CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.3.3.2. Kiểm định giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA được tiến hành để kiểm định giá trị thang đo trước khi kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Trong nghiên cứu, hầu hết các biến có liên hệ với nhau, giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Vì vậy, phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Sau khi loại các biến khơng phù hợp thì các biến còn lại sử dụng phương pháp EFA với phép xoay Varimax. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng
thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng. Trong trường hợp một số biến đưa vào giả thuyết đo lường một khái niệm, nhưng kết quả EFA cho thấy chúng lại nhóm vào một nhân tố khác (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Nếu các biến này thực sự không đo lường khái niệm cần đo thì loại và phân tích EFA trở lại cho các biến còn lại. Nếu các biến này thực sự đo lường các khái niệm mà chúng đang đo thì điều chỉnh lại nhóm chung vào tạo thành nhân tố mới cho nghiên cứu.
3.3.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính:
Phương pháp hồi quy tuyến tính phân tích mối quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng và là phương pháp được sử dụng phổ biến để kiểm định giả thuyết khoa học (Nguyễn Đình Thọ, 2012).
Trong nghiên cứu này, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinal Least Squares - OLS). Hệ số xác định R2
hiệu chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình. Kiểm định F được sử dụng để khẳng định khả năng mở rộng mơ hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, phải đảm bảo giá trị p (Sig.) < 0,05. Các giả định được kiểm định nghiên cứu này bao gồm: kiểm định kết quả các nhân tố, kiểm định độ phù hợp chung của mơ hình, kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, kiểm định phân phối chuẩn phần dư (dùng biểu đồ Histogram và P-P Plot).