Đánh giá chung thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thuận thảo , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 72)

2.4.1. Những kết quả đạt được

Năm 2012, nền Kinh tế gặp nhiều khó khăn. tác động khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động trong cơng tác dự báo tình hình, cũng như sự linh hoạt trong công tác quản lý nên Công ty vẫn đảm bảo lợi nhuận được tăng lên mặc dù không đáng kể. Nhưng việc đat được kết quả sản xuất kinh doanh đó là kết quả của sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của tập thể cán bộ cơng nhân viên Cơng ty, trong đó vai trị của Ban Giám đốc là vô cùng to lớn trong việc linh hoạt điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban Giám đốc đã hoàn thành xuất sắc công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Hội đồng quản trị, nắm bắt tình hình thị trường thực tế, xây dựng, hoạch định chiến lược phù hợp và hiệu quả.

Kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động của tồn doanh nghiệp thông qua các biện pháp kiểm soát về tiền lương, tiền cơng, chi phí bảo trì, bảo hành, chi phí giá thành đã đặt ra từ đầu năm mang lại nhiều kết quả rất khả quan. Hàng năm, Công ty

đều tiến hành lập, giao và đánh giá kế hoạch ngân sách đến từng bộ phận, phòng ban định kỳ hàng tháng.

Kế hoạch kinh doanh được đánh giá và theo dõi bám sát hàng tháng, do vậy đã có những điều chỉnh kịp thời trước những biến động của thị trường để hoạt động của doanh nghiệp được ổn định và phát triển hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 và tạo tiền đề cho năm 2013.

Việc tổ chức khốn doanh thu, chi phí cho từng bộ phận và xây dựng bộ tiêu chí cơng việc cho tất cả các vị trí nên bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực: người lao động trở nên hăng hái và tích cực hơn trong cơng việc, cơng tác chăm sóc quan tâm đến khách hàng tốt hơn, chi phí được quản lý tốt hơn. Các khoản chi thường xuyên như: điện nước, văn phòng phẩm, điện thoại, hàng hư hỏng bể vỡ giảm đáng kể. Tăng cường nâng cao năng lực quản trị tài chính, đảm bảo tài chính tồn doanh nghiệp an tồn, hiệu quả.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro của tồn doanh nghiệp, kiểm sốt rủi ro về công nợ, hàng tồn kho. Tăng cường công tác thu hồi nợ, nhằm giảm nợ tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn.

Tiếp tục rà soát tính hiệu quả của các tài sản và các mảng kinh doanh, những tài sản nào không phát huy hiệu quả tối đa có thể cho thuê mướn, chuyển nhượng, liên doanh liên kết nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao nhất cho Công ty.

Công ty đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách phúc lợi, đảm bảo thu nhập và giữ chân được người lao động. Trong năm, Công ty cũng không xảy ra các tranh chấp lao động hay đình cơng. Cơng ty đã duy trì và tăng cường các hoạt động trách nhiệm xã hội đối với người lao động nói riêng và cộng đồng nói chung. Cơng ty đã tuyển dụng và đào tạo được lực lượng kế thừa cho kế hoạch phát triển trong tương lai.

Công ty tiếp tục nâng cao công tác quản trị nhân sự thơng qua các hình thức đào tạo và tuyển dụng thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cải tiến liên tục và sắp xếp lại nguồn nhân lực cho phù hợp. Đồng thời, tổ chức cải tổ và nâng cao chức năng của phòng Kiểm sốt nội bộ, nhằm tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát và

phân tích các hoạt động kinh doanh để tham mưu kịp thời cho Ban Tổng Giám đốc Công ty.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và ngun nhân

Bên cạnh những thành tựu nói trên thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cịn có nhiều hạn chế cần khắc phục.

