Phong cách tư duy sáng tạo (Creative cognitive style)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh cà mau (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệ m mơ hình các nghiên cứu trước

2.1.4. Phong cách tư duy sáng tạo (Creative cognitive style)

Phong cách tư duy sáng tạo là khuynh hướng và cách thức của cá nhân về việc nhận thức và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo (Tierney và cộng sự, 1999; Eder, 2007). Theo Eder (2007), những người có tư duy sáng tạo sẽ thích suy nghĩ vượt lên cái truyền thống và đưa ra những ý tưởng mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của phong cách tư duy sáng tạo đến sự sáng tạo của người lao động và mức độ sáng tạo của người có tư duy đổi mới thì cao hơn những người chỉ có tư duy thích ứng (Shalley và cộng sự, 2004; Castiglione, 2008). Các nghiên cứu của Tierney và cộng sự (1999), Eder và Sawyer (2008) đã chứng minh có mối quan hệ dương giữa phong cách tư duy sáng tạo và sự sáng tạo của người lao động.

Phong cách tư duy sáng tạo được định nghĩa là các khuynh hướng tự nhiên hoặc là ưa thích của cá nhân về cách giải quyết vấn đề đi từ đổi mới đến thích ứng (Kirton, 1976 trích trong Tierney & cộng sự, 1999). Nó liên quan đến việc tư duy tập hợp và đánh giá thông tin từ mơi trường (Eder, 2007). Từ đó, phong cách tư duy sáng tạo có thể được hiểu là khuynh hướng tự nhiên của cá nhân về việc nhận thức và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Trong mơ hình của Amabile, phong cách tư duy sáng tạo thuộc vào thành phần các kỹ năng sáng tạo, vốn đề cập đến việc tư duy nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề theo một cách mới.

Theo Eder (2007), những người có tư duy sáng tạo sẽ thích suy nghĩ vượt hơn cái truyền thống và đưa ra những ý tưởng mới. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của phong cách tư duy sáng tạo đến sự sáng tạo của người lao động và mức độ sáng tạo của người có tư duy đổi mới thì cao hơn những người có tư duy thích ứng (Shalley & cộng sự, 2004). Khi những người có tư duy đổi mới thu thập, đánh giá thông tin để giải quyết vấn đề, họ thường định nghĩa lại vấn đề theo một cách mới và từ đó đưa ra giải pháp mới (Castiglione, 2008).

Tierney & cộng sự (1999) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của một số yếu tố như: Phong cách tư duy sáng tạo, động lực nội tại và sự trao đổi giữa người lãnh đạo và người lao động (Leader-Member Exchange – LMX) đến sự sáng tạo của người lao động. Nghiên cứu được thực hiện trên 191 người lao động bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của một cơng ty hóa chất lớn. Các yếu tố phong cách tư duy sáng tạo, động lực nội tại, sự trao đổi giữa người lãnh đạo và người lao động đều có tác động cùng chiều có ý nghĩa đến sự sáng tạo của người lao động. Tác giả đã bổ sung thêm vai trò của khái niệm liên quan đến sự tương tác giữa người lãnh đạo và người lao động

Mơ hình nghiên cứu được biểu diễn như sau:

Hình 2. 4 Mơ hình nghiên cứu của Tierney & cộng sự (1999)

Nguồn: Tierney & cộng sự (1999).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh cà mau (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)