Biến kiểm soát FirmCharacteristics:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu sở hữu và chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

1 .Giới thiệu

3. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Mô tả các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.3.3. Biến kiểm soát FirmCharacteristics:

của công ty được sử dụng như là các biến kiểm soát

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA):

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) được sử dụng là một biến kiểm soát. Theo các nghiên cứu của Jensen et al., (1992); Han et al., (1999); Fama and French (2000) cho thấy lợi nhuận là một nhân tố ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của Adaoğlu (2000), Al-Malkawi (2007) cho rằng tỷ

lệ lợi nhuận là yếu tố quyết định chính sách cổ tức. Trong bài nghiên cứu này, chỉ tiêu ROA được sử dụng để kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp. Các cơng ty có lợi nhuận cao hơn có xu hướng trả cổ tức cao hơn so với các cơng ty có lợi nhuận thấp hơn. Biến này được tính tốn bằng cách chia lợi nhuận cho tổng tài sản:

Lợi nhuận sau thuế

ROA =

Tổng tài sản

Dòng tiền tự do (FCF):

Dòng tiền tự do (FCF) được sử dụng là một biến kiểm soát. Theo Adjaoud và Ben- Amar (2010) và Baba (2009), dòng tiền tự do được ước tính theo dịng tiền từ hoạt động kinh doanh. Xét trên góc độ chi phí đại diện, nếu cổ tức được sử dụng là cơng cụ để giảm thiểu chi phí này, những doanh nghiệp có dịng tiền tự do cao hơn sẽ chi trả cổ tức cao hơn. Mặc khác, nếu các nhà quản lý đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích của cổ đơng, kết quả có thể chỉ ra một mối quan hệ ngược chiều giữa dòng tiền tự do và cổ tức. Như vậy, sự tác động cùng chiều hay ngược chiều của nhân tố này còn phụ thuộc vào mục tiêu của công ty. Biến này được tính tốn bằng cách chia dịng tiền từ hoạt động kinh doanh cho tổng tài sản:

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

FCF =

Tổng tài sản

Quy mô của Công ty (SIZE) được sử dụng là một biến kiểm sốt. Biến này được tính tốn bằng lơgarit tự nhiên của tổng tài sản của công ty.

SIZE = Ln (Tổng tài sản)

Theo các nghiên cứu của Eddy and Seifert (1988), Jensen et al. (1992), Redding (1997), Fama and French (2000) chỉ ra rằng các công ty lớn chi trả cổ tức cao hơn các công ty nhỏ. Holder et al. (1998) cho rằng quy mô doanh nghiệp là biến số đại diện cho sự tiếp cận với thị trường tài chính, doanh nghiệp càng lớn thì càng tiếp cận với thị trường tốt hơn và càng có khả năng thanh tốn cổ tức tiền mặt nhiều hơn

Như vậy, so với các công ty nhỏ hơn, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực lớn mạnh hơn, có dịng tiền tự do cao hơn, và có nhiều khả năng để chi trả cổ tức cao hơn. Do đó, có một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mơ doanh nghiệp và cổ tức được dự kiến.

Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu (MTB):

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu (MTB) được sử dụng để đo lường tỷ lệ cơ hội tăng trưởng và được chọn như là một biến kiểm sốt. Biến này được tính tốn bằng cách chia giá trị thị trường của cổ phiếu cho giá trị sổ sách của nó.

Giá trị thị trường của cổ phiếu

MTB =

Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Theo Jensen (1986); Lang and Litzenberger (1989); Al-Malkawi (2007) cho thấy các công ty tăng trưởng nhanh sẽ sử dụng phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho các dự án để tránh phụ thuộc vào tài chính bên ngồi với chi phí cao nên thường chi trả cổ tức thấp, cịn các cơng ty cơ hội tăng trưởng thấp, lượng tiền mặt nhiều thường chi trả cổ tức cao để giảm chi phí đại diện. Do đó, một mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng và cổ tức dự

kiến vì các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao hơn có nhiều khả năng giữ lại tiền mặt cho các khoản đầu tư trong tương lai.

Tỷ lệ địn bẩy tài chính (LEV):

Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng địn bẩy tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách cổ tức. Jensen et al., ( 1992); Agrawal and Jayaraman (1994); Crutchley and Hansen (1989); Faccio et al., ( 2001); Gugler and Yurtoglu (2003); Al-Malkawi (2005) cho rằng các cơng ty có tỷ lệ nợ cao mong muốn duy trì một lượng tiền mặt để hoàn thành nghĩa vụ trả lãi và bảo vệ chủ nợ thay vì phân phối tiền mặt cho cổ đơng. Để phân tích mức độ ảnh hưởng của nợ đến tiền chi trả cổ tức, luận văn sử dụng biến kiểm soát tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để đo lường

Tổng nợ

LEV =

Tổng tài sản

Như vậy, khi các doanh nghiệp có nợ cao hơn thì khả năng tài chính bị hạn chế và ít có khả năng chi trả cổ tức hơn, có một mối quan hệ ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và mức chi trả cổ tức được mong đợi.

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (RETE):

Theo DeAngelo và Stulz (2006), Denis và Osobov (2008), tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có một mối quan hệ cùng chiều với chính sách cổ tức của các công ty ở các nước phát triển. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu được sử dụng để kiểm sốt cho vịng đời của các cơng ty và nó được dự đốn sẽ có một mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty Việt Nam. Biến kiểm sốt này được tính bằng cách chia lợi nhuận giữ lại cho giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của công ty

Lợi nhuận giữ lại

RETE =

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

Tuổi của công ty (AGE):

Tuổi của Công ty (AGE) được sử dụng là một biến kiểm sốt. Biến này được tính tốn bằng lôgarit tự nhiên của tuổi công ty kể từ khi thành lập

AGE = Ln (Tuổi của công ty kể từ khi thành lập)

Theo nghiên cứu của Yordying Thanatawee (2012), các công ty thành lập lâu năm hơn, với lợi nhuận giữ lại nhiều hơn có khả năng chi trả cổ tức nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu sở hữu và chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)