Thiết kế nghiên cứu và phân tích kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của công ty dịch vụ trong ngành đồ gỗ tại bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 52)

3.1.1 Phương pháp lấy mẫu và khảo sát

Dữ liệu thu thập bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được lấy từ số liệu báo cáo của địa phương và dữ liệu sơ cấp được lấy từ kết quả khảo sát tại các

doanh nghiệp sản xuất. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp định tính và

định lượng. Nội dung khảo sát chủ yếu tập trung vào hiệu quả hoạt động và những vấn đề gặp phải của các nhà máy sản xuất và các công ty dịch vụ. Số lượng mẫu điều tra

khoảng 35 mẫu cho doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động tại Bình Dương, bao gồm cả nhà máy Việt Nam và nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Do sự hạn chế trong việc

điều trực tiếp từ các công ty dịch vụ nên tác giả đã tiến hành điều tra thông qua các

nhà máy sản xuất có làm việc với cơng ty dịch vụ. Điều tra được thực hiện bằng các

phỏng vấn trực tiếp và gởi bảng câu hỏi (theo phụ lục 5). Sau khi thu được kết quả

khảo sát tác giả kiểm tra để loại bỏ một số bảng trả lời không hợp lệ của các nhà máy

để thu được 30 mẫu khảo sát.

3.1.2 Kết quả khảo sát

3.1.2.1 Kết quả khảo sát về các nhà máy sản xuất

* Quy mơ và thị trường xuất khẩu chính của các nhà máy

Theo số liệu thống kê từ 30 mẫu khảo sát có kết quả trả lời hợp lệ, trong đó có 10 nhà máy của Việt Nam, cịn lại 20 nhà máy được khảo sát có vốn đầu tư nước ngoài

chủ yếu là vốn đầu tư của Đài Loan, Malaysia, Đan Mạch, Mỹ...Tất cả các nhà máy này đều hoạt động tại Bình Dương và tập trung nhiều nhất là ở Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (khoảng 50% số lượng nhà máy được khảo sát), số nhà máy còn lại phân bố rải rác ở hai huyện Thuận An và Bến Cát. Có nhiều nhà máy lớn chọn lựa huyện Tân

Uyên để đặt nhà máy sản xuất như Trường Thành, Trần Đức, Green River…là do chi phí lao động địa phương tại đây cịn khá rẻ, phí thuê đất làm nhà xưởng thấp hơn các vùng khác và đặt biệt là vị trí địa lý không quá xa thành phố HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam.

Trong tổng số các nhà máy được khảo sát, có 23% doanh nghiệp có ít hơn 500 lao

động, hơn 33% doanh nghiệp có hơn 500 nhưng dưới 1.000 lao động, 13% doanh

nghiệp có hơn 1.000 lao động nhưng dưới 1.500 lao động. Cịn lại là khoảng 7% doanh nghiệp có trên 1.500 nhưng dưới 2.000 lao động và khoảng 23% doanh nghiệp có hơn 2.000 lao động.

Biểu đồ 3.1.2.1 Quy mô lao động của các nhà máy sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương

Biểu đồ 3.2.2 kế tiếp cho thấy những nhà máy có quy mơ ít hơn 500 lao động sản xuất ra được khoảng 23 container hàng hóa mỗi tháng, nhà máy có từ 500 đến 1.000 lao

động thì sản xuất ra được khoảng 64 container mỗi tháng. Số nhà máy cịn lại có trên

Biểu đồ 3.1.2.2 Khả năng sản xuất trung bình của các nhà máy tính theo quy mô lao động

Xét về khả năng sản xuất hàng hóa mỗi tháng, có một số nhà máy tính theo số lượng container hàng hóa được xuất đi. Nhưng để có cái nhìn tổng thể hơn thì cũng

cần quan tâm tới giá trị hàng hóa nhà máy sản xuất và xuất khẩu trung bình mỗi tháng. Tùy theo loại hàng đã ráp cố định hay chưa lắp ráp mà giá trị mỗi container hàng sẽ

khác nhau rất nhiều. Mỗi container đồ gỗ đã ráp cố định có giá trị dao động ở mức

14.000 USD - 25.000 USD, và có giá trị khoảng 20.000 USD - 40.000USD đối với

hàng chưa lắp ráp. Giá trị một container đồ gỗ chưa lắp ráp có giá trị cao hơn vì tổng số sản phẩm có thể xếp vào container cao hơn rất nhiều.

