Thống kê mô tả Kiến thức về bệnh Sốt xuất huyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến phòng ngừa bệnh truyền nhiễm của người dân đến khám bệnh tại bệnh viện đại học y dược TP HCM năm 2017 (Trang 51 - 53)

Để có thể đánh giá được kiến thức của đối tượng khảo sát về bệnh Sốt xuất

huyết, thì nghiên cứu đã tiến hành đánh giá sự hiểu biết về (1) khả năng lây truyền, (2) đường lây truyền, (3) triệu chứng của bệnh Sốt xuất huyết, (4) cách thức phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết.

Bảng 4.4 Bảng phân bố Kiến thức về khả năng lây truyền Sốt xuất huyết

Nguồn: Kết quả phân tích (n=380)

Từ kết quả khảo sát cho thấy có 63,1% đối tượng được khảo sát có hiểu biết đúng về khả năng lây truyền của bệnh Sốt xuất huyết; vẫn còn 36,9 % đối tượng vẫn

Kiến thức về Bệnh Sốt xuất huyết Tần số Tỉ lệ (%) Kiến thức về khả năng lây truyền bệnh Sốt xuất huyết

Không lây 129 34,0

Có lây 240 63,1

Không biết 11 2,9

Kiến thức về đường lây truyền bệnh Sốt xuất huyết

Lây qua đường muỗi đốt 353 92,9

Lây qua đường máu 7 1,8

Không biết đường lây 15 4,0

Đường lây khác: không lây 5 1,3

Kiến thức về triệu chứng bệnh Sốt xuất huyết

Sốt cao > 2 ngày 336 88,4

Người mệt mỏi, đau cơ 214 56,3

Nhức đầu, đau sau hốc mắt 167 43,9

Xuất huyết dưới da (nổi mẩn đỏ) 306 80,5

Kiến thức về cách phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết

Đậy kín các bể, lu chứa nước 337 88,7

Thả cá trong các lu, chậu chứa nước 317 83,4

Không để xuất hiện các vũng nước đọng xung quanh nhà 297 78,2

Ngủ màn 343 90,3

Kiến thức chung đúng (đúng 3/4 kiến thức)

Đúng 127 33,4

hiểu sai về đường lây và cho rằng bệnh Sốt xuất huyết là bệnh khơng lây. Do đó cịn gây khó khăn cho cơng tác phịng chống bệnh.

Về kết quả đánh giá kiến thức đường lây truyền cho thấy 92,9% cho rằng bệnh lây qua đường muỗi đốt. Kết quả này cao hơn kết quả phần kiến thức khả năng lây của bệnh. Kết quả phản ảnh nếu được hỏi rõ về đường lây thì đối tượng nghiên cứu trả lời chính xác câu hỏi hơn.

Về kiến thức triệu chứng của bệnh: trong tổng số (04) bốn triệu chứng thì tỷ lệ triệu chứng được chọn cao nhất là sốt cao trên 2 ngày với 88,4 % và xuất huyết dưới da với 80,5 %. Triệu chứng sốt thì thường gặp ở khi cơ thể có sự thay đổi nên rất dễ nhẫm lẫn với các mặt bệnh khác, cịn biểu hiện xuất huyết thì chỉ biểu hiện khi bệnh đã sang đến ngày thứ 3-4. Triệu chứng người mệt mỏi, đau cơ thể, nhức đầu ít được nhắc đến chỉ từ 43,9 % đến 56,3 %. Kết quả cho thấy đối tượng được khảo sát chưa có kiến thức đồng nhất về bệnh vì chỉ khi nắm được hết các triệu chứng thì mới có phác đồ điều trị kịp thời và giảm thiểu biến chứng, tiết kiệm chi phí và thời gian. Về kiến thức phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết, kết quả cho thấy tỷ lệ khá cao và tương đồng trong (04) bốn cách phòng ngừa với tỷ lệ từ 78,2% - 90,3 %. Kết quả này cao phản ảnh được cơng tác y tế về hướng dẫn phịng ngừa cho người dân về bệnh Sốt xuất huyết khá tốt, từ đó có thể làm hạn chế tình trạng lây truyền trong cộng đồng.

Để đánh giá kiến thức chung đúng về bệnh Sốt xuất huyết thì đối tượng được khảo sát cần phải trả lời đúng 3/4 câu hỏi về kiến thức. Từ kết quả cho thấy chỉ có 33,4 % đối tượng có kiến thức đúng, đây là tỷ lệ chỉ ở mức thấp qua đó cho thấy tại sao bệnh Sốt xuất huyết rất dễ phòng ngừa nhưng hiện nay tỷ lệ bệnh vẫn còn lây nhiễm khá cao trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến phòng ngừa bệnh truyền nhiễm của người dân đến khám bệnh tại bệnh viện đại học y dược TP HCM năm 2017 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)