronesi (1999) và Docking và Koch (2005), sử dụng các lập luận của lý thuyết "tài chính hành vi" (BFH), cho rằng việc giải thích của các thơng tin kinh tế vĩ mơ phụ thuộc vào bối cảnh mà thơng tin đó nhận được, đó là, chiều hướng của thị trường hoặc trạng thái của nền kinh tế gần đây có thể ảnh hưởng đến sự phản ứng của các nhà đầu tư với thông tin mới. Trong trường hợp thông tin lạm phát, bất kỳ sự gia tăng của biến này sẽ được xem là "tin xấu" trong quá trình mở rộng của nền kinh tế, vì nó có thể dẫn đến những nỗi sợ hãi của một nền kinh tế tăng tưởng quá nóng. Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thối, sự gia tăng tương tự có thể được coi là "tin tốt" bởi vì các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế đang tăng trưởng cao hơn mong đợi.
Nghiên cứu của tác giả xem xét phản ứng khác nhau có thể có của suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu theo ngành trong nền kinh tế Việt Nam với những thay đổi lạm phát ngoài kỳ vọng tùy thuộc vào chiều hướng của lạm phát ngoài kỳ vọng và trạng thái của nền kinh tế, có nghĩa là, tác giả giả định rằng phản ứng của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu đối với thông tin lạm phát là khác nhau trong thời kỳ mở rộng và trong thời kỳ suy thoái.
Phương pháp của McQueen và Roley (1993) được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu để phân loại các hoạt động kinh tế theo các mức: "Cao" (H), "Trung bình" (M) và "Thấp" (L). Phương pháp này sử dụng hai giới hạn (trên và dưới) xung quanh xu hướng ước tính của chỉ số sản xuất cơng nghiệp. Một hằng số tùy ý xác định chiều rộng của phạm vi xung quanh xu hướng và cho phép phân loại các hoạt động kinh tế của từng thời kỳ trên ba cấp độ khác nhau. Đầu tiên chúng ta ước lượng mơ hình hồi quy sau đây:
Ln(IPt) = 0 + 1 trendt + ut (6)
Với IPt là chỉ số sản xuất công nghiệp tại tháng t.
Thứ hai, tác giả chọn hằng số 0,02851 để xác định giới hạn trên (upper bound)
và giới hạn dưới (lower bound) xung quanh xu hướng ước tính (trend) của chỉ số sản xuất công nghiệp (IP). Nếu log của IP nằm trên giới hạn trên thì được định nghĩa là hoạt động nền kinh tế ở mức độ cao (H). Nếu log của IP nằm dưới giới hạn dưới thì được định nghĩa là hoạt động nền kinh tế ở mức độ thấp (L). Nếu log của IP nằm giữa hai giới hạn thì được định nghĩa là hoạt động nền kinh tế ở mức độ trung bình (M).
Nếu Log(IP)t ≥ upper boundt → “high” (H).
Nếu upper boundt > Log (IP)t ≥ lower boundt → “medium” (M). Nếu lower boundt > Log (IP)t → “low” (L)
Để kiểm soát biến trạng thái của nền kinh tế, tác giả sử dụng hai biến giả: D3
và D4.
D3 = 1 nếu mức độ hoạt động của nền kinh tế trong tháng t tương ứng mức "cao" hay "trung bình", ngược lại là bằng 0.
D4 = 1 nếu mức độ hoạt động của nền kinh tế trong tháng t tương ứng mức “thấp”, ngược lại là bằng 0.