CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu của Mansouri và cộng sự cho kết quả những đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 26 đến 50 tuổi và trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc IBS cao hơn cao hơn nhóm 15-25 tuổi (Mansouri et al., 2017). Ibrahim và cộng sự (N. K. Ibrahim et al., 2016) nguy cơ mắc IBS cao hơn ở những người trên 30 tuổi so với nhóm từ 30 tuổi trở xuống. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả về sự tương quan của IBS với tuổi tác: Costanian và cộng sự đã trình bày một kết quả với
OR=1,89 giữa nhóm 18-22 tuổi mắc IBS so với nhóm trên 22 tuổi (Costanian et al., 2015); Siah và cộng sự cho kết quả quan sát tỷ lệ IBS cao nhất trong nhóm từ 21-30 tuổi và có xu hướng giảm nguy cơ mắc IBS ở nhóm trên 60 tuổi. Mỗi kết quả
nghiên cứu cho một kết luận khác nhau về tác động của đến IBS. Các nghiên cứu thực hiện ở những nới có đặc điểm vùng, khí hậu, kinh tế khác nhau. Nhưng chung quy lại, đa phần các nghiên cứu đều cho kết quả tuổi có tác động đến IBS. Để kiểm chứng nhận định này, nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết số 1:
Giả thuyết 1: Tỷ lệ mắc IBS là khác nhau giữa các nhóm tuổi.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho kết quả nữ có nguy cơ mắc IBS cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê (Alsuwailm et al., 2017; Basandra & Bajaj, 2014; Chatila et al., 2017). Kết luận này được Tridafilopoulos giải thích trong nghiên cứu của ơng có liên quan đến đặc điểm xã hội và hành vi chăm sóc sức khỏe của nữ giới. Thêm vào đó, là những rắc rối gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt có thể giải thích số phụ nữ mắc IBS cao hơn nam giới (Triadafilopoulos et al., 1998). Ở một nghiên cứu khác, kết quả cho thấy tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới đề cập đến hàng rào văn hoá là yếu tố có thể giới hạn nữ giới báo cáo căn bệnh này. Do đó nghiên cứu sẽ kiểm định vấn đề trên dựa vào giả thuyết thứ 2 như sau:
Giả thuyết 2: Tỷ lệ mắc IBS là khác nhau giữa nam và nữ
Một vài nghiên cứu trên thế giới cho kết luận nhóm đối tượng độc thân có tỷ lệ mắc IBS cao hơn nhóm đã có gia đình. Như vậy, để kiểm chứng nhận định này, nghiên cứu tiến hành kiểm tra giả thuyết số 3:
Thành thị và nông thôn là thành tố thường được nhắc đến trong các nghiên cứu về cộng đồng, dịch tễ học. Để đánh giá một căn bệnh hay một hiện tượng nào đó xảy ra ở thành thị hay ở nông thôn nhiều hơn. Đối với nghiên cứu liên quan đến IBS, nghiên cứu của Usai năm 2010 cho kết quả tỷ lệ lưu hành IBS ở thành thị cao hơn ở nông thôn nước Ý. Điều này được giải thích là do hành vi, lối sống, mơi trường và điều kiện sống khác nhau ở hai khu vực (Usai et al., 2010). Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết 4 dưới đây để kiểm định vấn đề trên:
Giả thuyết 4: Nguy cơ mắc IBS khác nhau ở đối tượng sống ở thành thị và sống
ở nơng thơn
Có 2 nghiên cứu về các yếu tố tác động đến IBS trên đối tượng là cộng đồng sinh viên ở trường đại học. Nghiên cứu cho kết quả thu nhập trong gia đình có tác động đến nguy cơ mắc IBS (Costanian et al., 2015; N. K. R. Ibrahim et al., 2013). Phân tích đa biến trong nghiên cứu của Costanian cho kết quả những người có mức thu nhập tương đối cao có khả năng bị IBS cao gấp 6 lần so với những nhóm đối tượng khác. Như vậy mức thu nhập có liên quan đến IBS. Để kiểm định giả thuyết trên, nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết 5 như sau:
Giả thuyết 5: Đối tượng có mức thu nhập cao dễ bị mắc IBS hơn đối tượng có
mức thu nhập thấp.
Nghiên cứu của Mansouri và Ibrahim (N. K. Ibrahim et al., 2016; Mansouri et al., 2017) cho kết luận những đối tượng có trình độ học vấn cao có nguy cơ mắc IBS cao hơn đối tượng khác. Điều này được Roohafza giải thích trong bài nghiên cứu của tác giả: Mối quan tâm về giáo dục là một phần quan trọng của những căng thẳng trong cuộc sống, căng thẳng trong cơng việc dự đốn sự xuất hiện IBS đáng kể (Roohafza et al., 2016). Để kiểm tra nhận định trên, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết 6 dưới đây:
Giả thuyết 6: Đối tượng có trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên dễ mắc IBS hơn
các đối tượng khác.
