7. Kết cấu nội dung của luận văn
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Thành phố đã thể hiện được vai trò đầu tàu so với cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiên tiến, hiện đại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã có những tác động sâu sắc đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. Vai trò đầu tàu của kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện thông qua yếu tố kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn đối với cả nước và có xu hướng gia tăng. Xét trong giai đoạn 2000-2017, tỷ trọng GDP theo giá thực tế trên địa bàn thành phố tăng 4,15% (từ 17,18% vào năm 2000 lên 21,33% vào năm 2017). Khu vực có tỷ trọng tăng cao nhất là dịch vụ tăng 5,4% (từ 23,34% vào năm 2000 lên 28,74% vào năm 2017).
Thứ hai, kinh tế Thành phố đã chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua có những chuyển biến tích cực, kinh tế chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu. Từ sau năm 1975 đến năm 2005 kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng đồng thời giảm mạnh khu vực dịch vụ và nông nghiệp. Đến năm 2005 khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng gần gấp đôi về mặt tỷ trọng so
với năm 1975 trong khi khu vực nông nghiệp giảm 6,34%. Sang giai đoạn 2010- 2017 đã chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP hai khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng, đồng thời tăng dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã đi đúng định hướng tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP.HCM các thời kỳ. Trong đó, khu vực nơng nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 1,06% năm 2010 xuống còn 0,81% năm 2017; khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 42,96% năm 2010 xuống còn 24,78% năm 2017; khu vực dịch vụ tăng từ 55,98% năm 2010 lên 58,35% năm 2017 (tính theo giá thực tế). Như vậy, tính đến cuối năm 2017, cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố là Dịch vụ - Công nghiệp, xây dựng - Nông, lâm nghiệp, thủy sản. Giai đoạn 2018 - 2020, dự báo kinh tế thành phố và cả nước gặp nhiều thuận lợi; đồng thời các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố theo Nghị quyết 54 của Quốc hội được triển khai hiệu quả; thành phố sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng từ 8-8,5%, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Sự chuyển dịch cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế thời gian qua là đúng hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ cao cấp. Điều này thể hiện qua tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ như tài chính - ngân hàng, vận tải - kho bãi ngày càng tăng trong tổng GDP trên địa bàn thành phố. Đây là nền tảng cơ bản để nền kinh tế thành phố nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển đổi nhanh chóng mơ hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu.
Thứ ba, Thành phố đã xác định đúng các nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ trọng yếu cần tập trung đầu tư phát triển, hướng tới cuộc cách mạng 4.0
Thành phố chủ trương phát triển 4 nhóm ngành cơng nghiệp trọng yếu gồm cơ khí chế tạo, điện tử - cơng nghệ thơng tin, hóa dược - nhựa cao su, chế
biến tinh lương thực - thực phẩm và chú trọng 9 nhóm ngành dịch vụ cao cấp, bao gồm: tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính - viễn thơng và cơng nghệ thơng tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo chất lượng cao. Trong những năm qua các nhóm ngành dịch vụ này đã có những bước phát triển quan trọng, đóng vai trị nịng cốt trong phát triển kinh tế của thành phố, đặc biệt là các ngành tài chính - ngân hàng, thương mại, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông.
Thứ tư, Thành phố bước đầu đã triển khai thực hiện tốt Đề án “Xây dựng đơ thị thơng minh tầm nhìn đến năm 2025”
Với mục tiêu là Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đơ thị; và những tiêu chí cụ thể như: Xây dựng TP. HCM trở thành nơi có chất lượng sống và môi trường làm việc tốt, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hướng đến kinh tế tri thức; Xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng các mơ hình dự báo kinh tế; thí điểm Chuỗi Cơng viên phần mềm Quang Trung - mơ hình liên kết chuỗi cơng viên phần mềm đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai trong giai đoạn 2016-2020.
2.3.2. Một số hạn chế, tồn tại
(1) Chất lượng tăng trưởng dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Thành phố
Mặc dù Tp.HCM đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ các năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, công tác quy hoạch chỉnh trang và phát triển đơ thị có sự chuyển biến
người dân… Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của thành phố thì đến nay vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức mà thành phố phải đối mặt. Cụ thể là một số chỉ tiêu thành phần về đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh chưa đạt so với kế hoạch đề ra. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ các ngành còn chậm. Chưa tạo sự đột phá trong việc thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành.
