7. Kết cấu nội dung của luận văn
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.3.4. Nhóm giải pháp về hợp tác hội nhập
Thứ nhất, Thực hiện cơ chế liên kết - hợp tác giữa các ngành, các địa phương, giữa trong nước và ngoài nước
Việc phát triển mạng lưới liên kết - hợp tác chiến lược và hệ thống chia sẻ thông tin giữa các ngành trên địa bàn thành phố có tác dụng trợ giúp đắc lực cho việc xây dựng năng lực phát triển trong từng ngành, đặc biệt là trong những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao nhưng tỷ trọng hiện cịn thấp .
Mạng lưới liên kết và hợp tác là yếu tố vơ cùng then chốt, nó tạo điều kiện cho thông tin được trao đổi giữa các tổ chức kinh tế và từ đó thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm. Chính những mạng lưới liên kết - hợp tác về thương mại, thơng tin, cơng nghệ, trí thức… sẽ tạo ra các cụm ngành kinh tế có sức mạnh và kỹ năng để cạnh tranh hiệu quả. Ngoài ra xây dựng mạng lưới liên kết – hợp tác cịn góp phần xây dựng sự tín nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế thông qua các hoạt động cộng tác, phối hợp, liên doanh, liên kết…
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Tp.HCM với các địa phương trong cả nước
Thành phố cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước, trước hết là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhằm tạo thêm sức mạnh và điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đồng thời, thành phố cũng phải nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương khác trong việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển các ngành trên địa bàn, kiểm tra và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Trước mắt, cần xây dựng một cơ chế phối hợp và liên kết các cụm - khu công nghiệp giữa Tp.HCM với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hướng tới phát triển thành các cụm ngành kinh tế trong đó có sự kết hợp
chặt chẽ của các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như tài chính, tư vấn viễn thơng, điện, nước cho th văn phịng, kho bãi, giao thơng… với các hoạt động sản xuất công nghiệp. Biện pháp này sẽ được kết hợp với việc tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong di dời, hỗ trợ về vốn vay, và đầu tư đổi mới công nghệ.
Thứ hai, Thiết lập và phát triển các quan hệ hợp tác – hội nhập với khu vực và thế giới
Đối với các nền kinh tế trong khu vực, Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng là nơi có nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên đa dạng, dung lượng thị trường tiêu thụ rộng lớn… Nền công nghiệp Việt Nam còn chưa phát triển, và chiến lược tăng trưởng hướng vào xuất khẩu của Việt Nam là phù hợp với chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của họ. Ngoài ra, sự gần gũi về địa lý và sự tương đồng về văn hóa cũng là những nhân tố cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết - hợp tác.
Với xuất phát điểm hiện tại và những tiềm năng - lợi thế đặc thù của mình, Tp.HCM cần bắt nhịp với “làn sóng cơ cấu” đang diễn ra trong khu vực bằng cách một mặt tiếp nhận sự chuyển giao, mặt khác mở rộng sự hợp tác - liên kết trong những ngành – lĩnh vực phù hợp. Chẳng hạn, đối với các ngành cơng nghiệp có hàm lượng lao động cao có thể tiếp nhận sự chuyển giao từ các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Economies – NIEs) Đông Á và liên kết với các nước ASEAN, Trung Quốc…, các ngành có hàm lượng vốn cao và công nghệ ở mức trung bình có thể tiếp nhận sự chuyển giao từ Nhật Bản và liên kết với NIEs Đông Á, các ngành có hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao có thể liên kết – hợp tác với Nhật Bản…
Phương châm cơ bản là tránh cạnh tranh, đối đầu trực tiếp mà nên tận dụng mọi cơ hội, xây dựng các liên minh hợp tác chiến lược để “vừa làm vừa trưởng thành” trước khi hội nhập thị trường tồn cầu. Nhìn rộng ra, hiện tại cũng như trong tương lai, Thành phố cần xây dựng các mối quan hệ chiến lược lâu dài với các quốc gia, các trung tâm kinh tế lớn, các tập đồn hàng đầu trên thế giới, vì đây là những đối tác có tiềm lực tài chính lớn, có kỹ năng quản trị hiện đại, có cơng nghệ “nguồn" tiên tiến, có mức độ tin cậy cao, và có uy tín trên thương trường…
Kết luận chương 3
Trên cơ sở đề xuất những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Quan điểm về xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025; luận văn đã tổng hợp thành hệ thống các chỉ tiêu và các giải pháp chủ yếu mà thành phố cần tập trung thực hiện góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố; Xây dựng thành phố sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – cơng nghệ của khu vực Đông Nam Á cũng như đạt được mục tiêu đặt ra là xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đạt tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị.