Biểu đồ 3.1.2.3 tiếp theo cho thấy rằng 37% trong tổng số nhà máy được khảo sát chỉ sản xuất được một lượng hàng hóa với tổng giá trị dưới 1 triệu USD mỗi tháng.

Biểu đồ 3.1.2.3 Khả năng xuất khẩu đồ gỗ trung bình của doanh nghiệp tính theo giá trị hàng hóa mỗi tháng

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy có 27% số nhà máy khảo sát có khả năng sản xuất hơn 2,5 triệu USD hàng hóa mỗi tháng. Biểu đồ tiếp theo thể hiện mối tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Số liệu khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi mà chủ yếu là vốn

đầu tư của Đài Loan có khả năng sản xuất ra lượng hàng hóa nhiều hơn các doanh

nghiệp Việt Nam. Chỉ có 2 doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ lớn và sản xuất được hơn 2,5 triệu hàng hóa mỗi tháng là cơng ty Trường Thành và Trần Đức.

Biểu đồ 3.1.2.4 Mối tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và khả năng sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều có năng lực sản xuất sản phẩm đồ gỗ

dùng trong nhà và trong đó có hơn 30% doanh nghiệp có khả năng sản xuất thêm đồ gỗ dùng ngoài trời. Đặc điểm của đồ gỗ ngoài trời là độ bền của sơn, gỗ và các loại

ngũ kim. Việc xử lý bề mặt và xử lý gỗ phải được ứng dụng nhiều công nghệ khác

nhau nhưng không được sử dụng nhiều hóa chất nhằm bảo vệ bề mặt không bị phai

màu và chịu được nắng mưa và phải giữ được màu sắc tự nhiên của gỗ. Ngoài ra, do nhu cầu về mặt hàng này không nhiều bằng mặt hàng nội thất cùng một số yêu cầu cao về nguyên liệu và sơn phủ nên hầu hết các nhà máy tập trung vào sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu.

Tất cả hàng xuất của các doanh nghiệp đều được xuất đi nhiều nước như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…Tập trung nhiều xuất khẩu nhiều nhất vẫn ở thị trường Mỹ

Biểu đồ 3.1.2.5 Các thị trường xuất khẩu chính của nhà máy sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương

* Những khó khăn chính mà các nhà máy gặp phải

Các nhà máy trên dù đã và đang xuất hàng sang thị trường Mỹ cũng khá nhiều

nhưng hầu hết đều cho biết họ gặp khá nhiều khó khăn hơn so với khi xuất hàng sang các quốc gia khác. Một số khó khăn chính như sau:

Có đến 50% số nhà máy cho rằng hàng hóa xuất sang Mỹ vướng nhiều quy định

chặt chẽ khác nhau về cải tiến an toàn sản phẩm, về bảo vệ môi trường. Các đạo luật này rất phức tạp, có tính bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn khá cao. Đặt biệt là các quy

định về đồ gỗ dành cho trẻ em hay những sản phẩm có dùng thêm thành phần dệt và

chiếu sáng. Thông tin trên nhãn mác đều phải rõ ràng, nguyên liệu gỗ khai thác dùng

cho sản phẩm phải có giấy chứng nhận hợp pháp về nơi khai thác… Nhà máy sản xuất nào vi phạm thì sẽ có thể bị phạt nặng và tiêu hủy hàng hóa. Những sản phẩm khơng an tồn sẽ bị chính phủ Mỹ yêu cầu tiêu hủy và nhà máy sản xuất sẽ phải chịu tất cả những chi phí liên quan đến việc tiêu hủy. Nếu nhà máy nào không chấp hành những

quy định đưa ra thì sẽ bị áp dụng biện pháp trừng phạt rất mạnh, mức phạt lên đến

100.000USD cho một lần phạt và đến 15.000.000USD gộp chung nhiều lần vi phạm. Dưới đây là một số quy định chính mà các doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng được khi xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang Mỹ:

Thứ nhất là quy định GCC (General Conformity Certificate). Đây là một loại giấy

chứng nhận hợp chuẩn tổng quát phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập và cơ quan này phải được Ủy ban sản phẩm an toàn tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC -

Consumer Product Safety Commission) công nhận. Tất cả các lô hàng xuất khẩu đều phải có GCC, đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em. Kết quả kiểm nghiệm bắt

buộc phải được thực hiện bởi Phòng Kiểm nghiệm của bên thứ ba được CPSC chấp

thuận. Giấy chứng nhận này phải được gởi kèm theo mỗi lô hàng xuất sang Mỹ. Nội dung chủ yếu gồm các yếu tố sau:

