Bảng 2.14 : Định giá P/BV theo tỷ trọng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
5. Kết cấu đề tài
3.2 Giải pháp cho cơ quan quản lý
3.2.1 Giải pháp từ Chính Phủ
Chính phủ và Nhà nước chủ động hội nhập khu vực và quốc tế về mở cửa thị trường vốn, kiểm soát nguồn vốn quốc tế, tạo sự liên thông giữa TTCK Việt Nam và Thế Giới. Bên cạnh đó, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để thu hút đối tác chiến lược, các đơn vị định giá chuyên nghiệp nhằm phát triển thị trường theo chuẩn hóa quốc tế và tạo cho TTCK Việt Nam có quy mơ lớn theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Vì vậy, Chính phủ, các Bộ và các cơ quan tham mưu phải nghiên cứu, soạn thảo hệ thống văn bản hướng dẫn để được sn sẻ và nhanh chóng, gỡ bỏ những nút thắt mà các văn bản hiện hành đang có.
Xây dựng và phát triển TTCK phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống TTCK đồng bộ, thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước.
Phát triển mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, đồng thời coi trọng vấn đề chất lượng và an toàn của thị trường, từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Phát triển TTCK theo hướng gắn liền với cải cách, Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK.
Xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế.
chứng khốn liên quan đến đầu cơ có tổ chức, độc quyền, giao dịch nội gián, thông tin thất thiệt, tâm lý đám đơng…
Hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khốn, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn.
3.2.2 Tăng tính độc lập cho Ủy ban chứng khốn Nhà nước.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất quyết định sự phát triển của thị trường chứng khốn, vì đây là cơ quan độc lập tạo hành lang pháp lý cho thị trường. Thực tế, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 12 năm cho thấy cịn chậm vì hành lang pháp lý cịn nhiều điểm chưa hoàn thiện, dẫn đến nhiều vi phạm. Chính vì vậy, một Ủy ban chứng khoán độc lập là điều cần hướng đến. Nhìn lại hoạt động của Ủy ban chứng khoán Nhà nước 13 năm qua, có thể nói cơ quan này vẫn chưa “hoạt động hết công suất”, khi vẫn là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính. Do khơng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy, nên quyết sách của Ủy ban chứng khoán ban hành chủ yếu là các thay đổi mang tính thời điểm, khơng có định hướng phát triển lâu dài6.
3.2.3 Tăng cường giám sát, thanh tra
Sở giao dịch chứng khoán là đối tượng đầu tiên cần được định hướng hoạt động một cách hiệu quả, bởi cùng với UBCKNN, đây là cơ quan quản lý trực tiếp mọi đối tượng trên thị trường chứng khoán. Chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như chất lượng cổ phiếu của
các doanh nghiệp niêm yết chịu tác động không nhỏ từ sự quản lý của Sở giao dịch.
Một vấn đề nổi cộm bao lâu nay là sự minh bạch trong công bố thông tin của các tổ chức niêm yết. Sự chậm trễ, thậm chí che giấu thơng tin của các tổ chức này ảnh hưởng lớn tới quyết định, cũng như niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán, với tư cách là đơn vị quản lý trực tiếp cần có biện pháp cũng như chế tài nghiêm ngặt để giám sát và xử lý các sai phạm trong công bố thông tin của các công ty.
Mặt khác, khi tính minh bạch chưa cao, thị trường chứng khốn sẽ ln bị chao đảo trước những tin xấu hoặc tin đồn thất thiệt. Để đối phó với đầu cơ cũng như việc tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường chứng khốn. Cơ quan quản lý cần có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa các biến động của thị trường do ảnh hưởng của tin xấu và có phản ứng kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.
Nhà nước thực hiện quản lý bằng cơng cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định, vững chắc, phát huy vai trò của tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường vốn đồng thời nâng cao vai trò của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, giúp Chính phủ điều phối chính sách và cơng cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô.
Nhà đầu tư là một chủ thể trên thị trường chứng khoán. Sự phát triển của một thị trường chứng khốn là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư và đa dạng hóa các nhà đầu tư là điều cần thiết, nhằm thu hút nguồn vốn cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế đa phần nhà đầu tư tham gia thị trường là nhà đầu tư cá nhân, trong khi bóng dáng của các nhà đầu tư tổ chức cịn chưa nhiều. Để hình thành nên các nhà đầu tư tổ chức, Việt Nam cần phát triển các loại hình quỹ đầu tư. Cần thiết nhất, có lẽ là quỹ đầu tư tương hỗ (mutual fund) vốn được các nước phát triển rất mạnh và thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia. Tại một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines đều đã xuất hiện quỹ tương hỗ. Đối với các nhà đầu tư tổ chức lớn, có tính chuyên nghiệp cao, có thể phát triển thêm các quỹ đầu tư phịng ngừa nhằm đa dạng hóa hơn nữa hình thức đầu tư.
Việc phát triển nhà đầu tư khơng đơn thuần là hình thành nhiều quỹ đầu tư, mà cịn có thể hình thành các nhà đầu tư đạt chuẩn. Ở Mỹ, các nhà đầu tư đạt chuẩn sẽ được dành nhiều ưu tiên. Ở Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngồi cũng phải nằm trong nhóm đạt chuẩn mới được phép đầu tư vào nhóm cổ phiếu hạng A. Các tổ chức tài chính hay có nguồn tiền nhàn rỗi khi tham gia thị trường đều phải thông qua các tổ chức đầu tư đạt chuẩn. Trong khi đó điều kiện đáng buồn cho thị trường chứng khốn Việt Nam là dịng tiền đổ vào thị trường một cách không chuyên nghiệp. Trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết hay các ngân hàng đều thấy hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức sa lầy trong hoạt động không phải là thế mạnh của mình và hậu quả thua lỗ, các cổ đơng, nhà đầu tư của doanh nghiệp phải gánh chịu7.
3.2.5 Tổ chức các lớp chuyên sâu về định giá chứng khoán
Thực tế hiện nay cho thấy, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân kiến thức về định giá doanh nghiệp cịn rất nhiều hạn chế. Vì thế cơ quan quản lý cần thường xuyên tổ chức các lớp chuyên sâu về định giá chứng khoán, định giá tài sản. Nội dung các khóa học này, cần cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về định giá, các bước để định giá một doanh nghiệp mà mình quan tâm. Bên cạnh đó, nội dung khóa học cần cung cấp cách lựa chọn mơ hình định giá phù hợp trong từng hoàn cảnh định giá và quan trọng nhất là các thông số đầu vào cho mơ hình định giá. Việc hoạch định, giải phóng dịng tiền cần phải lựa chọn phù hợp, khơng q theo cảm tính cá nhân mà phải có căn cơ đối với cụ thể bản thân từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để các khóa học này được kết quả tốt, nên được một cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn cho người học khi tham gia và hồn thành khóa học. Hơn nữa, để việc định giá, nhất là định giá trong các tổ chức có kết quả tốt, cần quy định các cá nhân làm việc trong bộ phận định giá cần phải có chứng chỉ hành nghề chuyên về định giá.
3.2.6 Thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện công tác định giá
Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá bao gồm những chuyên gia giỏi được đào tạo để đảm bảo việc xác định giá trị doanh nghiệp chính xác là một việc làm vơ cùng quan trọng.
Định giá không chỉ là định giá tài sản hữu hình, đất đai mà cả giá trị vơ hình, định giá thương hiệu. Dù thuê tổ chức định giá hay khơng thì khi định giá doanh nghiệp phải hết sức thận trọng, chú ý tới cả tài sản hữu hình và tài sản vơ hình. Ở các nước phát triển, việc định giá tài sản do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện, các cơ quan này ngoài việc tiến hành kiểm toán doanh nghiệp còn phải thực hiện việc định giá và đưa ra ý kiến của mình về giá trị tài sản định giá. Họ phải chịu trách nhiệm về kết quả định giá của mình
và đơi khi phải bảo vệ trước tịa án nếu có đơn kiện của bất cứ bên nào về kết quả định giá của họ.
Thực tế ở Việt Nam khơng có kiểu cơ quan định giá loại này. Chính vì vậy nhiều trường hợp kết quả định giá đưa ra không phản ánh giá trị của doanh nghiệp, không được người mua, người bán chấp nhận dẫn tới tình trạng kéo dài quá trình định giá. Ngồi ra khơng có cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm xử lý việc đưa ra kết quả định giá khơng chính xác của cơ quan định giá hoặc của ngay các thành viên trong doanh nghiệp. Từ thực tế trên, việc Chính phủ nên thành lập các cơ quan tổ chức định giá độc lập là vấn đề cần thiết. Bước đầu cơ quan này có thể thuộc Nhà nước quản lý sau đó trở thành cơng ty kinh doanh độc lập chuyên về định giá doanh nghiệp và giá trị tài sản nói chung. Sau khi cơng ty phát triển, mơ hình hoạt động của cơng ty thành cơng thì Nhà nước sẽ để tư nhân thành lập các công ty định giá để định giá độc lập tài sản có tính cạnh tranh và người sử dụng dịch vụ có quyền lựa chọn cơng ty cung cấp dịch vụ này cho mình.
