7. Kết cấu nội dung của luận văn
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.3.3. Nhóm giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
thành phố.
3.3.3. Nhóm giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực lực
Về nguồn nhân lực
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh phải có các điều kiện như: vốn, nhân lực, khoa học công nghệ… Trong các điều kiện đó, nguồn nhân lực đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã chỉ rõ: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của cơng tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”. Điều đó cho thấy, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một trong các yếu tố then chốt thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển cũng như trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp; đội ngũ cơng nhân kỹ thuật lành nghề cịn ít. Nguyên nhân cơ bản là do giữa các trung tâm đào tạo nhân lực và nơi sử dụng nhân lực chưa có sự tương thích hồn tồn. “Ðộ vênh” giữa nhà trường và doanh nghiệp còn khá lớn. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng chưa có chiến lược, kế hoạch dài hạn về nhu cầu nhân lực của mình, đồng thời chưa thật sự chủ động tham gia, góp sức vào quá trình đào tạo nhân lực.Vì vậy, trong thời gian tới cần hướng vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, Cần quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã – hội của thành phố, phù hợp với xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế.
Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp về cơ cấu ngành và lĩnh vực. Đặc biệt, cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ công cuộc đổi mới. Trước những định hướng phát triển thành phố hiện đại với các ngành kĩ thuật cao, nhưng nguồn nhân lực kĩ thuật cao lại đang thiếu. Vì thế, thành phố cần tập trung đầu tư vào các nhóm đối tượng đặc biệt, có vai trị quyết định và tạo sự đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, ưu tiên phát triển nhân lực đủ để cung cấp cho những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Phải tăng cường sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để tạo nguồn lao động phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp, đổi mới nội dung phương pháp đào tạo; gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp.
Thứ hai, Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở đổi mới cơ chế chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng, đãi ngộ và phát triển nhân lực trong tất cả các khu vực hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp.
Xây dựng và triển khai đề án đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tồn hệ thống chính trị Thành phố để sắp xếp, bố trí lại cho hiệu quả trên tinh thần tinh gọn bộ máy quản lý dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 vào quản lý hành chính cơng.
Nhanh chóng xây dựng và triển khai đề án nâng cao thu nhập cho lực lượng công chức, viên chức thành phố không quá 1,8 lần lương cơ bản; xây dựng và triển khai đề án thu hút và đãi ngộ chuyên gia tham gia cống hiến trí tuệ cho Thành phố theo tinh thần Nghị Quyết 54 của Quốc hội; trong đó, cần tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ lực của thành phố theo tinh thần Nghị quyết 54 của Quốc hội.
Thứ ba, Rà sốt, điều chỉnh, đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
ngồi cơng lập thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín trong khu vực để xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có tính thực tiễn cao. Đẩy mạnh hợp tác đào tạo giữa các trường và doanh nghiệp thực hiện mơ hình: “Đưa doanh nghiệp vào cơ sở đào tạo”. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Về khoa học và công nghệ
Khoa học - cơng nghệ có vai trị quan trọng đối với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vai trị đó ngày càng tăng lên trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và đang trở thành động lực thúc đẩy thành cơng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Bởi vì, chỉ có thể dựa vào khoa học - cơng nghệ hiện đại mới có thể đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất trong khu vực. Tiến bộ khoa học - cơng nghệ cịn trực tiếp nâng cao trình độ dân trí, kích thích học hỏi, làm thay đổi tư duy kinh tế, tiếp cận các phương pháp sản xuất tiên tiến, hiện đại, tạo ra giá trị kinh tế cao.
Trong thời gian qua, thành phố đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động khoa học - công nghệ, ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, tập trung hiện đại hóa trang thiết bị và cơng nghệ trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh các hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới thiết bị công nghệ, tập trung hiện đại hóa trang bị và cơng nghệ trong các ngành kinh tế nói chung và lĩnh vực cơng nghiệp nói riêng cịn có những hạn chế, làm giảm tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn như trong lĩnh vực cơng nghiệp, trình độ cơng nghệ của đa số các doanh nghiệp chỉ đạt mức trung bình; tốc độ đổi mới cơng nghệ của các doanh nghiệp diễn ra chậm. Vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần phát triển thị trường khoa học – công nghệ
Phát triển thị trường khoa học - công nghệ gắn với thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đưa vào khai thác sàn giao dịch cơng nghệ nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước đến các doanh nghiệp; phát triển hạ tầng thông tin khoa học - công nghệ.
Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến; giảm thâm dụng lao động, áp dụng mơ hình quản trị hiện đại và tự động hóa quy trình sản xuất.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển các đơn vị, tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ sang hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hình thành lực lượng doanh nghiệp khoa học - công nghệ theo đúng tinh thần Nghị Quyết Trung ương 6 (khóa XII).
Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ qua các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư trực tiếp và thương mại quốc tế, nhất là các khu công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ phần mềm trên địa bàn.