• Nội dung trình bày bằng tiếng Anh

• Nêu đặc điểm nhận dạng của sản phẩm được chứng nhận

• Liệt kê những quy định an tồn sản phẩm của CPSC được chứng nhận cho sản phẩm đó

• Thơng tin về nhà sản xuất và nhà nhập khẩu Mỹ

• Ngày và nơi sản xuất sản phẩm và ngày kiểm nghiệm

Tất cả các nhà máy tại Bình Dương được khảo sát đều gởi mẫu kiểm nghiệm tại

Phòng kiểm nghiệm Bureau Veritas. Những kiểm nghiệm sẽ được áp dụng việc kiểm tra nồng độ chì trong bền mặt nền (lớp sơn phủ) và các loại ngũ kim dùng trong sản phẩm. Mẫu COC.GCC mà các nhà máy hiện đang dùng được đính kèm như phụ lục

2.

Quy định thứ hai chính là yêu cầu về chất formaldehyde của Cơ quan môi trường

California - CARB (California Air Resources Board). Theo đó, những sản phẩm đồ gỗ làm từ ván nhân tạo tổng hợp MDF, ván ép, ván dăm phải được kiểm nghiệm hàm

lượng chất formaldehyde có trọng lượng keo dùng trong những nguyên liệu này. Việc áp dụng sẽ chia ra thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 áp dụng cho những lô hàng xuất khẩu từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Giai đoạn 2 áp dụng cho các lô hàng xuất từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 trở đi. Bảng biểu bên dưới quy hàm lượng formaldehyde tối đa (tính theo

đơn vị một phẩn triệu PPM - part per million) có thể có trong các loại nguyên liệu trên.

Bảng 3.1.2.7 Hàm lượng formaldehyde cho phép sử dụng theo quy định CARB

Nguồn: www.hardlines.sgs.com

Theo đó, hàm lượng formaldehyde tối đa có thể chứa trong sản phẩm được CARB cho phép là rất thấp. Và từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 thì hàm lượng cho phép này càng

thấp hơn nhiều. Vì thế, chúng ta có thể thấy rằng chính phủ Mỹ đưa ra các quy định rất chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng Mỹ.

Nhu cầu sử dụng các loại ván dăm, ván ép, MDF trong ngành gỗ rất cao. Hiện nay, lượng cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sử dụng, còn lại thì

phải nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia, Thailand…Doanh nghiệp khi nhập khẩu các nguyên liệu trên thì phải yêu cầu nhà cung ứng cung cấp giấy chứng nhận CARB.

Giấy chứng nhận này sẽ phải xuất trình cùng với bộ chứng từ xuất khẩu. Mẫu giấy chứng nhận được đính kèm như phụ lục 3.

Một quy định khác là quy định Lacey Act về bảo vệ môi trường, đạo luật này ra đời nhằm chống lại các cá nhân và công ty khai thác và sử dụng gỗ bất hợp pháp. Đạo

luật này đòi hỏi chứng nhận quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm (CoC - Chain of Custody) để các nhà chức trách Mỹ có thể dễ dàng kiểm tra tồn bộ quy trình, từ việc khai thác gỗ ở một nước, vận chuyển qua cửa khẩu, cảng biển nào trước khi đến các nhà máy chế biến tại Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Đạo luật này

đưa ra yêu cầu mới về khai báo nhập khẩu làm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất

khẩu đồ gỗ. Các hành vi vi phạm đạo luật này có thể dẫn đến các hình thức phạt như phạt hành chính, tịch thu hàng hóa, phạt hình sự…

Khi làm việc với công ty dịch vụ xuất khẩu thì các doanh nghiệp, nhà máy sẽ an tâm hơn về vấn đề này. Cơng ty dịch vụ là đơn vị có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc nhà máy có thực hiện đúng theo các yêu cầu trên hay không bằng cách kiểm tra các chứng từ, kết quả kiểm định. Công ty dịch vụ sẽ hỗ trợ nhà máy khi có vấn đề xảy ra.

Chính vì có q nhiều quy định về an tồn sản phẩm, về bảo vệ môi trường…nên

hợp đồng xuất khẩu với khách hàng Mỹ cũng đưa ra rất nhiều ràng buộc đối với nhà máy sản xuất. Một điểm chính làm cho các nhà máy lo ngại chính là vấn đề xuất hàng trễ và bồi thường khi hàng hóa có vấn đề chất lượng. Có 13,33% số nhà máy được

khảo sát gặp khó khăn với vấn đề này. Các khách hàng Mỹ thường đưa ra các hình

thức phạt nặng và nghiêm khắc. Các khách hàng thường xếp loại nhà máy theo A, B và C dựa trên tỷ lệ hàng xuất trễ. Tỷ lệ trễ như thế nào là tùy vào mỗi khách hàng và

nhà nhập khẩu. Riêng đối với tập đoàn Williams Sonoma, một nhà máy được xếp loại A nếu hơn 95% sản phẩm xuất khẩu đúng thời hạn, loại B là từ 80% - 95%, loại C là dưới 80%. Mỗi tháng khách hàng sẽ gởi bảng đánh giá việc xuất hàng của mỗi nhà

máy. Nếu nhà máy bị xếp loại C trong vòng 6 tháng liên tiếp thì sẽ bị phạt 5% giá trị những đơn hàng xuất trễ. Mẫu đánh giá việc xuất hàng được đính kèm như phụ lục 3. Khi nhà máy xuất hàng trễ thì cơng ty dịch vụ cũng có một phần trách nhiệm. Vì vậy, các cơng ty dịch vụ luôn phải đôn đốc, kiểm tra tiến độ sản xuất của nhà máy thường xuyên, các báo cáo tình hình sản xuất ln phải được cập nhật cho khách hàng. Với sự theo dõi đơn hàng chặt chẽ từ phía cơng ty dịch vụ, việc xuất hàng trễ cũng sẽ được giảm thiểu.

Một khó khăn phổ biến khác chính là việc nhà máy thiếu thơng tin cũng như quan hệ với các nhà nhập khẩu. Và có đến 36,67% số nhà máy được khảo sát gặp vấn đề

khó khăn này. Một thực tế là khơng phải nhà máy nào cũng có các văn phòng đại diện tại Mỹ để lo về mặt tiếp thị và tìm kiếm khách hàng. Chính vì vậy, những nhà máy này sẽ khó có cách tiếp cận mang tính năng động nhất, ít có điều kiện để gặp gỡ, tìm hiểu nhiều hơn về khách hàng tiềm năng cũng như để củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Ngoài ra, các nhà máy cũng sẽ ít có cơ hội để nắm bắt xu hướng và tình hình phát triển kinh doanh của lĩnh vực đồ gỗ tại thị trường Mỹ.

Chính vì vậy, có thể xem đây là một trong những khó khăn lớn mà các nhà máy sản xuất tại Việt Nam cần sự hỗ trợ nhiều nhất từ các công ty dịch vụ xuất khẩu. Công ty dịch vụ với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, thường đi tiên phong trong việc tìm hiểu những đạo luật và quy định mới liên quan đến việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ

cũng như nắm bắt xu hướng thị trường và tạo mối quan hệ với các nhà nhập khẩu. Với những lợi thế này, sẽ rất hiệu quả khi nhà máy tìm đến sự hỗ trợ từ phía các cơng ty dịch vụ xuất khẩu.

3.1.2.2 Kết quả khảo sát về các công ty dịch vụ

Do sự hạn chế trong việc thu thập thông tin từ các công ty dịch vụ, bảng câu hỏi thiết lập nhằm khảo sát và thu thập thông tin về các công ty dịch vụ qua thông qua các

nhà máy sản xuất. Trong tổng số 30 doanh nghiệp khảo sát thì có 21 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 70%) có làm việc với các công ty dịch vụ. Số doanh nghiệp còn lại chưa từng làm việc với các công ty dịch vụ mà thay vào đó là họ làm việc trực tiếp với các nhà nhập khẩu và khách hàng Mỹ. Dưới đây là một số lý do chính mà các doanh nghiệp này chưa làm việc với công ty dịch vụ:

Thứ nhất là doanh nghiệp không cần phải làm việc với cơng ty dịch vụ vì họ đã đủ năng lực và kinh nghiệm để giao thương trực tiếp với khách hàng Mỹ. Các nhà máy này đã quen làm việc trực tiếp với khách hàng nên họ không muốn mọi thông tin và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của công ty dịch vụ trong ngành đồ gỗ tại bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)