Năm 2018 quy mô kinh tế của thành phố sẽ lớn hơn, trách nhiệm sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, từ ngày 15/01/2018, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố có hiệu lực cho nên cần tập trung thực hiện đồng bộ những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững, bám sát nội dung Kết luận 21 của Bộ Chính trị;
Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù; Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh đến năm 2025 góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược (hoàn thiê ̣n thể
chế kinh tế thi ̣ trường đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hê ̣ thống kết cấu ha ̣ tầng đồng bô ̣)
gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ nhanh chóng thực hiện được mục tiêu Xây dựng Thành phố trở thành Đô thị thông minh.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tiên tiến, hiện đại là một yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh cho Thành phố, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của đất nước.
Những năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đã có bước chuyển quan trọng theo đúng định hướng đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như: Một số chỉ tiêu thành phần về đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh chưa đạt so với kế hoạch đề ra, công nghiệp phát triển chậm lại ở các ngành công nghiệp trọng điểm, chưa có đột phá về phát triển hạ tầng đơ thị, chưa có đột phá về huy động vốn xã hội cho đầu tư; năng lực cạnh tranh chưa tương xứng vị trí, vai trị và tiềm năng của Thành phố; tỷ trọng các dịch vụ cao cấp, sản phẩm cơng nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao và yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cịn hạn chế…
Để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành góp phần đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và thực hiện được mục tiêu đặt ra của Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh đến năm 2025, cần giải quyết các hạn chế còn tồn tại như: chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của Thành phố; chưa đảm bảo khai thác tốt nhất mọi nguồn lực; Sự phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số của Thành phố còn nhiều hạn chế, bất cập; Môi trường sống, môi trường làm việc chưa đảm bảo, còn nhiều hạn chế.
Để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm cịn hạn chế góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng đô thị thông minh trong thời gian tới có hiệu quả, địi hỏi phải thực hiện đúng phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu mà luận văn đã đề cập. Phương hướng và giải pháp mà luận văn xác định là một hệ thống toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Phương hướng mang tính chất chỉ đạo, các giải pháp là đồng bộ, toàn diện trên các góc độ quản lý Nhà nước; cơ chế, chính sách đến tổ chức thực hiện… Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian tới đạt được hiệu quả như mục tiêu đặt ra.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp thực hiện, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:
Đối với chính phủ: Việc phân cấp nguồn thu ngân sách (điển hình nhất là tỷ lệ phân chia nguồn thu cho Ngân sách địa phương của Tp. Hà Nội và Tp.HCM hiện nay còn nhiều bất cập – Tp.HCM thu ngân sách nhiều nhưng chỉ được giữ lại từ 23% đối với thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015; giảm còn 18% thời kỳ 2017 – 2020; tỷ lệ hưởng ít hơn so với Hà Nội hiện nay được giữ lại 35% số thu được). Do đó, trong thời gian tới Việt Nam có thể chuyển sang áp dụng tỷ lệ cứng đối với các sắc thuế chia sẻ cho tất cả tỉnh, thành như đa số các nước trên thế giới áp dụng mà không ảnh hưởng đáng kể đến thu ngân sách trung ương hiện nay. Ưu điểm của cách phân chia này là tạo ra một tỷ lệ đóng góp cơng bằng cho tất cả các tỉnh, thành. Những địa phương có thặng dư ngân sách sẽ tìm cách phát triển cơ số thuế để tăng nguồn thu, qua đó được giữ lại cho địa phương mình nhiều hơn để chi cho đầu tư phát triển; Các tỉnh này sẽ có động lực xây dựng kế hoạch chi tiêu dài hạn một cách hiệu quả để không những đảm bảo cân đối ngân sách mà cịn ni dưỡng được nguồn thu trong tương lai. Trong khi đó, các tỉnh thâm hụt ngân sách sẽ bị đối diện
với một nguồn trợ cấp từ ngân sách trung ương. Để có thể mở rộng ngân sách chi tiêu, các tỉnh này buộc phải sử dụng ngân sách có hiệu quả hơn để gia tăng nguồn thu. Kết quả là, tỷ lệ trợ cấp từ ngân sách trung ương sẽ giảm dần, Nhà nước sẽ có điều kiện tốt hơn để cân đối ngân sách cũng như có nhiều ngân sách hơn để sử dụng cho các mục tiêu phát triển quốc gia.
