Tổng quan về tình hình xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của công ty dịch vụ trong ngành đồ gỗ tại bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 41)

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đã và đang phát triển khá nhanh, trở thành một trong những mặt hàng chủ lực đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho quốc gia. Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ chế biến nhiều nhất Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu chính vẫn như Mỹ, Châu Âu, Nhật hiện chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Riêng Mỹ thì chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh là do phần lớn các công ty kinh doanh đồ gỗ tại Mỹ đã chuyển dần vùng thay thế từ Trung Quốc sang các quốc gia khác như Indonesia, Việt Nam để đảm bảo việc sản xuất được ổn định. Hội

đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) đã đánh giá Việt Nam là nước dẫn đầu trong

khối ASEAN về uy tín, mặt hàng, sản lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), giá trị đơn hàng mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã nhận được và giao chuyển trong năm 2010 đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng khoảng 320 triệu USD so với cả năm 2009. Riêng sáu tháng đầu năm 2010, đồ gỗ Việt Nam

xuất khẩu sang Mỹ đạt khoảng 600 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2009.

Tuy nhiên, kim ngạch tăng giảm khá thất thường qua những tháng đầu năm 2010

Bảng 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ 6 tháng 2010

Nguồn: www.vietbao.vn

Mặt hàng ghế gỗ có bọc phủ bằng da và vải xuất vào Mỹ tăng mạnh trong năm 2010. Trong bốn tháng đầu năm 2010, nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ tăng 17,7% thì nhập khẩu từ thị trường Việt Nam tăng tới 23,6%. Đây cũng là một tín hiệu tốt cho

ngành sản xuất đồ gỗ cả nước.

Châu Âu là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai và được các doanh nghiệp tại

Việt Nam xem là thị trường còn nhiều tiềm năng ở phân khúc đồ gỗ cao cấp, hiện

chiếm khoảng 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng chính xuất khẩu vào Châu Âu bao gồm giường, các loại tủ quần áo, tủ đầu giường, một số loại kệ và bàn dùng trong phòng khách, các loại ghế cao cấp…Mức tăng trưởng trung bình của hàng đồ gỗ Việt Nam xuất sang Châu Âu hằng năm đều ở mức 15%.

Riêng năm 2009, khi lượng hàng xuất khẩu vào Mỹ chậm lại thì sự tăng trưởng tại thị trường Châu Âu đã mở ra một hướng phát triển mới đầy triển vọng cho ngành sản xuất

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ ba của Việt Nam. Mặc dù chịu

nhiều ảnh hưởng tử cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Nhật vẫn giữ được sự ổn định, hiện Nhật chiếm xấp xỉ 13% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Trong sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào Nhật đạt 187 triệu USD, tăng 8.7% so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất vào Nhật Bản khá đa dạng, bao gồm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ công nghiệp ván sàn, khung tranh, hịm, hộp, đồ gỗ trang trí… Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỉ trọng lớn (từ 72 - 82% từng năm) và chỉ đứng thứ hai sau đồ gỗ Trung

Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản.

Vài năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu, Nhật mà còn xuất khá nhiều đồ gỗ sang Trung Quốc. Năm 2005 đạt 60 triệu USD, năm 2006 đạt 90 triệu USD và năm 2007 là 168,5 triệu USD, mức tăng trưởng kim

ngạch xuất khẩu vào thị trường này trung bình trên 50%. Phần lớn hàng nội thất của Việt Nam bán sang Trung Quốc là hàng cao cấp, dành cho người có thu nhập cao, làm từ nguyên liệu gỗ cứng, gỗ có giá trị cao như gỗ giáng hương, kết hợp với chạm trổ tinh xảo, tức đồ gỗ kết hợp với mỹ nghệ.

Một số thị trường xuất khẩu khác có thể kể đến như Pháp, Đức, Nga, Anh, NaUy,

Ả Rập, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Singapore…Biểu đồ 2.3.2 thể hiện tỷ

trọng trung bình của đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường các nước trong giai đoạn 2003 - 2009.

