2.10.1 Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thế An (2013). Nghiên cứu khảo sát về kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về phòng, chống một số bệnh thường gặp ở người dân Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ thống giáo dục sức khỏe (2013). Tr 99-109. Kết quả cho thấy: 72,5% đối tượng nghiên cứu biết về bệnh Lao. Có 86% đã nghe nói về bệnh sốt xuất huyết. Tỷ lệ hành vi thả cá ăn lăng quăng, cọ rửa lu chứa nước, loại bỏ các vật phế thải quanh nhà đạt đến 94,8%. Nguyễn Văn Lên và cộng sự (2013). Nghiên cứu khảo sát kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2013. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ thống giáo dục sức khỏe (2013). Tr 21-30. Kết quả cho thấy: 73 % đối tượng có kiến thức về bệnh Lao, 71 % đối tượng có kiến thức về sốt xuất huyết.
Phạm Hùng Chiến và cộng sự (2013). Nghiên cứu thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe trước mang thai tại thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ thống giáo dục sức khỏe (2012). Tr 5-17. Kết quả cho thấy kiến thức về bệnh Lao phổi: 74,2% đối tượng, có kiến thức chung đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng chiếm tỉ lệ 65,0%.
Huỳnh Hữu Dũng và cộng sự (2013). Đánh giá kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue ở người dân Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ thống giáo dục sức khỏe (2013). Tr 125-130. Kết quả cho thấy: tỉ lệ kiến thức đúng về phòng chống SXHD ở nhóm can thiệp tăng từ 58% lên 77% sau can thiệp, tỉ lệ thái độ đúng chung về phịng chống SXHD ở nhóm can thiệp tăng từ 79,2% lên 93,3%, tỉ lệ thực hành đúng về phòng chống SXHD ở nhóm can thiệp tăng từ 54,5% lên 74% .
Huỳnh Bá Hiếu (2013). Đánh giá kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành về bệnh Lao của người dân ở một số địa bàn dân cư Thừa thiên huế. Kết quả cho thấy:
Trên 75 % số người dân đều biết về nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền, triệu chứng của bệnh Lao và bệnh Lao có thể chữa khỏi.
Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Cơng Cừu, Đồn Văn Phỉ, Trần Văn Hai (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành về phịng chống SXH tại xã Bình Thành, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Y tế Cơng cộng, 12/2007 số 9 (9), tr 24 – 30.
Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2007. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh tập 12 số 04/200; tr 45 – 49. 4.
Lê Thành Tài, Trần Văn Hai (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Bình Thành, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp năm 2006. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh tập 12 số 04/2008, tr 39-44.
2.10.2 Nghiên cứu ngoài nước
La Torre, Scalingi, Garruto (2015). Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành về khuyến cáo tiêm chủng đối với nhân viên y tế. Pubmed (2017). Kết quả cho thấy: 64,8 % đối tượng nghiên cứu có tiêm ngừa Lao, 40 % đối tượng nghiên cứu có tiêm ngừa Rubella. Kiến nghị đưa ra thông tin về tiêm ngừa, khuyến cáo về Rubella cần được cải tiến, phổ biến rộng rãi và đưa vào chương trình quốc gia.
Olano, Matiz (2015). Nghiên cứu nguy cơ truyền bệnh của sốt xuất huyết tại các trường học nông thôn tại hai thành phố lớn Colombia. Pubmed (2015). Kết quả cho thấy: các hoạt động giám sát thường tập trung tại hộ gia đình, ít tập trung tại các địa điểm như trường học. Kết quả đề xuất cần thực hiện các chương trình y tế cơng cộng trong các trường học ở nông thôn để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm Sốt xuất huyết.
Daniel Tolossa (2014). Nghiên cứu về Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh Lao tại thị trấn Shinile-Ethiopa. Pubmed (2015). Kết quả cho thấy: 80 % đối tượng cho biết bệnh Lao là bệnh có khả năng lây truyền; 59, 3% đối tượng cho rằng lây truyền qua đường khơng khí (ho, hơi thở); 79,3 % đối tượng cho rằng có thể phịng ngừa được; 87,8 % đối tượng cho rằng bệnh Lao có khả năng chữa khỏi.
Jango Bati (2013). Nghiên cứu về Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh Lao tại quận Itang-Ethiopa. Pubmed (2013). Kết quả cho thấy: 81,9 % đối tượng cho biết bệnh Lao là bệnh có khả năng lây truyền và cao hơn 1,9 % so với nghiên cứu của Daniel; 51, 4% đối tượng cho rằng lây truyền qua đường khơng khí (ho, hơi thở); 15,4 % đối tượng cho rằng tiêm BCG có thể phịng ngừa Lao; 29,2 % đối tượng cho rằng giữ vệ sinh có thể phịng ngừa và kiểm sốt bệnh Lao; 41,0 % đối tượng cho rằng tránh hút thuốc có thể phịng ngừa và kiểm sốt bệnh Lao.