Đối với chính quyền Tp.HCM: Để thực hiện Đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thơng minh thì việc đầu tiên phải giải quyết triệt để tình trạng ơ nhiễm, kẹt xe, ngập nước (những vấn đề làm giảm chất lượng môi trường sống và làm việc, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế thời gian qua của Thành phố). Khi giải quyết được những vấn đề cấp bách như vậy thì việc xây dựng đơ thị thông minh mới thực sự trở thành hiện thực, khơng cịn là những khẩu hiệu hoặc xa rời thực tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh là một vấn đề lớn, nhiều khó khăn, phức tạp; là thách thức mới và cũng là yêu cầu cấp thiết đối với Tp.HCM trong thời điểm hiện nay. Những nội dung được trình bày trong luận văn chỉ là những gợi mở ban đầu. Để làm sáng tỏ vấn đề này, cần phải có những đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa trên thực tiễn mới có thể đáp ứng yêu cầu đề ra trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam, Nhà Xuất bản
khoa học xã hội.
2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018. Nghị quyết về định
hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2007. Giáo trình Chính sách kinh tế - xã
hội. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
4. Đảng cộng sản Việt Nam, 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần thứ XII.
NXB Chính trị quốc gia.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, 2018. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII về xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp.
6. Hoàng An Quốc, 2016. Chuyên đề các môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế . Nhà
xuất bản Kinh tế Tp.HCM.
7. Hoàng An Quốc, 2007. Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới - Phương hướng và những giải pháp cơ bản. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
8. Học viện chính trị Khu vực II, 2017. Tập bài giảng môn học Quản lý kinh tế. Nhà xuất
bản Lý luận chính trị.
9. Lê Ngọc Uyển, Nguyễn Ngọc Danh, 2012. Kinh tế phát triển , tóm tắt lý thuyết, trắc
nghiệm, bài tập. Nhà xuất bản Kinh tế Tp.HCM.
10. Lương Minh Cừ, Đào Duy Huân, Phạm Đức Hải, 2012. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, mơ hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Mai Văn Tân, 2014. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Tài chính, Số 3/2014.
12. Nguyễn Hồng Sơn, 2010. Hà Nội trong làn sóng phát triển ngành dịch
vụ của các đô thị tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 26 (2010) trang 135-143.
13. Nguyễn Minh Tuấn , Nguyễn Hữu Thảo, 2009. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh
tế. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM.
14. Nguyễn Trọng Hoài, 2013. Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Kinh tế Tp.HCM.
15. Phạm Quang Phan, Vũ Anh Tuấn, Tô Đức Hạnh (đồng chủ biên, 2005). Hướng dẫn
học mơn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, 2005. Nhà xuất bản Thống kê.
16. Phạm Thị Khanh, 2010. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở
Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11
năm 2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Sở Cơng Thương TP.HCM, 2014. Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và TPHCM. Tài liệu hội thảo khoa học Thực trang,
định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, trang 65 – 78.
19. Sở Khoa học công nghệ TPHCM, 2010. Định hướng phát triển Khoa học và Công nghệ
TP.HCM đến năm 2020.
20. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
21. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc