Giới hạn của nghiên cứu và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố về hành vi, kinh tế xã hội, môi trường sống liên quan đến hội chứng ruột kích thích tại bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

3.Giới hạn của nghiên cứu và kiến nghị

Nghiên cứu được thực hiện tại phịng khám tiêu hóa – bệnh viện trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, đối tượng đến khám và điều trị ngồi các đối tượng đến khám lần đầu cịn có các đối tượng tái khám. Với các hành vi được đề cập chỉ xác định được tại thời điểm khảo sát, không xác định được hành vi của đối tượng

nghiên cứu ở thời gian trước đó. Việc này tác động khá lớn đến kết quả nghiên cứu, khi mà các đối tượng tái khám đã được bác sĩ tại phòng khám tư vấn thay đổi lối sống để cải thiệu triệu chứng bệnh như hạn chế hoặc ngưng hoàn toàn thuốc lá, cafe, rượu bia, nước có gas. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nghiên cứu khi mà tác động của hành vi đối với IBS không được xác định một cách chính xác để đại diện cho một cộng đồng. Do vậy, mặc dù nghiên cứu cho kết quả các yếu tố liên quan đến lối sống khơng có tác động đến tỷ lệ mắc IBS, tuy nhiên cần có các nghiên cứu lớn hơn tập trung vào yếu tố lối sống và đại diện cho một cộng đồng hay đại diện cho đặc tính người Việt Nam để xác định tác động của các yếu tố này.

Mặc dù việc định nghĩa mức độ căng thẳng đã được nghiên cứu viên giải thích rõ với bệnh nhân nhưng trong mơi trường phịng khám tiêu hóa với số lượng người

đông và tâm lý gấp gáp của bệnh nhân khi muốn được thăm khám sớm đã tạo ra một cảng trở lớn cho nghiên cứu viên trong việc giải thích cho đối tượng tham gia nghiên cứu hiểu rõ về định nghĩa mức độ căng thẳng. Do vậy, đối với mức độ căng thẳng và IBS, cần có thêm nghiên cứu ở tại Việt Nam để xác định mức độ ảnh hưởng và cần xây dựng thang đo về mức độ căng thẳng dành riêng cho bệnh nhân IBS trong các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, trong giới hạn của đề tài, và điều kiện hạn chế khi lấy số liệu tại phịng khám, việc xác định tính trung thực trong câu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, khi mà các đối tượng đến khám sẽ có đối tượng có hành vi che giấu thơng tin về lối sống thường ngày khi gặp bác sĩ điều trị.

Từ kết luận và giới hạn trong nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần có những chính sách, chương trình dành riêng cho bệnh nhân IBS cũng như các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao:

Thứ nhất, việc tư vấn về thay đổi lối sống cho bệnh nhân là điều cần thiết theo các hướng dẫn thay đổi lối sống cho bệnh nhân IBS, tuy nhiên quan trọng hơn là phải theo dõi sát sao, nhắc nhở bệnh nhân trong quá trình điều trị để nhận thấy hành vi của bệnh nhân là thật sự đã thay đổi lối sống hay hành vi che giấu thông tin khi đến gặp nhân viên y tế. Việc này được thực hiện bằng cách nhân viên y tế gọi điện thoại nhắc nhở, hỏi chi tiết về tình trạng bệnh và quá trình thay đổi lối sống của bệnh nhân, từ đó có các biện pháp triệt để hơn nữa để thay đổi lối sống cho họ, các chính sách này cần tập trung triển khai ở vùng thành thị nơi mà sự lưu hành IBS chiếm tỷ lệ cao.

Thứ hai, tích cực tuyên truyền về đặc tính của bệnh, cách nhận biết và các biện pháp giảm triệu chứng bệnh tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao như nhóm đối tượng từ cao đẳng trở lên, đối tượng có thu nhập cao, nhân viên văn phịng và những đối tượng thất nghiệp.

Thứ ba, việc khuyến khích các đối tượng có nguy cơ cao tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ là khá quan trọng, đảm bảo ngủ 8 tiếng/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố về hành vi, kinh tế xã hội, môi trường sống liên quan đến hội chứng ruột kích thích tại bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 66 - 67)