5.1. Kết luận
Sau khi chạy mơ hình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam bao gồm: quy mô SIZE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP, lạm phát INF và tỷ lệ cho vay trên huy động LDR.
Nghiên cứu cho thấy được sự tác động ngược chiều của quy mô ngân hàng tới thanh khoản. Điều này đi ngược với kỳ vọng tác giả đưa ra, đồng thời đi ngược lại với hầu hết các thực nghiệm trước đây. Ở nghiên cứu này thì việc ngân hàng có một quy mơ lớn chưa phải là điều kiện hoàn hảo để đảm bảo cho thanh khoản của ngân hàng, bởi sẽ có một vài trường hợp ngân hàng rơi vào trạng thái quá lớn để sụp đổ và dẫn đến đối mặt với các rủi ro trong quá trình đầu tư vào các tài sản rủi ro cao. Một yếu tố khác cũng đi ngược với kỳ vọng đồng thời tác động ngược chiều với thanh khoản là tỷ lệ VCSH. Theo nhận định của Vũ Thị Hồng (2015) thì khi ngân hàng có vốn chủ sở hữu ổn định thì khả năng thanh khoản sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, với thực nghiệm các NHTMCP trong nghiên cứu này lại cho thấy việc tăng vốn chủ sở hữu cũng đang là một áp lực đối với các ngân hàng quy mơ nhỏ và hoạt động cịn yếu kém, từ đó có thể dẫn đến phát sinh các tín dụng nóng nhằm đánh đổi vốn. Yếu tố cuối cho thấy được tác động ngược chiều với thanh khoản là lạm phát – một yếu tố vĩ mô. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm đã được lược khảo. Lạm phát càng cao sẽ làm cho môi trường kinh tế trở nên xấu đi, làm giảm thanh khoản của ngân hàng (Vodová, 2011).
Nghiên cứu chỉ có duy nhất một yếu tố tác động c ng chiều với thanh khoản, đó là Tỷ lệ cho vay trên huy động. Sự tương quan giữa hai biến này lên đến 96%. Cho vay là tài sản ít thanh khoản nhưng không đồng nghĩa khi tỷ lệ nó tăng lại đồng nghĩa với việc thanh khoản bị giảm đi. Điển hình như thực trạng tại thị trường Việt Nam các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên huy động khá cao, dự phòng thanh khoản cũng cao do nợ xấu, thêm nữa là thị trường khách hàng được đánh giá không đủ
điều kiện lại rất đông đảo nên không cho vay, dẫn đến dư thừa thanh khoản.
Với kết quả nghiên cứu đem lại tác giả đã đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu mà mình đưa ra. Đồng thời trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu không chỉ riêng tác giả mà các nhà quản trị ngân hàng nói chung đều muốn tìm ra đáp án. Qua đó tác giả đưa ra những kiến nghị để khắc phục các tình trạng tác động không tốt đến thanh khoản còn tồn tại cho đến nay và đẩy mạnh tăng cường chú trọng thanh khoản của ngân hàng.
5.2. Kiến nghị
Theo Aspachs và cộng sự (2005), có một số cơ chế mà ngân hàng có thể sử dụng để đảm bảo chống lại khủng hoảng thanh khoản:
Các ngân hàng nắm giữ một mức hỗ trợ thanh khoản (Liquidity Buffer) của tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của bảng cân đối kế toán. Một khối lượng tài sản thanh khoản có mức hỗ trợ thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các TCTC khác, chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành hay các chứng khốn tương tự) sẽ làm giảm khả năng cầu thanh khoản đe dọa đến khả năng đứng vững của ngân hàng.
Cơ chế thứ hai tác động đến phía bên Nợ của cân đối kế toán: dựa vào thị trường liên ngân hàng – nơi mà các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau trong trường hợp phát sinh cung cầu về thanh khoản. Tuy giải quyết về thanh khoản cho ngân hàng nhưng cơ chế này lại có tác động mạnh mẽ đến rủi ro thanh khoản thị trường.
