TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 37 - 40)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Vĩnh Thuận là huyện thuộc vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 75km đường bộ về hướng Tây Bắc và cách thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau 50km về hướng Tây Nam, tiềm năng kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp (gồm trồng lúa, hoa màu và ni trồng thủy sản). Huyện có 07 xã và 01 thị trấn, địa hình đồng bằng châu thổ, là vùng đất phèn nhiễm mặn, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 4 và kết thúc vào đầu tháng 10; tổng diện tích tự nhiên 39.473,79ha, trong đó đất sản xuất lúa 2 vụ là 25.237,17 ha, mặc dù với điều kiện sinh thái đất đai chưa phải thuận lợi nhưng diện tích gieo trồng lúa trong những năm qua không ngừng tăng về năng suất và chất lượng. Để giúp nông dân trồng lúa trong vùng nắm được tiếp cận ứng dụng tốt kỹ thuật canh tác lúa thực hiện 3 giảm 3 tăng và sản xuất tập trung tạo vùng nguyên liệu lớn sản xuất theo hướng hàng hóa. Xuất phát từ tình hình đó Vụ Đơng xn 2014 – 2015 huyện Vĩnh Thuận tiếp tục triển khai thực hiện Đề án: “Cánh đồng lớn” đáp ứng vùng ngun liệu và ứng phó kịp thời biến đổi khí hậu với diện tích 679 ha, có 304 hộ tham gia.

Về vị trí địa lý: Phía Bắc, Đơng Bắc giáp huyện Gị Quao; Phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; Phía Tây, Tây Bắc giáp huyện U Minh Thượng; Phía Đơng, Đơng Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.

Năm 2011 huyện Vĩnh Thuận bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI xác định đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn nơng thơn mới. Hiện nay tồn hiện có 02 xã được cơng nhận đạt chuẩn (Vĩnh Phong, Tân Thuận), 02 xã chuẩn bị cuối năm 2017 sẽ được công nhận đạt chuẩn nơng thơn mới (Bình Minh, Vĩnh Bình Nam). Vì vậy giao thơng nơng thơn, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng tương đối cơ bản hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn có tổng chiều dài 799,8km. Trong đó: 01 tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn dài 26,3 km, nhựa hóa 100%; 08 tuyến đường huyện về trung tâm xã với tổng chiều dài 54,5 km, nhựa hóa 100%; 162 tuyến đường xã với tổng chiều dài là 719 km, cơ

bản các tuyến đường xã được làm bằng vật liệu cứng, có 64% đường xã đạt chuẩn nông thôn mới. Về thủy lợi nội đồng: Tồn huyện có 150 kênh thủy lợi nội đồng, với tổng chiều dài trên 500km, cơ bản phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy cho nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện sản xuất theo theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn.

Hiện tại, Vĩnh Thuận có dân số có 92.156 người, với trong đó dân số đơ thị chiếm 15%, cịn lại là dân số nơng thôn chiếm 85%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,1%. Lao động trong nhà nước có khoảng 2.796 người, lao động ngồi nhà nước có khoảng 46.215 người.

Biểu đồ 4.1: Dân số theo khu vực

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Vĩnh Thuận năm 2015

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Thuận trong những năm gần đây tương đối ổn định., tỉ trọng nông – thủy sản đạt 85%. Thu nhập bình quân đầu người 45.000.000 đồng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có tăng nhưng chưa bền vững, có xu hướng chậm lại; Chưa có sự liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; sự tham gia và đầu tư của doanh nghiệp vào nơng nghiệp, nơng thơn cịn rất ít. Kinh tế của huyện chủ yếu là nơng nghiệp, sản xuất cịn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thời tiết khí hậu, năm 2015 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn nên nhiều vùng sản xuất lúa, nuôi tơm hiệu quả kém. Chính vì thế, cần phải có sự kết hợp giữa các hộ nông dân trong sản xuất để giảm chi phí sản xuất.

4.1.2. Thực trạng sử dụng nguồn nước sạch của người dân tại huyện Vĩnh Thuận Thuận

Trạm cấp nước Vĩnh Thuận trực thuộc Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động do Chính phủ Úc và

Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ, đây là cơng trình nằm trong dự án cấp nước và vệ sinh môi trường huyện Vĩnh Thuận thuộc dự án cấp nước và vệ sinh môi trường tại 3 huyện, thị xã ở ĐBSCL. Diện tích đặt tại nhà máy là trên 5.000m2. Với công suất máy khoảng 8.000m3. Cung cấp loại nước có tiêu chuẩn nước sinh hoạt; nguồn nước khai thác là nước ngầm. Mạng lưới cung cấp toàn huyện Vĩnh Thuận. Trạm cấp nước đã cung cấp cho khoảng trên 10.000 hộ. Hiện nay đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới bao phủ để cung cấp nước sạch cho các hộ còn lại.

- Về chi phí lắp đặt hệ thống cung cấp nước được áp dụng tại các Trạm cấp nước trên địa bàn hiện nay (bao gồm chi phí lắp đặt và chi phí của đồng hồ nước) được áp dụng với mức giá:

Về chi phí cho đường ống dẫn nước: Đối với đường ống chính (ống lớn dẫn nước: Chi phí lắp đặt và cơ sở vật chất là do nhà máy đầu tư, người dân không phải trả chịu chi phí cho khoản này; Đường ống dẫn nước vào nhà dân: tùy vào vị trí của hộ gia đình mà chính quyền có mức hỗ trợ khác nhau.

Về cách thu phí và giá nước sinh hoạt hiện nay của công ty cấp nước: Hiện nay, nhà máy áp dụng cách thu tiền mỗi tháng và có quy định số mét khối nước sử dụng tối thiểu cho các hộ dân. Chi phí cho mỗi mét khối nước sử dụng khác nhau giữa mục đích sử dụng, giá nước cho hộ dân sử dụng sinh hoạt là 4.800đồng/m3 và nước sử dụng cho kinh doanh là 9.600đồng/m3.

Hiện nay, qua khảo sát tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn cho thấy, nhiều người dân vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của nguồn nước sạch ở nhiều nơi người dân sử dụng nguồn nước chủ yếu là giếng khoang (nước ngầm), ao hồ nhỏ, nước mưa ... để phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, tắm, giặt và phục vụ cho các sinh hoạt thường ngày. Tại nhiều nơi, người dân áp dụng biện pháp lọc thô, đánh phèn.. nước tự nhiên để làm sạch nước. Nhưng trước tình hình ơ nhiễm của mơi trường sống ngày càng gia tăng như: bị ơ nhiễm bởi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ chăn nuôi và chất thải sinh hoạt của người dân. Do đó những biện pháp làm sạch trên ít hiệu quả, chất lượng rất đáng lo ngại. Vì vậy, khơng đảm bảo tiêu chuẩn, nên số người mắc bệnh liên quan đến sử dụng nước nông thôn khá cao như bệnh tiêu chảy cấp, viêm đường ruột, dạ dày, hô hấp...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)