1 .Giới thiệu
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.2. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố với tỷ lệ chi trả cổ tức
Bảng 4.4: Tương quan giữa các biến giải thích với biến phụ thuộc
Hệ số tương quan của các nhân tố DPR 2007 - 2011 2007 2008 2009 2010 2011 TOP5% Hệ số tương quan 0.323** 0.352** 0.308** 0.291** 0.301** 0.306** Sig. (2-tailed) 0.000 0.015 0.018 0.008 0.003 0.018 STATE Hệ số tương quan 0.052 0.173 -0.150 0.088 0.166 -0.045 Sig. (2-tailed) 0.341 0.244 0.256 0.430 0.107 0.734 DINDV Hệ số tương quan 0.148** -0.079 0.202 0.069 0.193* 0.417** Sig. (2-tailed) 0.006 0.597 0.125 0.535 0.061 0.001
DINST Hệ số tương quan 0.325** 0.448** 0.129 0.514** 0.361** 0.185 Sig. (2-tailed) 0.000 0.002 0.329 0.000 0.000 0.161 FINDV Hệ số tương quan 0.047 -0.033 -0.007 0.042 0.040 0.080 Sig. (2-tailed) 0.390 0.828 0.956 0.705 0.704 0.548 FINST Hệ số tương quan -0.248** -0.092 0.007 -0.272** -0.388** -0.493** Sig. (2-tailed) 0.000 0.540 0.955 0.013 0.000 0.000 INST Hệ số tương quan 0.212** 0.361** 0.060 0.348** 0.192* 0.070 Sig. (2-tailed) 0.000 0.013 0.653 0.001 0.063 0.598 INDV Hệ số tương quan 0.157** -0.088 0.189 0.076 0.199* 0.431** Sig. (2-tailed) 0.004 0.558 0.152 0.495 0.054 0.001 FOREIGN Hệ số tương quan -0.197** -0.086 0.003 -0.251* -0.329** -0.394** Sig. (2-tailed) 0.000 0.564 0.983 0.022 0.001 0.002 ROA Hệ số tương quan -0.455** -0.329** -0.501** -0.464** -0.456** -0.484** Sig. (2-tailed) 0.000 0.024 0.000 0.000 0.000 0.000 FCF Hệ số tương quan -0.182** 0.001 -0.250 -0.072 -0.144 -0.422** Sig. (2-tailed) 0.001 0.993 0.570 0.517 0.165 0.001 SIZE Hệ số tương quan 0.370** 0.500** 0.406** 0.389** 0.306** 0.295** Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.001 0.000 0.003 0.023 MTB Hệ số tương quan 0.093* 0.054 0.069 0.228** 0.212** 0.374** Sig. (2-tailed) 0.085 0.718 0.605 0.038 0.039 0.004
LEV Hệ số tương quan 0.048 0.211 -0.152 0.120 -0.039 0.190 Sig. (2-tailed) 0.376 0.155 0.252 0.279 0.708 0.150 RETE Hệ số tương quan 0.230** 0.271* 0.213 0.014 0.440** 0.122 Sig. (2-tailed) 0.000 0.065 0.105 0.900 0.000 0.355 AGE Hệ số tương quan -0.039 -0.042 -0.149 -0.012 -0.094 0.097 Sig. (2-tailed) 0.474 0.780 0.259 0.917 0.362 0.467
(**) và (*). Tương quan có ý nghĩa thống kê tại mức 5% và 10%
Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS
Bảng 4.4 tổng hợp kết quả kiểm định tương quan giữa các nhân tố nghiên cứu đối với tỷ lệ chia cổ tức của công ty trong giai đoạn 2007 - 2011, đồng thời kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố này trong từng năm. Chi tiết:
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ chia cổ tức và tỷ lệ tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư sở hữu trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết đều mang dấu (+) trong các năm và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Tương quan giữa hai nhân tố này là khá chặt chẽ và đạt mức cao nhất trong năm 2007. Tương quan này đều có ý nghĩa thống kê trong tất cả các năm. Điều này cho thấy tồn tại mối tương quan thuận giữa tỷ lệ chia cổ tức và và tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư sở hữu trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, tức là tỷ lệ chia cổ tức phụ thuộc vào số lượng những cổ đơng lớn có quyền biểu quyết.
- Tương quan giữa tỷ lệ chia cổ tức và tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông nhà nước không đồng nhất giữa các năm. Hệ số tương quan mang dấu (+) trong các năm 2007, 2009, 2010 nhưng lại mang dấu (-) trong các năm 2008, 2011. Tuy nhiên do mối tương quan giữa hai nhân tố khơng có ý nghĩa thống kê ở bất kỳ giai
đoạn nào nên chưa đủ cơ sở để khẳng định được chiều hướng tác động của tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông nhà nước đối với tỷ lệ chia cổ tức của công ty. - Bảng 4.4 cho thấy hệ số tương quan giữa tỷ lệ chia cổ tức và tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư cá nhân trong nước vừa mang dấu (+), vừa mang dấu (-) trong các năm. Tuy nhiên, mối tương quan này chỉ có ý nghĩa thống kê trong năm 2010, 2011 và toàn bộ giai đoạn 2007 - 2011. Trong các năm này, tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư cá nhân trong nước có tương quan thuận đáng kể đến tỷ lệ chia cổ tức
- Tương quan giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức trong nước và tỷ lệ chia cổ tức đều mang dấu (+) trong các năm và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê trong các năm 2007, 2009, 2010 và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu 2007-2011. Kết quả tương quan thuận giữa hai nhân tố này cũng khá chặt chẽ, điều này cho thấy số lượng nhà đầu tư tổ chức trong nước nắm giữ cổ phần trong cơng ty càng cao thì quyết định của nhóm này ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức càng cao và ngược lại.