Cơ chế cuối c ng cũng liên quan đến phía bên Nợ của cân đối kế toán. Ngân hàng Trung ương đóng vai trị là người cho vay cuối cùng để hỗ trợ thanh
khoản khẩn cấp cho các tổ chức gặp khó khăn trong thanh khoản và trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản cả hệ thống. Tuy nhiên, theo mơ hình lý thuyết của Chang và Velasco (2000) thì số lượng người cho vay cuối cùng có hạn nên việc ngân hàng phá sản hay khủng hoảng là điều không thể tránh
khỏi, trừ khi tự bản thân mỗi ngân hàng nắm giữ một khối lượng tài sản thanh khoản vừa đủ.
Từ lý thuyết phòng chống khủng hoảng thanh khoản của Aspachs và cộng sự (2005) cũng như từ kết quả nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTMCP Việt Nam trong năm 2010 – 2017 thì tác giả có những kiến nghị, đề xuất riêng tới các nhà quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng như sau:
Thứ nhất, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao là điều khuyến khích trong việc phịng ngừa
rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên việc chạy đua tăng vốn theo quy định Chính phủ mà bỏ qua rủi ro cho hoạt động ngân hàng như tăng trưởng nóng tín dụng là một sự mạo hiểm. Việc tăng trưởng tín dụng nóng sẽ giúp cho ngân hàng tăng thêm phần thu nhập, từ đó có thể trích một phần cho việc chạy đua tăng vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc phá sản. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng vào cơ chế này sẽ khiến cho ngân hàng quá tập trung vào hoạt động rủi ro này, dẫn đến nguy cơ tăng trưởng quá mức, chất lượng các khoản vay bị đánh giá thấp đi, các khoản nợ xấu có nguy cơ tăng cao và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Do đó, tác giả đề xuất vẫn tiếp tục duy trì và tăng vốn chủ sở hữu bởi vốn chủ sở hữu là cơ sở đánh giá sức khỏe của ngân hàng, tăng uy tín của ngân hàng và tạo điều kiện mở rộng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hạn chế rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra thêm điều kiện đó là trong kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu cần thực hiện bằng nhiều cách khác nhau thay vì q tập trung vào tín dụng bởi đây có thể là con dao hai lưỡi nếu không đủ khả năng thực hiện. Cụ thể, ngân hàng có thể cam kết hoạt động kinh doanh hiệu quả với các cổ đông để thuyết phục họ giữ lại phần lợi nhuận cho mục đích tăng vốn chủ sở hữu; hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi với ưu điểm chi phí thấp, khơng làm phân tán quyền kiểm soát mà lại tăng được vốn chủ sở hữu. Và cuối c ng là tìm kiếm đến các nhà đầu tư nước ngồi bởi các nhà đầu tư này có vốn khá mạnh và tiềm lực sở hữu lớn hơn nhiều các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên để hỗ trợ thêm cho giải pháp này thì Chính phủ cũng phải nới lỏng room sở hữu
nước ngoài trong hoàn cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang rất chú ý và bị hấp dẫn bởi ngành ngân hàng tại Việt Nam. Đề xuất cụ thể của tác giả đến Chính phủ là nới room trong khoảng 30% - 40% thay vì 20% như quy định hiện nay. Với đề xuất này sẽ giúp cho ngân hàng giảm bớt áp lực tăng vốn mà tập trung vào hoạt động kinh doanh và đồng thời cũng không quá lo lắng việc mất đi quyền quản lý, kiểm soát về tay nhà đầu tư nước ngồi.
Thứ hai, quy mơ ngân hàng tỷ lệ nghịch với thanh khoản, nghĩa là khi các ngân
hàng có quy mơ hoạt động càng lớn mạnh thì rủi ro thanh khoản gặp phải càng lớn, điều này tr ng với lý thuyết quá lớn để sụp đổ của các ngân hàng lớn. Việc tìm đến
người cho vay cuối cùng (ở đây là NHNN) khi gặp khó khăn mà ngân hàng khơng
thể đương đầu được cũng được xem là giải pháp hỗ trợ thanh khoản hiệu quả của các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, tác giả kiến nghị các ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào điều này mà tiếp tục đánh đổi sự an tồn của ngân hàng mình với các đầu tư rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận. Bởi Chính phủ chỉ có thể hỗ trợ một phần trong một khoảng thời gian nhất định để ngân hàng lấy lại cân bằng, chứ không thể giải quyết triệt để vấn đề ngân hàng gặp phải. Do đó, giống với nhận định của Chang và Velasco (2000), các ngân hàng cần tự chuẩn bị cho bản thân khối lượng tài sản thanh khoản vừa đủ để hạn chế cầu thanh khoản tăng mạnh và xảy ra đột ngột.
Thứ ba, có thể kiến nghị này của tác giả cũng đang là xu hướng mà các ngân hàng đang theo đuổi, đó chính là hạn chế việc cho vay trên vốn huy động ngắn hạn. Tăng trưởng tín dụng là dấu hiệu tích cực với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung khi mà ngân hàng có thể tăng thu nhập từ hoạt động này, đồng thời các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng quá tập trung tăng trưởng cho vay khách hàng mà khơng chú trọng đến nguồn huy động thì sẽ tạo ra khe hở thanh khoản nếu nguồn huy động này chủ yếu là nguồn huy động ngắn hạn. Do đó, các ngân hàng cần quan tâm cân đối cơ cấu vốn huy động và cho vay để hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi đến đáo hạn. Ơng Lê Cơng – Tổng giám đốc NHTMCP Quân đội (MB)
đã có những chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro thanh khoản đó là đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động với doanh nghiệp để làm giảm tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên vốn huy động ngắn hạn. Và điều này hoàn toàn tương đồng với kiến nghị mà tác giả muốn đưa ra.
Thứ tư, ngồi chuẩn bị dự phịng rủi ro thanh khoản bằng tài sản thanh khoản hay
các đảm bảo các chỉ số an tồn thì mỗi ngân hàng cần xây dựng ra các tình huống mất thanh khoản có thể xảy ra và đưa ra kế hoạch sẵn sàng đối phó với từng tình huống. Cần đưa ra cụ thể các dấu hiệu nhận biết nguy cơ xảy ra các tình huống; biện pháp đối phó ngay lập tức để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản; kế hoạch đối mặt với công chúng, phương tiện đại chúng để trấn an được khách hàng, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt c ng lúc. Có thể lấy các tình huống sau đây làm ví dụ để đưa ra các kế hoạch đối phó cụ thể: Ngân hàng ACB năm 2003 hay các trường hợp liên quan đến bảo mật của tài khoản ngân hàng lan truyền trên mạng khiến công chúng hoang mang, mất lòng tin về ngân hàng và quyết định không gửi tiền hay rút tiền.
Thứ năm,kiến nghị này dành cho Chính phủ với các quyết định khuyến khích
thanh tốn khơng d ng tiền mặt, mới nhất là Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ ban hàng ngày 23/02/2018 về việc phát triển thanh toán trong dịch vụ công. Theo kết quả nghiên cứu thì lạm phát tỷ lệ nghịch với thanh khoản, tức lạm phát càng cao thì thanh khoản ngân hàng càng thấp. Việc thanh tốn khơng d ng tiền mặt vừa là biện pháp hạn chế lạm phát do hạn chế được lượng tiền mà NHNN cung ứng ra nền kinh tế. Bên cạnh đó, để thúc đẩy quyết định này của Chính phủ, các ngân hàng cũng cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử để khách hàng được tiếp cận, nhận ra được ưu điểm của dịch vụ này và dần thay đổi thói quen xài tiền mặt của bản thân.
Thứ sáu, NHNN cần đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra hiệu quả và an tồn thơng qua việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các ngân hàng. Điển hình như việc trích lập dự trữ tiền gửi tại NHNN là vấn đề cần được quan tâm. Theo quy
định số 379 của NHNN ngày 24/2/2009, với các khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 năm có tỷ lệ dự trữ là 3%, trong khi các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm là 1%. Các ngân hàng có thể “né” quy định bằng cách khuyến khích khách hàng gửi tiền dài hạn để giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng lại cho phép khách hàng rút trước hạn từng phần mà vẫn giữ đúng lãi suất ban đầu, tính chất giống như huy động ngắn hạn. Điều này vừa làm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại NHNN giảm mà vừa làm bản thân ngân hàng gặp khe hở thanh khoản khi lệch pha kỳ hạn tại thời điểm rút tiền một phần với khoản vay. Nếu khơng có sự thanh tra kỹ càng của NHNN có thể dẫn đến nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản là rất cao.
Thứ bảy, để hạn chế khách hàng rút trước hạn với các nguồn tiền gửi, ngân hàng
hay NHNN có thể áp dụng mức lãi suất thấp nhất đối với các khoản tiền gửi rút trước hạn. Với hành động này có thể tác động đến tâm lý của người gửi tiền. Khi thấy lãi suất thấp họ sẽ có tâm lý ngại rút trước hạn và tiếp tục chờ đến ngày đáo hạn. Họ chấp nhận gửi tiếp tiền để có thể nhận trọn được khoản tiền lãi và gốc cao hơn nhiều so với khoản tiền rút trước hạn. Ví dụ với lãi suất tiền gửi là 7%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và lãi suất rút trước hạn là 0,1%/năm thì chênh lệch sẽ là 6,9%/năm, tức với tiền gửi 100 triệu đồng thì khách hàng sẽ mất khoảng 6,9 triệu nếu rút trước hạn.
Thứ tám, Chính phủ phải khơng ngừng cải thiện hành lang pháp lý liên quan đến
quản trị rủi ro thanh khoản đối với các hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Các quy định về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên huy động ngắn hạn... vẫn còn là bước sơ khai trong quản trị, do đó, cần triển khai thêm từ nhiều khía cạnh.
Cuối cùng, tuy khơng nghiên cứu về tác động của công nghệ với thanh khoản nhưng với công nghệ 4.0 hiện nay, ngân hàng cũng không nằm ngồi vịng xốy của cuộc cách mạng này. Các ngân hàng đang ngày chuyển mình, phát triển để theo kịp xu hướng thế giới bằng việc xây dựng ngân hàng số. Mọi giao dịch bây giờ đều được hướng số hóa (thơng qua mạng Internet), khách hàng khơng cần phải xếp hàng
hay chờ đợi tại quầy giao dịch ngân hàng để giao dịch. Bên cạnh đó, khách hàng hiện giờ muốn thanh tốn hàng hóa hay dịch vụ đều có thể thực hiện thông qua chiếc điện thoại smartphone với các ứng dụng liên kết tài khoản ngân hàng. Công nghệ 4.0 cũng đang dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của con người, ph hợp với kỳ vọng của Chính phủ đề ra, đem lại hiệu quả trong quản trị thanh khoản. Tuy nhiên, với bối cảnh công nghệ ngày càng tân tiến và tinh vi cũng sẽ kéo theo hệ quả về việc lỗ hổng bảo mật cũng sẽ tăng theo bởi tội phạm công nghệ cao. Thông tin bảo mật luôn là yếu tố khách hàng cân nhắc quan tâm khi hiện nay thường xuyên xuất hiện nhiều sự việc mất tiền trong tài khoản mà khơng lý do, điều này sẽ đánh mất uy tín của ngân hàng, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý khách hàng, có thể làm họ đồng loạt rút tiền gửi khách hàng làm thanh khoản bị khủng hoảng nhất thời. Do đó, để tránh trường hợp này có thể xảy ra, mỗi ngân hàng nói riêng cũng như cả hệ thống ngân hàng nói chung cần tăng cường việc đảm bảo an toàn hệ thống và bảo mật thơng tin, đặc biệt trong lĩnh vực thanh tốn. Ngồi ra, Chính phủ cần phải xây dựng khung pháp lý mới chặt chẽ hơn đối với cải cách công nghệ ngân hàng để đảm bảo an toàn hệ thống.
5.3. Hạn chế của đề tài
Mẫu nghiên cứu chỉ có 20 NHTMCP Việt Nam là con số khá khiêm tốn so với các nghiên cứu trước đây trên tồn thế giới. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ tập trung