Ngạch lương Vị trí cơng tác A Nhân viên O Nhân viên S Tổ trưởng bộ phận JM Trưởng bộ phận M Trưởng phòng SM Phó Giám đốc TM Giám đốc
(Nguồn: Phòng Nhân sự ACB)
Ngạch lương tại ACB sẽ thay đổi theo chức danh và thời gian công tác. Để thay đổi ngạch lương thì thời gian cơng tác thường là trên 3 năm hoặc thay đổi vị trí của chức danh. Mức lương ACB tăng hàng năm thường dao động từ 5 - 10% tùy vào xếp loại cuối năm theo đánh giá BSC ( thẻ điểm cân bằng) và KPI (mức thu nhập mang lại của một nhân viên). Mức lương cơ bản hiện tại của chức danh vận hành khoảng 5-6 triệu đồng/tháng, của chức danh kinh doanh là 6-6.5 triệu đồng/tháng. Mặt bằng lương thấp thì hệ số tăng lương cũng không đủ bù đắp so với mức tăng của lạm phát và tiêu dùng. Đưa ra ví dụ để minh chứng, với mức lương 6.000.000 đồng, nếu tăng 5% thì con số tăng lên cũng chỉ có 300.000 đồng. Số tiền tăng thêm hàng năm là quá thấp so với biến động tăng chi phí và lạm phát của thị trường.
Theo ý kiến của một nhân viên trong cuộc phỏng vấn cho rằng:”Anh đã làm
việc 8 năm tại ACB, bắt đầu với vị trí Nhân viên Quan hệ khách hàng, thành tích đạt cuối năm ln là loại A, B+, làm việc tới 8h tối, nhưng số lương nhận lại khi so sánh với các Ngân hàng Eximbank, Sacombank chênh lệch khá xa. Các bạn cùng ngành với Anh nay đã làm phó phịng, trưởng phịng hết rồi. Anh quản lý top Khách hàng lớn tại
PGD Tân Sơn Nhì, nhưng mức lương anh nhận được không bằng nhân viên sale của công ty khách hàng anh đang quản lý”.
Nhân viên kinh doanh là bộ phận chịu nhiều áp lực như về chỉ tiêu như tăng trưởng tín dụng, huy động, tài khoản công ty, các chỉ tiêu phí,…. Ngành ngân hàng trong những năm gần đây có sự cạnh tranh mạnh mẽ, đặt khách hàng lên hàng đầu, ưu tiên phục vụ khách hàng. Có khi khơng phải ngày làm việc nhưng khách hàng cần nhân viên cũng phải có mặt hay tư vấn mọi lúc. Nhân viên kinh doanh phải di chuyển nhiều nơi khác nhau, và thường hỗ trợ khách hàng các thủ tục. Nếu khách hàng ở xa như Bình Dương, Đồng Nai nhưng đang giao dịch tại Quận Tân Phú, thì nhân viên kinh doanh vẫn phải đến công ty để nhận các giấy tờ thủ tục, hỗ trợ khách hàng. Việc di chuyển này tốn thời gian và chi phí của nhân viên. Với việc di chuyển nhiều và xa như vậy làm chi phí của nhân viên tăng lên nhiều nhưng mức thu nhập không cao gây nên tâm trạng chán nản và khơng hết lịng vì cơng việc, vì khách hàng. Dù biết nhân viên kinh doanh việc đi bên ngoài là yếu tố bắt buộc nhưng cần có sự hỗ trợ về tiền xăng, điện thoại hay phụ cấp khác để nhân viên có động lực để tiếp tục.
So sánh với mức lương nhân viên tại Sacombank, MBB, Techcombank, VIB đều có mức lương trung bình trên 15 triệu đồng/tháng, riêng ACB thu nhập bình quân của nhân viên là 9-11 triệu đồng/tháng. So với khối lượng cơng việc, kinh nghiệm làm việc thì mức lương này khơng tương xứng.
Còn với chức danh vận hành (back office), mức lương sẽ thấp hơn mức lương của nhân viên kinh doanh từ 1-2 triệu đồng. Vì tính chất áp lực cơng việc và nhân viên kinh doanh là người mang lại doanh thu cho Ngân hàng nên có sự chênh lệch này. Theo ý kiến của nhân viên đã nghỉ việc tổng hợp từ cuộc phỏng vấn” Vị trí back office
tuy không áp lực nhiều về doanh số, chỉ tiêu nhưng khối lượng công việc rất nhiều, thời gian rời khỏi cơ quan luôn là 7- 8h. Đối với người có gia đình, sẽ khơng có thời gian chăm sóc, cịn với những nhân viên trẻ cịn độc thân thì cuộc sống cá nhân bị đảo lộn. Với kinh nghiệm tại ACB 8 năm, Chị qua ngân hàng khác có thể lên Kiểm sốt và mức
lương cao hơn ở đây”.