Về mặt tài chính:

- Đó là hiệu quả sử dụng vốn CSH chưa cao, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2010 bị giảm sút. Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đáng kể. Chi phí lãi vay qua các năm cũng tăng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường hơn nữa tỷ trọng vốn tự có so với nợ phải trả để giảm bớt gánh nặng về chi phí tài chính trong những năm tiếp theo.

- Doanh thu của công ty qua các năm đều tăng cao nhưng lợi nhuận sau thuế đã giảm mạnh vào năm 2011 và sau đó thì tăng khơng đáng kể. Nguyên nhân là do ảnh hưởng rõ rệt của suy thoái kinh tế trong năm vừa qua đã làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, gánh nặng chi phí lớn. Đây là những sức ép không nhỏ tác động tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy vậy, công ty vẫn quản lý chưa tốt các khoản mục chi phí, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cần được tiết kiệm hơn để có thể gia tăng lợi nhuận thu về.

Về nguồn nhân lực:

- Tay nghề của người lao động chưa cao. - Thái độ và phục vụ chưa chuyên nghiệp.

- Chưa có chính sách đào tạo rộng rãi để nâng cao nghiệp vụ.

- Chưa có các chính sách khen thưởng hợp lý và phúc lợi cho người lao động. Về marketing:

- Công ty tuy đã làm tốt quảng cáo trong nội bộ nhưng chưa chú trọng đến quảng cáo ra bên ngoài và thị trường chủ yếu chỉ ở một vài tỉnh như: Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Khánh Hịa.

- Phân phối hàng hóa thị trường trong tỉnh Phú Yên là thế mạnh mà vẫn chưa bao phủ hết. Các thị trường lâu nay bán yếu hoặc chưa phủ tới: Tân Lập- huyện Sơng Hinh, Hịa Tân - huyện Đơng Hịa, Sơn Long Sơn Định – huyện Đồng Xuân…

- Chưa có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp, hạn chế trong việc tiếp cận khai thác khách hàng.

- Chưa có chiến lược cụ thể để giữ chân khách hàng quen và phát triển khách hàng mới.

- Dịch vụ hậu mãi còn nhiều hạn chế, bất cập.

Về chiến lược kinh doanh:

- Công ty Cổ phần Thuận Thảo kinh doanh chủ yếu trên 7 lĩnh vực: vận chuyển, phân phối hàng hóa, dịch vụ du lịch, khách sạn, nước đóng chai Suga, ăn uống vui chơi và nghĩ dưỡng nên chiến lược của Cơng ty cịn mang tính chủ quan, thiếu tính hệ thống. Chiến lược kinh doanh chưa đánh giá được sự biến động của tình hình kinh tế hiện nay để thích ứng và đạt được hiệu quả.

Trên đây là một số ưu điểm cũng như những mặt còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thuận Thảo. Trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để khẳng định vị thể của mình trên thị trường. Muốn làm được điều đó địi hỏi Cơng ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thuận Thảo từ năm 1997 đến nay. Qua đó cho thấy những nỗ lực mà Cơng ty đã đạt được trong thời gian qua và các ngành nghề kinh doanh trong quá trình mở rộng đa dạng hóa.

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Thuận Thảo trên cở sở hệ thống lý luận ở chương 1 qua các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng tác động như: Vốn kinh doanh; nguồn nhân lực; trình độ quản lý, cơng nghệ; cơ cấu sản phẩm dịch vụ; chi phí kinh doanh; chiến lược kinh doanh; nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm; hoạt động marketing; môi trường chính trị, chính sách pháp luật của nước mà Cơng ty có hoạt động kinh doanh; kinh tế vĩ mơ; mơi trường tự nhiên; khoa học công nghệ; thị trường; đối thủ cạnh tranh.

Qua đó, cho thấy những kết quả đạt được và những hạn chế của Công ty Cổ phần Thuận Thảo trong tình hình kinh tế khó khăn của nước ta trong giai đoạn phân tích từ 2010 đến 2012. Từ đó tạo cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIÁI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN THUẬN THẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thuận thảo , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)