HÀM Ý GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi chi phí và hiệu quả sản xuất lúa 2013 và 2016 các xã ven biển trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 54 - 56)

Thời gian qua do ảnh hưởng xâm nhập mặn người dân sản xuất lúa 2 vụ cho năng suất thấp, ảnh hưởng đến sinh kế hộ nông dân. Bước đầu người dân Chuyển đổi mơ hình tôm lúa là một lựa chọn đúng đắn của người dân nhằm thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Mơ hình một vụ tơm một vụ lúa là phù hợp, hiệu quả kinh tế đã được khẳng định nhưng mơ hình ln canh tơm - lúa tại huyện An Biên vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trong thời gian tới, để mơ hình này phát huy hiệu quả hơn nữa, đòi hỏi phải thực hiện tốt các giải pháp sau.

5.2.1. Đối với UBND tỉnh Kiên Giang

Do đặc thù vị trí của Kiên Giang có bờ biển dài, mặc khác có nhiều cửa sơng đổ ra biển, từ đó dẫn đến mặn dễ xâm nhập vào nội đồng. Hiện tại, hệ thống các cống ngăn mặn ở các cửa sông đã được xây dựng kiên cố, tuy nhiên các đập ngăn mặn ở các kênh cịn yếu, dễ bị vỡ. Do đó, UBND tỉnh Kiên Giang cần sớm đề xuất Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống đê biển liên kết khép kín các huyện ven biển qua 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau nhằm mục đích nhằm ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp và ni trồng thủy sản, trong đó có đoạn đi ngang qua dài 37 km dọc theo bờ ven biển của huyện An Biên.

Mặt dù UBND tỉnh đã có quy hoạch các vùng sản xuất nơng nghiệp và ni trồng thủy sản trên tồn tỉnh, tuy nhiên có những nơi việc quy hoạch chưa thật sự hợp lý. Trong thời gian qua, vẫn cịn tình trạng xung đột lợi ích giữa người trồng lúa và người nuôi tôm tại các xã ven biển ở huyện An Biên. Chính vì thế, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở NN&PTNT rà soát, điều chỉnh quy hoạch hợp lý các vùng luân canh, xen canh, để có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp và chính sách tín dụng hỗ trợ cho sản xuất, khuyến khích sản xuất theo hướng liên kết, hợp tác. Xác định quy hoạch vùng có khả năng phát triển tơm lúa, vùng sản xuất thủy sản nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến. Xây

dựng các chương trình, dự án đầu tư phát triển, đánh giá các tác động môi trường và yếu tố phát triển bền vững.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT xây dựng lịch thời vụ và khuyến cáo đến người dân để biết và thực hiện. Có số liệu thống kê thực tế và đánh giá, dự báo tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, xâm nhập mặn để chủ động đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp. Chỉ đạo Sở NN&PTNT nhân các loại giống lúa mới thích ứng với điều kiện đất bị nhiễm phèn mặn cho năng xuất tốt hơn các giống lúa hiện nay.

5.2.2. Đối với UBND huyện An Biên

Trên cơ sở quy hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện An Biên cần sớm cụ thể hóa quy hoạch các vùng ni trồng phù hợp với tình trạng xâm nhập mặn. Đầu tư cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, đảm bảo điều tiết nguồn nước phục vụ cho hộ nơng dân. Chủ động kiểm sốt, quản lý nguồn nước, nồng độ mặn và chất lượng nước phù hợp u cầu sản xuất theo mơ hình tơm lúa.

UBND huyện chỉ đạo Phòng NN& PTNT và các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là giới thiệu những giống lúa chịu mặn tốt, có chất lượng cao kháng các loại bệnh chính và có khả năng chịu mặn để tuyển chọn đưa vào canh tác tơm lúa. Từ đó giảm chi phí con giống, chi phí đầu tư sản xuất lúa cho người dân.

Ngoài ra, UBND huyện cần phối hợp với mặt trận và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về môi trường; phát huy tính tự giác trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia vào công tác kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước trên địa bàn nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra.

5.2.3. Đối với hộ nông dân

Liên kết sản xuất được xem là một mơ hình hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp cần được nhân rộng. Thực hiện liên kết trong sản xuất giúp hộ gia đình giảm được chi phí sản xuất, được bao tiêu sản phẩm, sản xuất đồng loạt tránh được các dịch bệnh xảy ra, từ đó cho năng suất lúa cao hơn. Người dân cần

theo lịch thời vụ. Hộ gia đình nên tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã để thực hiện đồng bộ lịch thời vụ, được hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, nguồn vốn. Thông qua các hoạt động này làm giảm các chi phí gieo xạ, chi phí bơm tưới, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Thực hiện đúng khuyến cáo của ngành chuyên môn, lựa chọn chất lượng giống tốt, xuống giống và thu hoạch đúng thời vụ, thường xuyên theo dõi tình dịch bệnh, kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng khi có dấu hiệu dịch bệnh xảy ra. Có ý thức giữa gìn mơi trường, nhất là môi trường nước và đất. Khơng quăng bừa bải bao bì, vỏ đựng thuốc BVTV đã qua sử dụng mà phải để đúng nơi quy định.

Hộ gia đình nơng dân cần tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn. Thường xuyên xem báo, đài, đặc biệt là các chương trình hướng dẫn khoa học cây trồng, phịng ngừa dịch bệnh trong điều kiện biến đổi khí hậu. Cần trang bị những kiến thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu, nước biền dâng và xâm nhập mặn, kết hợp thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống bằng phương pháp sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi chi phí và hiệu quả sản xuất lúa 2013 và 2016 các xã ven biển trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)