Vị trí vận hành gồm giao dịch và kiểm sốt rủi ro tín dụng, cho nên địi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ nhiều, việc đầu tư vào công việc nhiều hơn và áp lực giảm thiểu rủi ro nhiều hơn, nên công sức bỏ ra mà nhận lại không công bằng. Theo nghiên cứu của tác giả từ các nhân viên đang làm tại SCB, AnBìnhBank, Techcombank thì cùng vị trí giao dịch viên lương khởi điểm của họ là 7-8 triệu đồng/tháng, nhưng tại ACB là 6 triệu đồng/tháng. Chức danh giao dịch viên liên quan trực tiếp đến chi thu tiền, vì vậy ẩn chứa nhiều rủi ro như chi nhầm, chi dư,…
Rủi ro là vấn đề phải kiểm soát và hạn chế ở mức thấp nhất, và đòi hỏi nhân viên phải tập trung rất nhiều. Khách hàng ln có tâm lý là muốn nhân viên thực hiện nhanh. Nhưng khi xảy ra rủi ro thì nhân viên là người gánh trách nhiệm. Nếu chi nhầm thì nhân viên phải đền bù cho ngân hàng, nhưng với mức lương hiện tại thì sẽ phải mất bao lâu nếu như chi nhầm 20 triệu đồng? Điều này cho thấy, áp lực và khối lượng lớn nhưng phần công nhận lại không đủ bù đắp và tương xứng.
Một ý kiến khác được tổng hợp từ kết quả phỏng vấn” Anh công tác tại ACB 3
năm, nhưng khi qua ngân hàng Vietinbank mức lương của anh tăng lên gấp đôi từ 7 triệu đồng lên 12 triệu đồng với tính chất cơng việc như nhau. Với kinh nghiệm là lượng khách hàng anh có sẵn, anh dễ dàng đạt chỉ tiêu của Ngân hàng đưa ra nhanh chóng”.
Mơi trường làm việc của các ngân hàng là gần như ngang bằng nhau, áp lực như nhau, tính chất cơng việc khơng có nhiều sự khác biệt, mức lương nhận được ngồi ni sống bản thân, đáp ứng những nhu cầu tối thiểu thì nó cịn thể hiện năng lực và kết quả cố gắng của mỗi người. Vì vậy lương ln là con số nói lên khả năng của bản thân và ai cũng có mong muốn thay đổi con số này qua hàng năm.
Tiếp theo ý kiến đưa ra của một nhân viên trong bài phỏng vấn” Chị công tác gần 6 năm tại ACB, ln đạt thành tích xếp loại cuối năm từ B+ (khá) trở lên, làm việc tới hơn 7h tối mới về kiêm nhiệm 2 chức danh cùng lúc, nhưng mức lương chỉ 8 triệu.
Hiện chị đang công tác tại Eximbank, với kinh nghiệm công tác của Chị, mức lương khi qua Eximbank là 10 triệu đồng/tháng”.
Ở ACB một người có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí, ví dụ như Nhân viên dịch vụ khách hàng có thể kiêm nhiệm cả Thanh toán quốc tế, khối lượng công việc gấp đôi nên thời gian và công sức đầu tư là gấp đôi nhưng mức lương nhân được là của một chức danh.
Thực trạng hiện tại của ACB theo như ý kiến đưa ra của nhân viên đã nghỉ việc được phỏng vấn:”Nhân viên làm việc lâu năm tại một chức danh sẽ khơng có nhiều
chính sách và ưu đãi. Dù có sự cống hiến và đóng góp nhưng chạm tới mức lương khung trần của ACB thì khơng tăng nữa”.
Nhân viên tân tuyển mới vào sẽ đi từ cơ bản lên, cần có sự nỗ lực và đóng góp thành tích mới được ghi nhận, đó là điều dễ hiểu. Nhưng những nhân viên đã làm việc lâu năm từ trên 8 năm thì cơng sức và đóng góp là khơng nhỏ, nhưng ai đã chạm vào mức lương trần thì hầu như qua hàng năm đều không được tăng lương. Ai cũng có mong muốn mức lương tăng hàng năm, con số này sẽ thay đổi, để đáp lại sự đóng góp cả một năm trời, thành tích đạt loại A nhưng nhận lại là việc tăng lương không đáng kể hay khơng tăng vì đã chạm vào khung trần lương. Điều nay cho thấy một vấn đề trong cách tính lương của nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm và mức độ đóng góp của nhân viên tại ACB. Với kinh nghiệm như vậy thì nhân viên có đủ sức để qua ngân hàng khác lên một vị trí mới với mức lương cao hơn. Hiện tại đa số những nhân viên nghỉ việc tại ACB được phỏng vấn đều được thăng chức khi qua ngân hàng khác. Vì bất mãn với cách tính lương này mà những nhân viên này đã nghỉ việc.
Thực trạng tại ACB nhân viên bị khống chế bởi mức khung lương trần, nhân viên có thâm niên cơng tác và xếp loại thành tích A liên tục qua các năm sẽ nhanh chóng chạm vào khung lương trần này. Khi đã chạm vào khung lương trần thì chính sách tăng lương khác với những nhân viên cịn lại. Nếu thành tích xếp loại là A trong năm, theo quy định của ACB thì nhân viên sẽ được tăng tối đa 10% trên tổng lương,
nhưng đã chạm vào khung lương trần thì mức tăng là 5 -7%, tùy vào chính sách của từng đơn vị. Vơ hình chung điều này làm hạn chế thu nhập của nhân viên nhưng nguyên nhân không xuất phát từ phía nhân viên. Để đạt thành tích xếp loại A, nhân viên phải hoàn thành rất nhiều chỉ tiêu từ dư nợ, số lượng khách hàng quản lý, chất lượng khách hàng,… Đóng góp và cố gắng nhiều nhưng không được đền đáp tương xứng nên tạo tâm lý chán nản cho nhân viên, và điều này dẫn đến tình trạng nghỉ việc.