Đầu tư trang thiết bị có cơng nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm, từng bước hiện đại hóa các ngành sản xuất cơng nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Thứ hai, Tăng cường đầu tư cho các sản phẩm khoa học và công nghệ ứng dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhằm ươm tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trọng điểm của Thành phố.
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ; Tập trung xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, hệ sinh thái phục vụ phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặt yếu tố phát triển công nghệ là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, Tập trung nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao, từng bước phát triển và kết nối hai Khu công nghệ
cao Thành phố Hồ Chí Minh và Khu cơng nghệ phần mềm Quang Trung theo mơ hình thung lũng Silicon của Mỹ; tập trung nguồn lực triển khai xây dựng Thành phố sáng tạo tại phía Đơng bao gồm: Quận Thủ đức, Quận 9 và Quận 2.
Đẩy mạnh phát triển Khu Nông nghiệp Công nghệ cao của thành phố, xây dựng mơ hình mẫu nơng nghiệp công nghệ cao và đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp cho người nông dân thành phố. Tập trung nguồn lực cho công tác khuyến nông, đào tạo, dạy nghề cho người nông dân và nhà quản lý về nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát triển nông nghiệp thành phố hướng vào những ngành có lợi thế như: Cây, Con giống, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp xanh và sạch....
Về nguồn vốn - tín dụng
Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nói riêng. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, thành phố cần huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước của mọi thành phần kinh tế ước khoảng 1,8 triệu tỷ đồng nhưng khả năng ngân sách Thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Đó là thách thức lớn của Thành phố trong thời gian tới.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển bị thắt chặt, các nguồn vốn ODA có thời gian vay ngắn hơn và lãi suất cao hơn so với giai đoạn trước, việc tăng cường thu hút đầu tư xã hội hóa theo hình thức hợp tác cơng tư PPP, tận dụng các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân được xem là giải pháp hữu hiệu.
Trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm đến huy động và sử dụng vốn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo định hướng
đề ra. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động và sử dụng cịn có những bất cập, chưa đủ mạnh đã làm giảm tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, trong những năm tới để đảm bảo vốn cho phát triển cần hướng vào các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Để có thể huy động được lượng vốn đầu tư, thành phố cần có nhiều giải pháp, tập trung vào cả hai nguồn vốn trong và ngoài nước.
Với nguồn vốn trong nước:
Vốn trong nước bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư trong dân và doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đây là nguồn vốn rất quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Để đảm bảo nguồn vốn từ Nhà nước cần quan tâm ni dưỡng các nguồn thu, nguồn tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của thành phố: Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc và khả năng cân đối vốn đầu tư, các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và chủ đầu tư dự kiến danh mục dự án và mức vốn cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc. Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý và nguồn vốn ngân sách quận - huyện phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn của quận - huyện theo đúng các nguyên tắc quy định, bảo đảm bố trí vốn tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Sắp xếp lại nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, theo hướng mở rộng việc xã hội hóa đối với các lĩnh vực trước đây do ngân sách đầu tư như chấm dứt việc đầu tư trực tiếp vốn ngân sách cho việc thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giảm dần đi đến chấm dứt khoản chi sự
nghiệp có thu,… tổ chức triển khai các biện pháp bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển như: cơng trái, trái phiếu cơng trình, tiền thu về giá quyền sử dụng đất…
Đối với nguồn vốn tín dụng, áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thơng qua sự can thiệp của nhà nước vào thị trường bằng cơng cụ lãi suất tín dụng, hướng luồng vốn vào các ngành, các lĩnh vực ưu tiên.
Đối với nguồn vốn đầu tư trong dân và doanh nghiệp, tăng cường thu hút nguồn vốn trong dân, khuyến khích doanh nghiệp và các cá nhân đầu tư kinh doanh sản xuất và đóng góp cơng ích dưới các hình thức bằng sức lao động hoặc bằng tiền của, kết hợp cùng với nguồn vốn Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và thực hiện chính sách xã hội. Khuyến khích huy động các nguồn lực, tài sản, tiền của nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, làm giàu cho cá nhân và đóng góp cho xã hội.
Trên tinh thần Nghị quyết 54 của Quốc hội về phần cấp ủy quyền cho Thành phố trong quản lý ngân sách, quản lý đầu tư, về thẩm quyền quản lý tài chính - ngân sách nhà nước: Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay ngồi nước về cho Thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố. Do đó, để phát huy được những lợi thế ưu đãi như vậy, ngay trong năm 2018, Thành phố cần tập trung xây dựng và triển khai nhanh các đề án để thực hiện cơ chế đặc thù này trên các mặt: Xác định danh mục các hàng hóa và dịch vụ cần nâng mức thuế tiêu thụ đặc biệt; Xây dựng và ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn; Tập trung đổi mới phương thức thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư (BOT, BT...); Cơng khai, minh bạch hóa các thơng tin về đầu tư công tại thành phố; Thực hiện các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
theo quy định của pháp luật; Điều hành dự toán chi ngân sách theo đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ; Tập trung đẩy nhanh công tác sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào