Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Thông thường chúng ta thường gặp các biến phụ thuộc ở dạng liên tục hoặc không liên tục. Tuy nhiên, trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp mà biến phụ thuộc không phải là một biến liên tục, nó là biến định tính. Biến định tính nhận hai giá trị như: có đồng ý/khơng đồng ý, có ý định/khơng ý định, có đóng góp/khơng đóng góp. Các biến này được gọi là biến nhị ngun. Các phương pháp phân tích như mơ hình hồi quy tuyến tính khơng thể áp dụng được cho các loại biến phụ thuộc định tính. Theo Ramu Ramanathan (2000), đối với loại biến này, các loại mơ hình rời rạc như mơ hình xác suất tuyến tính, mơ hình đơn vị xác suất (mơ hình Probit), mơ hình Logit sẽ rất phù hợp.
Trên cơ sở lý thuyết về kinh tế về mức sẵn lòng chi trả và các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước gồm Kaliba Norman và Chang (2003), Shion Guha (2007), Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan (2003), Võ Thành Danh (2008), Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012).
Sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch nơng thơn của hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Mơ hình hồi quy tổng qt có dạng:
Trong đó,
Y: là biến phụ thuộc.
Xi:là các biến độc lập ( i=1…n). β0: hệ số gốc.
βi: là các hệ số hồi quy ( i=1…n). ε: là sai số.
Từ mơ hình tổng qt, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu cụ thể như sau:
= β0+ β1*GT+ β2*TUOI+ β3*DT+ β4*HV+β5*NN + β6*QMH + β7*TN+ β8*HDT+ε
Trong đó, SLCT là sự sẵn lịng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Bảng 3.1: Giải thích các biến độc lập trong mơ hình
Tên biến Mơ tả Nguồn
GT Giới tính của người trả lời (1: nam; 0: nữ)
Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Phạm Văn Thục (2014), Nguyễn Bá Huân (2017)
TUOI Tuổi của người trả lời phỏng vấn (năm)
Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Phạm Văn Thục (2014), Nguyễn Bá Huân (2017)
DT Dân tộc chủ hộ: 1: Kinh hoặc Hoa, 0: Khác
Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Phạm Văn Thục (2014), Nguyễn Bá Huân (2017) HV Trình độ học vấn của người trả lời phỏng vấn: 1: Tiểu học 2: THCS 3: THPT 4: Trên THPT
Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Phạm Văn Thục (2014), Nguyễn Bá Huân (2017)
NN Nghề nghiệp chủ hộ: 1: Nông nghiệp
2: Công nhân, làm thuê 3: Buôn bán, kinh doanh 4: CB, CCVC
Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Phạm Văn Thục (2014), Nguyễn Bá Huân (2017)
QMH Tổng số thành viên trong gia đình.
Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Phạm Văn Thục (2014), Nguyễn Bá Huân (2017)
THUNHAP Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình trong tháng (nghìn đồng/tháng).
Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Phạm Văn Thục (2014), Nguyễn Bá Huân (2017)
HOIDOANTHE Tham gia hội đoàn thể: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có người tham gia các hội đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh và nhận giá trị 0 nếu hộ không tham gia hội nào.
Tác giả
Giả thuyết nghiên cứu :
Biến giới tính chủ hộ (GT): là biến giả thể hiện giới tính của chủ hộ. Biến
nhận giá trị 1 nếu là nam và giá trị 0 nếu là nữ. Biến này được kỳ vọng là có mối tương quan thuận (+) với khả năng sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng NSNT của hộ gia đình. Dựa vào lược khảo tài liệu và kết quả thảo luận nhóm cho thấy, giới tính là nam sẽ có mức sẵn lịng chi trả cao hơn giới tính là nữ do người có giới tính là nam sẽ có tính phóng khống hơn người có giới tính là nữ.
Giả thiết H1 : Giới tính chủ hộ ảnh hưởng cùng chiều với khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Biến tuổi chủ hộ (TUOI): thể hiện số tuổi của chủ hộ. Biến này được kỳ vọng
là có mối tương quan thuận (+) với khả năng sẵn lòng chi trả cho việc nước sạch của hộ gia đình. Dựa vào lược khảo tài liệu và kết quả thảo luận nhóm cho thấy, người có độ tuổi cao có ý thức hơn về sức khỏe, bệnh tật hơn người ít tuổi. Mặt khác, những người trẻ tuổi là những người có sức khỏe tốt nên họ chưa thực sự nhận thức rõ được ảnh hưởng của những nguồn nước không hợp vệ sinh.
Giả thiết H2 : Tuổi chủ hộ ảnh hưởng cùng chiều khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Biến dân tộc chủ hộ (DT): là biến giả thể hiện dân tộc chủ hộ. Biến này nhận
giá trị 1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ có dân tộc khác (Khmer,…). Thực tế cho thấy, người Kinh hoặc Hoa thường tập trung nhiều ở khu vực trung tâm xã, thị trấn và có nhu cầu sử dụng nước sạch cao hơn các dân tộc khác. Chính vì thế, khả năng sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng NSNT của nhóm dân tộc Kinh hoặc Hoa cũng cao hơn những nhóm dân tộc khác.
Giả thiết H3 : Dân tộc chủ hộ ảnh hưởng cùng chiều khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Biến học vấn chủ hộ (HV): là biến định lượng thể hiện trình độ học vấn của
chủ hộ và được đo lường bằng cấp học của chủ hộ. Biến này được kỳ vọng là có mối tương quan thuận (+) với khả năng sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng NSNT của hộ gia đình. Dựa vào lược khảo tài liệu và kết quả thảo luận nhóm cho thấy, người có trình độ học vấn cao hơn sẽ nhận thức rằng nước sạch là có lợi cho sức khỏe bản thân và gia đình mình, do đó khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch sẽ cao hơn.
Giả thiết H4 : Học vấn chủ hộ ảnh hưởng cùng chiều khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Biến nghề nghiệp chủ hộ (NN) : biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có nghề
nghiệp trong lĩnh vực nơng nghiệp, nhận giá trị 2 nếu chủ hộ là công nhân hoặc làm thuê, nhận giá trị 3 nếu chủ hộ có nghề nghiệp bn bán hoặc kinh doanh và nhận giá trị 4 nếu chủ hộ là CB, CCVC. Nghề nghiệp chủ hộ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng NSNT của hộ gia đình. Thực tế cho thấy, so với chủ hộ làm nghề nông nghiệp, chủ hộ có nghề cơng nhân hoặc làm thuê, buôn bán hoặc kinh doanh, CB, CCVC thường sống tại các trung tâm xã, thị trấn nên nhu cầu sử dụng nước sạch cao hơn.
Giả thiết H5 : Nghề nghiệp chủ hộ ảnh hưởng cùng chiều khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Biến qui mơ hộ (QMH): là biến định lượng nhận giá trị tương ứng với số thành viên đi làm có thu nhập trong hộ gia đình. Biến này được kỳ vọng là có mối tương quan thuận (+) với khả năng sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng NSNT của hộ gia đình. Dựa vào lược khảo tài liệu, nhiều người đi làm sẽ làm tăng tổng thu nhập của hộ gia đình và tăng kiến thức về những tác hại về ô nhiễm nguồn nước gây ra và tăng khả năng chi trả cho việc sử dụng NSNT.
Giả thiết H6 : Qui mô hộ ảnh hưởng cùng chiều khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Biến thu nhập (TN): là biến định lượng thể hiện thu nhập trung bình của hộ
gia đình hàng tháng (nghìn đồng/tháng). Biến này được kỳ vọng là có mối tương quan thuận (+) với khả năng sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng NSNT. Dựa vào lược khảo tài liệu và kết quả thảo luận nhóm cho thấy, khi khách hàng có mức thu nhập tăng lên thì họ quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn, nâng mức sống của mình lên nên sẵn lòng trả nhiều hơn.
Giả thiết H7 : Thu nhập bình quân đầu người của hộ trong tháng (nghìn đồng/tháng) ảnh hưởng cùng chiều khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.
Biến tham gia hội đoàn thể (HDT): là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có người
tham gia hội đồn thể và nhận giá trị 0 nếu hộ khơng có người tham gia hội đồn thể. Thực tế cho thấy, hộ có người tham gia hội đồn thể sẽ được tuyên truyền về việc sử
dụng nước sạch và ý thức được việc sử dụng nước sạch sẽ tốt hơn cho gia đình. Do đó, khả năng sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng NSNT của hộ có người tham gia hội đồn thể cao hơn hộ gia đình khơng có người tham gia hội đồn thể.
Giả thiết H8 : Tham gia hội đoàn thể của hộ ảnh hưởng cùng chiều khả năng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của hộ gia đình.