CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu về các biến độc lập tài chính của các ngân hàng được tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTMCP Việt Nam trong từ 2010 – 2017. Mẫu nghiên cứu bao gồm 20 ngân hàng với tổng 160 quan sát. Ngân hàng được chọn nghiên cứu đều là những ngân hàng có đầy đủ dữ liệu trong thời kỳ quan sát. Các ngân hàng này đã cổ phần hóa nên thơng tin về tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này luôn được công bố rộng rãi, minh bạch và luôn được kiểm tốn trên báo cáo tài chính hợp nhất. Do đó, số liệu về các biến đo lường (biến phụ thuộc, biến độc lập) được thể hiện đầy đủ và đáng tin cậy cho nghiên cứu của tác giả. Còn đối với các ngân hàng nước ngoài và liên doanh được loại bỏ trong mẫu nghiên cứu là do cấu trúc của các ngân hàng này còn chịu ảnh hưởng của các ngân hàng mẹ tại nước ngoài, đồng thời các hoạt động kinh doanh tại ngân hàng này cịn bị hạn chế và khơng đồng nhất với các ngân hàng trong nước. Nếu tác giả bao gồm các ngân hàng này vào nghiên cứu có thể gây sai lệch đối với kết quả nghiên cứu.
Dữ liệu về các biến độc lập vĩ mơ thì được thu thập từ website Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2010 – 2017.
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Thống kê mô tả kiểm tra các đặc điểm cơ bản của các biến trong mơ hình để đưa ra nền tảng cho việc định lượng hóa về số liệu. Tiếp đến, tác giả tìm sự tương quan thơng qua ma trận tương quan giữa các cặp biến (hệ số tương quan Pearson) và hệ số phóng đại phương sai (VIF).
Tác giả phân tích hồi quy bằng mơ hình bình phương tối thiểu nhỏ nhất Pooled OLS, FEM (Random effects model) và REM (Fixed effects model). Với kiểm định F sẽ tìm ra được giữa mơ hình Pooled OLS và FEM thì mơ hình nào ph hợp hơn với mẫu nghiên cứu. Trong khi đó, với mơ hình FEM và REM, kiểm định Hausman sẽ đảm nhiệm chức năng này. Và kiểm định Breusch & Pagan (1980) sẽ áp dụng với hai mơ hình Pooled OLS và REM. Từ các kiểm định mơ hình, tác giả sẽ chọn ra được mơ hình hồi quy nào ph hợp nhất.
Với các khiếm khuyết định lượng, tác giả sẽ kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan của các phần dư trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, phương pháp GMM của Bond (1991) cũng được sử dụng nhằm đảm bảo kết quả ước lượng tin cậy, khắc phục được các khiếm khuyết.
Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu gồm STATA 13 và STATA 12.