THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi chi phí và hiệu quả sản xuất lúa 2013 và 2016 các xã ven biển trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 45 - 49)

4.2.1. Đặc điểm chủ hộ

Đặc điểm chủ hộ bao gồm giới tính, dân tộc, học vấn, tuổi, tham gia hội nơng dân có ảnh hưởng đến lựa chọn mơ hình sản xuất của hộ. Mẫu khảo sát chọn 80 hộ nông dân đang sản xuất lúa trên địa bàn các xã ven biển huyện An Biên.

Về giới tính chủ hộ, tỷ lệ nam là chủ hộ chiếm đa số, có 72 trong 80 người, chiếm 90%. Giới tính chủ hộ ảnh hưởng đến quyết định phương thức sản xuất của hộ nông dân. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp và truyền thống gia đình của người Việt Nam đa phần chủ hộ là nam giới, họ có sức khỏe để gánh vác những công việc năng nhọc của lao động nông nghiệp và quyết định đến hiệu quả sản xuất.

Biểu đồ 4.5: Giới tính và dân tộc chủ hộ

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu mẫu thu thập 2017 (n=80)

Về dân tộc chủ hộ, kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm 87,50%; tỷ lệ dân tộc Hoa, Khmer chiếm 12,50. Thực tế ở các xã ven biển huyện An Biên có 3 dân tộc chính cùng sinh sống gồm người Kinh, Hoa, và Khmer. Người Kinh chiếm đa số ở An Biên, tiếp đến là người Khmer và người Hoa. Tập quán sinh sống của mỗi dân tộc có đơi chút khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các nhóm dân tộc.

Biểu đồ 4.6: Trình độ học vấn

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu mẫu thu thập 2017 (n=80)

Học vấn chủ hộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật của hộ vào sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ vẫn cịn thấp. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ dưới THPT chiếm 55%. Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc tiếp cận khoa học, kỹ thuật sẽ gặp khó khăn. Các phương pháp phịng chống xâm nhập mặn của hộ trồng lúa chỉ dừng lại ở kinh nghiệm, chưa thật sự vận dụng tốt kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Về tuổi chủ hộ, kết quả nghiên cứu đa số hộ trồng lúa ven biển trên địa bàn huyện An Biên có tuổi đời từ 40 trở lên. Thực tế cho thấy, do chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nên phần lớn hộ trồng lúa là những người có tuổi đời cao, họ có trình độ thấp, nên khơng thể đi vào các khu công nghiệp, doanh nghiệp làm, do đó họ chọn ở lại nông thôn để làm ruông. Tuổi đời của chủ hộ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tuổi đời càng cao tương ứng với kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ càng cao.

Việc tham gia hội nông dân giúp hộ nông dân được hỗ trợ nguồn vốn sản xuất, tập huấn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ tham gia hội nông dân của hộ gia đình ở huyện An Biên trong mẫu khảo sát rất cao, chiếm 91,25%.

Bảng 4.2: Đặc điểm chủ hộ Đặc trưng Chỉ tiêu Số hộ % Tuổi Dưới 40 tuổi 3 3,75 Từ 40 đến 50 tuổi 51 63,75 Từ 51 đến 60 tuổi 23 28,75 Trên 60 tuổi 3 3,75 Tổng 80 100 Tham gia hội nông dân

Hội nông dân 73 91,25

Khác 7 8,75

Tổng 80 100

Nguồn: Phân tích từ dữ liệu mẫu thu thập 2017 (n=80)

4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình Bảng 4.3: Đặc điểm hộ gia đình Bảng 4.3: Đặc điểm hộ gia đình Đặc trưng Đơn vị Mơ hình n Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Qui mô hộ gia

đình Người

2016 80 4,24 1,02 3 6

2013 80 4,44 1,09 3 6

Thu nhập bình quân trong năm

Triệu đồng

2016 80 27,5 4,58 19 38

2013 80 26,66 5,15 19 36

Chi tiêu bình quân trong năm

Triệu đồng 2016 80 14,04 2,36 10 21 2013 80 14,93 2,14 10 21 Diện tích sản xuất Ha 2016 80 1,06 0,35 0,5 2 2013 80 1,35 0,41 0,7 2,3 Kinh nghiệm sản xuất Năm 2016 80 25,19 2,51 18 30 2013 80 21,46 2,37 15 26 Tập huấn kỹ thuật Số lần 2016 80 1,94 0,62 0 4 2013 80 1,83 0,67 0 4

Đặc điểm hộ gia đình cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế của hộ tham gia trồng lúa. Đặc điểm hộ gia đình xem xét trong đề tài này bao gồm qui mơ hộ gia đình, thu nhập bình qn đầu người trong năm, chi tiêu bình qn đầu người trong năm, diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất và tập huấn kỹ thuật.

Về qui mơ hộ gia đình, kết quả khảo sát cho thấy, trung bình qui mơ hộ gia đình năm 2016 là 4,24 người, trong khi trung bình qui mơ của hộ năm 2013 là 4,44 người. Qui mô hộ gia đình có xu hướng giảm là do việc cơ giới hóa trong nơng nghiệp và chuyển đổi mơ hình sản xuất từ lúa hai vụ sang mơ hình tơm lúa nên cần ít sức lao động. Mặt khác, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, nên thanh niên tìm kiếm việc làm tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh nên dẫn đến số thành viên trong gia đình có xu hướng giảm.

Về thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, kết quả khảo sát cho thấy trung bình thu nhập và chi tiêu bình quân giữa năm 2016 và 2013 khơng có sự thay đổi lớn. Trung bình thu nhập và chi tiêu bình quân trong năm 2016 của hộ lần lượt là 27,5 triệu đồng/người/năm, 14,04 triệu đồng/người/năm, trong khi năm 2013 lần lượt là 26,66 triệu đồng/người/năm, 14,93 triệu đồng/người/năm.

Diện tích đất sản xuất có vai trị quan trọng trong sản xuất của hộ gia đình nơng thơn. Hộ gia đình muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, điều cần thiết là diện tích sản xuất phải lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình diện tích sản xuất của hộ năm 2013 là 1,35 ha/hộ, trong khi trung bình diện tích sản xuất của hộ trong năm 2016 là 1,06 ha/hộ, giảm 0,29 ha/hộ. Nguyên nhân của sự giảm diện tích sản xuất lúa là do tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng nên diện tích dùng để sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp.

Về kinh nghiệm sản xuất và tập huấn kỹ thuật, kết quả khảo sát cho thấy có kinh nghiệm sản xuất của hộ gia đình ngày càng được nâng cao và hộ gia đình cũng quan tâm đến việc tập huấn kỹ thuật sản xuất để phù hợp với điều kiện tự nhiên mới.

Nhìn chung, các đặc điểm của hộ gia đình giữa năm 2016 so với năm 2013 chưa có sự khác biệt lớn. Có thay đổi trong qui mơ hộ, thu nhập và chi

tiêu, nhưng những thay đổi này không đáng kể. Tuy nhiên, sự thay đổi về diện tích sản xuất do tình trạng xâm nhập mặn là điều cần đáng lưu tâm. Để thích ứng với mơ hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, người dân đã có sự tích cực, chủ động tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi chi phí và hiệu quả sản xuất lúa 2013 và 2016 các xã ven biển trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)