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ chia cổ tức và tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư cá nhân nước ngồi cũng khơng đồng đồng nhất giữa các năm. Hệ số tương quan mang dấu (+) trong giai đoạn 2009-2011 nhưng lại mang dấu (-) trong các năm 2007, 2008. Tuy nhiên do mối tương quan giữa hai nhân tố khơng có ý nghĩa thống kê ở bất kỳ giai đoạn nào nên chưa đủ cơ sở để khẳng định được chiều hướng tác động của tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đối với tỷ lệ chia cổ tức của công ty.
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và tỷ lệ chia cổ tức đều mang dấu (-) hầu hết các năm (ngoại trừ năm 2008) và hệ số này có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu từ 2007-2011.
Như vậy có thể khẳng định mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và tỷ lệ chia cổ tức. Kết quả này ngược với tương quan giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức trong nước và tỷ lệ chia cổ tức, điều này có thể lí giải cho xu hướng của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chiếm tỷ lệ cao muốn giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thay vì chi trả cổ tức nhiều.
- Tương quan giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư là tổ chức và tỷ lệ chia cổ tức đều mang dấu (+) ở tất cả các năm nghiên cứu. Tương quan này có ý nghĩa thống kê trong năm 2007, 2009, 2010 và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu 2007-2011. Kết quả này cho thấy rằng nhà đầu tư tổ chức chiếm số lượng càng cao thì quyết định của họ đối với chính sách cổ tức của cơng ty càng cao.
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư là cá nhân và tỷ lệ chia cổ tức có ý nghĩa thống kê trong năm 2010, 2011 và mang dấu (+).Xét trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu 2007 - 2011, hệ số tương quan cũng mang dấu (+) và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy có thể ghi nhận tương quan thuận khơng rõ rệt giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà đầu tư là cá nhân và tỷ lệ chia cổ tức.
- Tương quan giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông nước ngoài và tỷ lệ chia cổ tức đều mang dấu (-) hầu hết các năm ( ngoại trừ năm 2008), hệ số này có ý nghĩa thống kê trong các năm 2009, 2010, 2011 và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu từ 2007-2011. Như vậy có thể khẳng định mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi cổ đơng nước ngồi và tỷ lệ chia cổ tức.
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ chia cổ tức và tỷ số lợi nhuận trên tài sản đều mang dấu (-) trong các năm và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Tương quan giữa hai nhân tố
này là khá chặt chẽ và đều có ý nghĩa thống kê trong tất cả các năm. Điều này cho thấy tồn tại mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ chia cổ tức và tỷ số lợi nhuận trên tài sản. - Hệ số tương quan giữa dòng tiền tự do và tỷ lệ chia cổ tức mang dấu (-) trong hầu hết các năm nghiên cứu (ngoại trừ năm 2007). Tuy nhiên, mối tương quan này chỉ có ý nghĩa thống kê trong năm 2011. Vì vậy có thể ghi nhận tương quan nghịch khơng rõ rệt giữa dịng tiền tự do và tỷ lệ chia cổ tức.
- Tương quan giữa tỷ lệ chia cổ tức và quy mô công ty đều mang dấu (+) trong các năm và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Tương quan giữa hai nhân tố này là khá chặt chẽ và đạt mức cao nhất trong năm 2007. Tương quan này đều có ý nghĩa thống kê trong tất cả các năm. Điều này cho thấy tồn tại mối tương quan thuận giữa tỷ lệ chia cổ tức và quy mô công ty.
-Hệ số tương quan giữa tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức đều mang dấu (+) qua các năm và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Tương quan này có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 2009-2011 và trong cả giai đoạn nghiên cứu, và khơng có ý nghĩa thống kê cho các năm còn lại. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan thuận giữa tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức.
- Tương quan giữa tỷ lệ chia cổ tức và địn bẩy tài chính khơng đồng nhất giữa các năm. Hệ số tương quan mang dấu (+) trong các năm 2007, 2009, 2011 nhưng lại mang dấu (-) trong các năm 2008, 2010. Khi các cơng ty có nợ cao hơn thì khả năng tài chính bị hạn chế và ít có khả năng chi trả cổ tức hơn là các cơng ty sử dụng nợ vay ít hơn. - Hệ số tương quan giữa tỷ lệ Lợi nhuận giữ lại/ Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và tỷ lệ chia cổ tức đều mang dấu (+) qua các năm và trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên tương quan này có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 2009-2011, năm 2007, 2010 nhưng khơng có ý nghĩa thống kê cho các năm còn lại của giai đoạn nghiên cứu.
Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan thuận giữa tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức.
- Tương quan giữa biến tuổi của công ty và tỷ lệ chia cổ tức mang dấu (-) ở hầu hết các thời điểm nghiên cứu (ngoại trừ năm 2011). Tuy nhiên do mối tương quan giữa hai nhân tố khơng có ý nghĩa thống kê ở bất kỳ giai đoạn nào nên chưa đủ cơ sở để khẳng định được chiều hướng tác động của biến tuổi của công ty đối với tỷ lệ chia cổ tức.