3.3 Giải pháp cho công ty niêm yết
3.3.1 Tăng cường tính minh bạch trong cơng bố thơng tin
Có lẽ hơn ai hết, các cơng ty niêm yết hiểu rõ tác hại to lớn trong việc công bố thơng tin khơng chính xác của mình ảnh hưởng xấu tới nhà đầu tư như thế nào. Tuy nhiên, thực tế thời gian vừa qua, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp niêm yết ln cố tình báo cáo thơng tin sai sự thật, chỉ đến khi các cơng ty kiểm tốn, cơ quan thanh tra, giám sát vào cuộc thì thơng tin đính chính mới được đưa ra. Điều này, gây mất lòng tin rất lớn của các nhà đầu tư đối với chính doanh nghiệp và về lâu dài nhà đầu tư sẽ “xa lánh” và “tẩy chay” các doanh nghiệp công bố thông tin khơng minh bạch. Chính vì thế, để có được sự quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp cần phải có trách
nhiệm cơng bố thơng tin chính xác theo các văn bản pháp quy đã có. Thơng tin đó sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn xác thực hơn đối với doanh nghiệp và từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp. Thơng tin chính xác, giúp nhà đầu tư giải phóng dịng tiền trong tương lai một cách xác thực hơn, từ đó thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc định giá doanh nghiệp, nhất là cổ phiếu Ngân hàng. Thực tế thì hầu hết các đơn vị định giá chưa nói gì đến các nhà đầu tư cá nhân đều khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin xác thực để định giá doanh nghiệp. Việc báo cáo thơng tin định kỳ có thể phù hợp với các quy định pháp lý liên quan, nhưng doanh nghiệp ln có cách để báo cáo theo ý đồ của mình. Vì thế vấn đề đặt ra khơng chỉ cho chính cơ quan quản lý trong cơng tác giám sát doanh nghiệp mà chính bản thân công ty niêm yết cần phải có “đạo đức” hơn trong cơng bố thơng tin của mình.
3.3.2 Lựa chọn tổ chức tư vấn phù hợp cho quá trình phát hành chứng khốn ra cơng chúng.
Định giá chứng khoán là một việc làm mang rất nhiều yếu tố chủ quan của người định giá. Có thể nói là doanh nghiệp muốn định giá bao nhiêu cũng có thể được, vì định giá chứng khốn thường chỉ là chiết khấu dịng tiền trong tương lai về hiện tại. Mà dịng tiền đó trong tương lại lại được xây dựng trên các yếu tố giả định của người định giá. Có những doanh nghiệp, kể từ khi niêm yết trên sàn đến nay, giá chứng khoán từ ngày giao dịch đầu tiên đều giảm điểm. Lý do có thể giải thích là tổ chức định giá đã đưa ra mức giá quá cao cho cổ phiếu này. Vì thế việc lựa chọn tổ chức tư vấn cho q trình phát hành chứng khốn ra cơng chúng là cần thiết để doanh nghiệp đưa ra mức giá hợp lý cho việc chào bán chứng khoán. Điều này là thiết yếu để đợt chào bán đó có thể thành cơng và nhà đầu tư có niềm tin vào doanh nghiệp.
Quan trọng nhất là quy trình định giá cần chứng minh được khả năng thấu hiểu của người định giá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Định giá không phải tạo nên một mức giá làm hài lòng khách hàng, mà cần sự tin cậy dựa trên những thơng tin tài chính đáng tin cậy.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp như quản trị tài chính và hoạt động doanh nghiệp, áp lực từ bên ngoài của thị trường, điều kiện kinh tế vi mô, yếu tố tâm lý cũng như sự chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Một khi hiểu rõ các yếu tố này thì việc thiết lập các kế hoạch kinh doanh và minh bạch với nhà đầu tư là những yếu tố quyết định. Trong bối cảnh hầu hết các thị trường tài chính đang suy thối thì vẫn cịn rất nhiều tổ chức tồn cầu duy trì khả năng tăng trưởng, duy trì giá trị. Tại một số thời điểm, giá trị của doanh nghiệp có thể giảm xuống dưới giá trị thực, nhưng thời điểm khác lại tăng trên giá trị thực. Tuy nhiên, trong dài hạn, với một thị trường ổn định và với các nhà đầu tư có hiểu biết về thị trường thì giá trị doanh nghiệp ln dao động quanh giá trị thực của nó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào kết quả đã trình bày, phân tích về tổng quan và thực trạng hoạt động đầu tư của TTCK Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trong hoạt động đầu tư trên TTCK.
Đối với công tác định giá ở TTCK Việt Nam, định giá doanh nghiệp là một lĩnh vực khá mới mẻ, nhưng đóng vai trị ngày càng quan trọng trong hoạt động đầu tư cũng như ảnh hưởng đến đời sống kinh tế quốc gia, đặc biệt là khi nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở khái qt hóa khn khổ khung lý thuyết về định giá doanh nghiệp, tác giả đã cố gắng đối chiếu, phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng các mơ hình này trong việc định giá cổ phiếu nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư trên thị trường cũng như hoạt động tái cấu trúc ngân hàng thương mại trong thời gian tới, và chỉ ra một số vấn đề tồn tại