Thất nghiệp và mất nguồn thu nhập có thể dẫn đến sụt cân và gia tăng các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều hơn, giảm hoạt động thể chất. Thất nghiệp còn làm giảm sức khỏe tâm thần với nhiều
nguyên do như: mất lòng tự trọng, bi quan về tương lai (Urbanos-Garrido & Lopez- Valcarcel, 2015)… Những yếu tốt vừa kể trên đều là những nhân tố làm tăng nguy cơ mắc IBS ở nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu của (Mansouri et al., 2017; Modabbernia et al., 2012) cho kết quả tương đồng với nhận định trên là thất nghiệp làm tăng nguy cơ mắc IBS. Ngồi nhóm đối tượng thất nghiệp đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước thì các nhóm đối tượng cịn lại: NVVP, bn bán, nơng dân, cơng nhân, hưu trí, học sinh-sinh viên đều có sự khác biệt về đặc điểm, hành vi, lối sống của từng ngành nghề. Do vậy nghiên cứu đưa ra giả thuyết 7 để kiểm định tác động giữa ngành nghề đến IBS:
Giả thuyết 7: Nguy cơ mắc IBS ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau là khác
nhau.
Hút thuốc được xem là một nhân tố quan trọng có mặt trong hầu hết nghiên cứu liên quan đến IBS. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan trên thế giới có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận hút thuốc lá có tương quan chặt chẽ với IBS (Farzaneh et al., 2012; Hsu et al., 2015; S. P. Lee et al., 2015; Y. Y. Lee et al., 2012; Nam et al., 2010). Để làm rõ hơn nhận định trên trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết 7 như sau:
Giả thuyết 8: Đối tượng hút thuốc dễ mắc IBS hơn đối tượng không hút thuốc
Rượu bia được xem là một trong những nguyên nhân phá hoại hệ thống tiêu hóa của con người. Làm rối loạn niêm mạc, tổn thương nhu động ruột, kích thích tế bào dạ dày tiết nhiều. Trong các nghiên cứu về IBS, có đề cập đến IBS là nhân tố tác động đến tỷ lệ mắc bệnh, tuy nhiên kết luận trái chiều ở các nghiên cứu. Tại Việt Nam, khi lượng tiêu thụ rượu bia xếp thứ 2 thế giới, thì việc nghiên cứu về mối tương quan giữa rượu bia và IBS là điều quan trọng. Nghiên cứu tiến hành kiểm định vấn đề trên thông qua giả thuyết 9:
Giả thuyết 9: Đối tượng uống rượu bia dễ mắc IBS hơn đối tượng khác
Caffein làm tăng bài tiết acid dạ dày và hoạt động của đại tràng, trực tràng, những cơ chế này giải thích nguyên do cafe làm trầm trọng hơn triệu chứng của IBS (McKenzie et al., 2016). Tuy vậy, nhưng các nghiên cứu đề cập cafe tác động đến tỷ lệ mắc IBS lại cho kết quả đối tượng khơng uống café có tỷ lệ mắc IBS cao hơn
so với đối tượng uống cafe và chưa có giải thích rõ ràng cho kết quả này. Để kiểm chứng kết luận trên, nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết 10
Giả thuyết 10: Đối tượng không uống cafe dễ mắc IBS hơn đối tượng khác
Nước có gas làm tăng thẩm thấu nước vào ruột, tăng quá trình lên men vi khuẩn và sản xuất khí dẫn đến các triệu chứng của bệnh nhân IBS – đầy hơi và đau bụng. Nghiên cứu của El-Salhy cho kết quả tương đồng với nhận định trong Y khoa, lượng tiêu thụ nước có gas cao hơn ở đối tượng mắc IBS so với đối tượng không mắc IBS có ý nghĩa thống kê (OR = 1,07; 95%CI(1,01;1,14); p = 0,023). Nghiên cứu dùng giả thuyết số 12 để kiểm định kết luận trên:
Giả thuyết 11: Đối tượng uống nước có gas dễ mắc IBS hơn đối tượng khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiếu ngủ, ngủ ít hơn 8h/ngày có tác động đến IBS. Đối tượng ngủ ít hơn 8h/ngày có tỷ lệ mắc IBS cao hơn các đối tượng khác (Al-Turki et al., 2011; N. K. R. Ibrahim et al., 2013). Để kiểm định vấn đề trên, nghiên cứu tiến hành kiểm tra giả thuyết 12:
Giả thuyết 12: Đối tượng ngủ ít hơn 8 giờ/ngày dễ mắc IBS hơn đối tượng khác.
Hoạt động thể chất được chứng minh là có hiệu quả làm giảm các triệu chứng liên quan đến chướng khí, đầy hơi trong đường tiêu hóa, và được khuyến cáo cho những người bị chứng đầy hơi khi nó cải thiện việc thải khí liên quan đến sự thay đổi hoạt động của ruột non (Villoria, Serra, Azpiroz, & Malagelada, 2006).
Costanian và cộng sự đưa ra kết luận tỷ lệ mắc IBS cao hơn ở những đối tượng hoạt động thể chất thấp (Costanian et al., 2015). Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết 13 để kiểm tra nhận định trên:
Giả thuyết 13: Tỷ lệ mắc IBS cao hơn ở đối tượng ít tham gia hoạt động thể
chất.
Nghiên cứu của Surdea đưa ra định nghĩa về mức độ căng thẳng là căng thẳng về mặc tâm lý xã hội với thang đo gồm 3 thành tố: không, thỉnh thoảng và thường xuyên, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng đáng kể mức độ căng thẳng giữa đối tượng không mắc IBS và mắc IBS (Surdea-Blaga et al., 2012). Các nghiên cứu khác cũng khá quan tâm và đề cập đến tình trạng căng thẳng liên quan đến IBS
(Bradford et al., 2012; Chang, 2011; Farzaneh et al., 2012). Để kiểm tra nhận định trên, nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết 14 như sau:
Giả thuyết 14: Đối tượng thường xuyên căng thẳng dễ mắc IBS hơn đối tượng