PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi tiêu chính phủ lĩnh vực giáo dục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khu vực đông nam á (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thực nghiệm tại các nước Đông Nam Á chỉ ra chiều hướng tác động

cùng chiều từ chi tiêu chính phủ cho giáo dục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn với mức ý nghĩa thống kê cao. Trong ngắn hạn kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê.

Kết quả này tiếp tục khẳng định các lý thuyết tiếp tục phù hợp với khu vực

Đơng Nam Á. Đó là học thuyết học thuyết tân cổ điển Solow (1956), Romer (1986) và

Lucas (1988) sự nhấn mạnh nguồn vốn, lao động, công nghệ vào phương trình tăng

trưởng và khẳng định tiến bộ kỹ thuật cũng là yếu tố quyết định tăng trưởng. Việc các chính phủ chi tiêu giáo dục, sử dụng các yếu tố sản xuất một cách hiệu quả và năng suất cao và tìm ra những cơng nghệ mới phù hợp đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các

quốc gia Đông Nam Á, dẫn đến tăng trưởng kinh tế, là chìa khóa quan trọng cho sự

45

Kết quả thực nghiệm này cũng cùng chiều với các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ với chi tiêu giáo dục Mankiw và cộng sự (1992), Barro và Sala-i- Martin (1995), Romer (1990), Barro (1991, 2002), Barro và Lee (2013), Krueger và Lindahl (2001), Benhabib và Spiegel (1994). Các thảo luận này tổng kết đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chi tiêu chính phủ giáo dục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục củng cố sự phù hợp mơ hình tăng trưởng nội sinh do Mankiw và cộng sự (1992).

Thực trạng cho thấy, việc các chính phủ chi tiêu giáo dục, đã nâng cao tiềm

năng thu nhập của một cá nhân, tác động toàn bộ nền kinh tế thơng qua hàng loạt các ngoại tác tích cực. Trong góc độ vi mơ, giáo dục làm tăng lên: trình độ thành tựu con người, sức khỏe và tinh thần sức khỏe mỗi cá nhân, giảm tỷ lệ sinh quá cao từ đó tăng năng suất của nền kinh tế. Thông qua việc tham gia đội ngũ lao động, ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế.

Nhờ chi tiêu chính phủ giáo dục, định hướng phát triển các ngành trọng điểm, làm tăng năng suất lao động các quốc gia, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngồi. Thực

nghiệm tại Đơng Nam Á tiếp tục cũng cố quan điểm trong hàm Cobb Douglas, các

nghiên cứu Lin (2004), Aziz và cộng sự (2008), Loening (2002), Odit và cộng sự (2010) về giáo dục đại học đã đóng vai trị tác động quan trọng và thuận lợi cho sự tăng

trưởng của nền kinh tế ở Đài Loan, Pakistan. Khi lực lượng lao động có trình độ và

trình độ thơng thạo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thuận lợi và đáng kể.

Bằng chứng thực nghiệm tại khu vực Đông Nam Á cũng phù hợp với các

nghiên cứu thực nghiệm như Asteriou và Agiomirgianakis (2001), Changzheng và Jin

(2009), và Musila và Belassi (2004) đã sử dụng thử nghiệm đồng liên kết. Các kiểm

định đồng liên kết đối với trường hợp Đơng Nam Á cũng có ý nghĩa thống kê mức cao.

Để giải thích chiều hướng tích cực từ chi tiêu chính phủ giáo dục đến tăng

46

phân tán thu nhập. Đối với thế giới nói chung, thu nhập đã khác biệt mặc dù hội tụ

đáng kể trong trình độ học vấn. Sylwester (2000) cũng nhấn mạnh cơ chế chuyển đổi

có thể liên kết sự bất bình đẳng về thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Các kết quả này

góp phần giải thích cho chiều hướng tích cực từ chi tiêu chính phủ giáo dục đến tăng

trưởng kinh tế, khi chi tiêu chính phủ giáo dục làm giảm sự phân tán trình độ học vấn,

dẫn tới tăng trưởng bền vững hơn, đây cũng là kết quả dài hạn tìm thấy trong bài

nghiên cứu.

Thực nghiệm Đông Nam Á cũng tiếp tục củng cố kết quả Barro (2001) cho rằng tăng trưởng có liên quan tích cực đến số năm học đạt được của nam giới trưởng thành ở cấp trung học trở lên. Chandra (2010) cho rằng lợi ích chính phủ chi tiêu giáo dục giúp

xã hội có những lợi ích to lớn trong việc nâng cao trình độ giáo dục nói chung, khơng

chỉ vì chất lượng của lực lượng lao động được cải thiện mà cịn vì nhiều khía cạnh khác như sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cũng được ảnh hưởng tích cực, và vì cơng dân có học thức có thể hiệu quả hơn những người tham gia vào một xã hội. Chi tiêu giáo dục mang lại cho hệ thống kinh tế những tác động bên ngoài và các tác

động gián tiếp khác như đạt được trình độ học vấn cao hơn và thành tích của trẻ em,

sức khoẻ tốt hơn và tỷ suất tử vong trẻ em thấp hơn, sức khoẻ cá nhân tốt hơn và số trẻ

sinh ra thấp hơn, thu nhập tăng, sự tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động như

tăng nhân công; tất cả những điều này cùng với sự gia tăng dân số thấp hơn và sức

khoẻ của người dân có xu hướng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế cao hơn (Michaelowa, 2000).

Chú ý hơn, hệ số hồi quy của chi tiêu chính phủ giáo dục cao hơn các yếu tố độc lập khác thể hiện chi tiêu chính phủ cho giáo dục là yếu tố chủ chốt tác động tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kết quả này phù hợp nghiên cứu của Musila và Belassi (2004) về Uganda giữa những năm 1965 và 1999 cũng chỉ ra mối quan hệ giữa chi tiêu giáo dục của chính phủ cho mỗi người lao động và sự phát triển kinh tế và chi tiêu của

47

chính phủ cho giáo dục có vai trị thiết yếu trong việc ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và là nhân tố chủ chốt phần lớn là ở quốc gia Uganda.

Kết quả chỉ tồn tại bằng chứng trong dài hạn giữa chi tiêu chính phủ giáo dục ảnh hưởng tăng trưởng được Chandra (2010) giải thích khi tổng hợp các nghiên cứu về chi tiêu chính phủ cho giáo dục và tăng trưởng đã cho thấy sự thống nhất của hầu hết các nghiên cứu về giáo dục là điều quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và tính gắn

kết xã hội của xã hội. Nhiều lợi ích tiềm năng cho xã hội từ các loại hình đầu tư cơng

trong giáo dục khơng phải là ngay lập tức rõ ràng nhưng vẫn rất quan trọng trong dài hạn.

48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi tiêu chính phủ lĩnh vực giáo dục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khu vực đông nam á (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)