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chỉ đạt 8,1%/năm (Kế hoạch tăng bình qn hàng năm từ 9 - 9,6%). Cơng nghiệp phát triển chậm lại ở các ngành công nghiệp trọng điểm, chưa có đột phá về phát triển hạ tầng đơ thị, chưa có đột phá về huy động vốn xã hội cho đầu tư; năng lực cạnh tranh chưa tương xứng vị trí, vai trị và tiềm năng của thành phố; tỷ trọng các dịch vụ cao cấp, sản phẩm cơng nghiệp có hàm lượng khoa học cơng nghệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cịn hạn chế.
Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố trong những năm qua vẫn là các ngành công nghiệp truyền thống, thâm dụng lao động và tài nguyên thiên nhiên (như chế biến thực phẩm, dệt - may, giày- da, cao su – nhựa) và các ngành dịch vụ giản đơn, có giá trị gia tăng thấp (như thương nghiệp, vận tải,
kho bãi, khách sạn, nhà hàng). Phần đóng góp của các ngành cơng nghiệp có hàm
lượng cơng nghệ cao (như cơ khí chế tạo, điện tử, phần mềm tin học, vật liệu mới,
công nghệ sinh học) và các ngành dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng cao như tài
chính, tín dụng là rất nhỏ bé.
(2) Cơ cấu các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố chuyển dịch chậm, kém hiệu quả và không rõ nét
Thực tế những năm qua cho thấy khu vực công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, chưa thực sự phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất trong ngành cơng nghiệp có xu hướng giảm, đặc biệt là các ngành cơng nghiệp chế biến. Điều này đã làm xói mịn lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp thành phố.
Chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục trong nhiều năm qua vẫn là nhóm ngành truyền thống, thâm dụng lao động và tài nguyên thiên nhiên, như: chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, da giày, hóa chất, cao su, nhựa, thuốc lá… Các ngành cơng nghiệp được xác định là thế mạnh của thành phố có tỷ trọng cịn q thấp và phát triển quá chậm. Các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, tuy được nhắc đến nhiều với những yêu cầu đòi hỏi phải phát triển đi trước một bước, nhưng trên thực tế gần như vẫn giẫm chân tại chỗ, chưa thấy có sự chuyển biến tích cực nào đáng kể.
Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của cơng nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố cũng là nhóm ngành truyền thống, có tỷ trọng cao. Một số ngành như cơ khí, điện tử, thiết bị tin học, phương tiện truyền thơng… tuy có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây nhưng vì chiếm tỷ trọng quá thấp nên cũng khơng có tác động gì đáng kể đối với sự tăng trưởng chung.
Có thể dự báo trong tương lai, nhóm các ngành công nghiệp truyền thống sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh và khơng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Do đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp trên địa bàn thành phố chắc chắn sẽ giảm sút.
Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng khơng có sự khác biệt nhiều so với các địa phương khác. Giữa Tp.HCM và các địa phương khác cho đến
nay vẫn chưa có được một sự phối hợp và khoảng giao thoa nào. Thế mạnh của từng địa phương, trong đó có TP.HCM vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác một cách triệt để. Các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa thật sự phát huy được lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của mình trong tổng thể sự phát triển và hội nhập chung của cả nước.
(3) Tỷ trọng của khu vực thương mại – dịch vụ còn thấp, các ngành dịch vụ thể hiện thế mạnh và vai trò trung tâm của thành phố chưa có sự chuyển biến nào đáng kể.
Nhìn chung so với thời kỳ bao cấp, hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên trình độ của các hoạt động này còn ở mức thấp so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, quy mô và chất lượng các sản phẩm dịch vụ cịn kém xa so với trình độ chung của khu vực và thế giới.
Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ, nhất là các loại dịch vụ cao cấp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, là mục tiêu chiến lược được thành phố đề ra và thực hiện từ nhiều năm qua. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiều lần khẳng định “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố phải lấy việc phát triển thương mại - dịch vụ làm trọng tâm”. Tuy nhiên kết quả thu được trên thực tế cho đến nay dường như vẫn đi ngược lại sự mong đợi khi tỷ trọng của khu vực này trong giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố liên tục giảm sút.
Các loại hình dịch vụ thể hiện thế mạnh và vai trò trung tâm của thành phố chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Các ngành dịch vụ hiện đại tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng và thế mạnh của thành phố. Tỷ trọng các nhóm ngành trên trong cơ cấu GDP của thành phố từ năm 1990 tới nay hầu như ít có sự thay đổi.
Nhìn về tương lai, mục tiêu trở thành đơ thị văn minh, hiện đại chỉ có thể đạt được một cách vững chắc nếu thành phố có được một hệ thống các ngành dịch vụ hiệu quả cao. Hơn thế nữa, chỉ với một hệ thống các ngành dịch vụ có chất lượng và hiệu quả cao mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức. Như vậy, hướng tới xây dựng khối các ngành dịch vụ có chất lượng và hiệu quả cao phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của thành phố trong thời gian tới.
(4) Sự phát triển của kinh tế tri thức, kinh tế số còn nhiều hạn chế, bất cập; môi trường sống, môi trường làm việc của người dân chưa thực sự được đảm bảo
Phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tập trung vào việc phát triển những ngành có hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng GDP và bảo đảm quá trình phát triển bền vững. Sự phát triển của kinh tế tri thức trên địa bàn Thành phố đã bước đầu định hình trên một số lĩnh vực chủ yếu như: công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ năng lượng.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vẫn cịn khơng ít những khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế tri thức, đó là:
Nền kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và ở nước ta nói chung cịn nhiều yếu kém, bất cập: Hệ thống thể chế kinh tế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo, không minh bạch, và nhất là năng lực thực thi pháp luật cịn yếu. Cải cách hành chính diễn ra chậm chạp, khiến cho năng lực hỗ trợ của nền hành chính cho phát triển kinh tế bị hạn chế, thậm chí trong nhiều trường hợp các thủ tục hành chính lạc hậu, rườm rà gây cản trở cho phát triển kinh tế;
Các ngành công nghệ cao đang ở trình độ phát triển sơ khai. Số doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm tạo ra công nghệ mới là không đáng kể. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Thành phố hiện chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước có cơ sở hoạt động và nghiên cứu phát triển công nghệ, nhưng lượng vốn đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp này còn thấp so với nhu cầu đổi mới và phát triển;
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội còn rất hạn chế. Mạng thông tin đa phương tiện tuy đã và đang được mở rộng khá nhanh, nhưng chưa bao phủ rộng khắp, chưa kết nối được đến hầu hết các tổ chức và các hộ gia đình… Các phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử, thị trường ảo, tổ chức ảo, doanh nghiệp ảo, làm việc từ xa… cịn ở trình độ thấp.
Do vậy, Tp. Hồ Chí Minh cần sớm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho việc phát triển kinh tế tri thức dựa trên bốn trụ cột là: giáo dục, phát minh, sáng chế; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thơng; hệ thống thể chế chính sách kinh tế. Các lĩnh vực công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao phải đủ mạnh, và bảo đảm một thể chế, chính sách được thực thi có hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phố cần tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức; phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn.
2.3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
(1) Công tác quy hoạch – kế hoạch chưa thực sự khoa học, các chương trình - mục tiêu phát triển ngành kinh tế chủ lực còn nhiều hạn chế
Trong một thời gian dài, thành phố hầu như khơng có được một quy hoạch toàn diện, dài hạn về phát triển các ngành kinh tế nên đã xảy ra tình trạng
mạnh ngành nào ngành nấy phát triển. Các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố còn rất mờ nhạt, triển khai chậm và tác dụng còn rất hạn chế. Trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thiếu quy hoạch – kế hoạch nên có sự hỗn tạp, trùng lắp, dẫm đạp lên nhau, trong khi đó thị trường lại bị bỏ ngỏ để hàng ngoại nhập chiếm lĩnh…