Biểu đồ 2.2.2 Thị trường XK đồ gỗ chính của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2009

Nguồn: www.mekongsecurities.com

Đơn vị tính: 1.000USD

STT Tên nước Năm 2008 Năm 2009

1 Mỹ 1.063.990 1.100.184 2 Nhật Bản 378.839 355.366 3 Trung Quốc 145.633 197.904 4 Anh 197.651 162.748 5 Đức 152.002 106.047 6 Hàn Quốc 101.521 95.130 7 Pháp 101.316 70.357 8 Australia 75.247 67.492 9 Hà Lan 95.466 56.736 10 Canada 67.900 54.579 11 Khác 449.538 330.106 Tổng số 2.829.103 2.597.649

Bảng 2.2.3 Kim ngạch của 10 thị trường nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam cao nhất trong năm 2008 và 2009.

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam qua các năm đều có mức tăng trung bình trên 20%. Riêng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm đi 8,1% so với năm

2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu sang Anh, Đức và Pháp bị giảm đáng kể với mức trung bình trên 20%. Bảng số liệu dưới

đây cho thấy ngành đồ gỗ Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng mạnh từ năm 2004 đến 2008 với mức trung bình khoảng 26%.

Biểu đồ 2.2.4 Kim ngạch XK đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2003 - 2009 (tỷ USD)

Nguồn: www.mekongsecurities.com

Riêng 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường các nước đều tăng trưởng. Trong đó, xuất khẩu đồ gỗ sang Singapore tăng trưởng cao nhất với kim ngạch 3,5 triệu USD, tăng 252,45% so với cùng kỳ 2009. Kế đến là Thái Lan với kim ngạch đạt 3,1 triệu USD và tăng 209,23% so với cùng kỳ 2009.

Một số mặt hàng đồ gỗ chính của Việt Nam xuất khẩu sang các nước là nội thất

phòng ngủ, chiếm tỷ trọng khoảng 25%. Kế đến là nội thất phòng ăn và phòng khách với tỷ trọng khoảng 24%. Ghế là mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ ba, chiếm khoảng 15%, gỗ ván chiếm 9%, gỗ khúc chiếm 8%, nội thất văn phòng chiếm khoảng 6%, nội thất nhà bếp chiếm 4%... Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất

lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Những nhóm hàng chính được thị trường Mỹ ưa chuộng nhất là

đồ nội thất phòng ngủ, nội thất phòng khách, phòng ăn, văn phòng và ghế các loại…

Đồ gỗ ngoại thất từng được xem là mặt hàng xuất khẩu chính của ngành đồ gỗ

trước kia nhưng hiện nay tỷ trọng đã giảm đi nhiều so với đồ gỗ nội thất do nhu cầu

nhập khẩu của các nước thường không ổn định và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thường thấp hơn so với việc sản xuất các mặt hàng nội thất. Biểu đồ dưới đây thể hiện phân khúc trung bình của đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

Biểu đồ 2.2.5 Phân khúc đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam

Với sự phát triển không ngừng, từ năm 2005 đồ gỗ đã là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2009.

Biểu đồ 2.2.6 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2009

Nguồn: www.vietpartners.com

Cả nước hiện nay có hơn 2.500 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ có quy mơ từ trung bình tới lớn. Lao động phục vụ trong ngành này hiện nay đã hơn 170.000.

Phần lớn các doanh nghiệp tập trung ở 3 cụm: thứ nhất là ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đây là khu liên hợp chế biến đồ gỗ cao cấp lớn nhất nước), cụm thứ hai là

các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, cụm thứ ba là ở Hà Nội và một số vùng lân cận.

Việt Nam hiện nay được xếp hạng trong 20 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Đồng thời, Việt Nam cũng đã là một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu ở

chiếm khoảng 0.8% thị phần trên thế giới. Vì vậy, các nhà sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam cịn có rất nhiều cơ hội và tiềm năng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của công ty dịch vụ trong ngành đồ gỗ tại bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)