2.3 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp tại Bình Dương
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp và khách hàng gặp phải khi xuất
xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ
Phần lớn các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương hiện nay đều làm việc trực tiếp với khách hàng và các nhà nhập khẩu thơng qua các văn phịng đại diện của khách hàng tại Việt Nam hoặc làm việc trực tiếp qua email và điện thoại với khách hàng bên Mỹ. Một số nhà máy có làm việc với các cơng ty dịch vụ khi có sự chỉ
định và yêu cầu từ khách hàng. Hình thức làm việc trực tiếp hay gián tiếp đều có
những ưu và nhược điểm riêng nhưng nhìn chung xu hướng làm việc qua cơng ty dịch vụ hiện nay được nhiều khách hàng và nhà nhập khẩu ưa chuộng hơn.
* Hình thức xuất khẩu qua cơng ty dịch vụ
Dưới đây là một số thuận lợi mà nhà máy sản xuất và khách hàng có được:
Thứ nhất là mọi thông tin liên lạc giữa khách hàng và nhà máy sẽ nhanh hơn, hạn chế được nhiều sự hiểu nhầm và chậm trễ. Công ty dịch vụ đứng trung gian sẽ theo sát những vấn đề tồn đọng và thúc đẩy khách hàng giải quyết nhanh chóng. Dựa trên kinh nghiệm, khả năng cho phép và quyền hạn nhất định mà cơng ty dịch vụ có thể trực tiếp thương lượng, thảo luận về những thắc mắc, khó khăn của nhà máy về kiểu dáng, mẫu mã, thông tin kỹ thuật của sản phẩm một cách nhanh nhất có thể mà khơng phải chờ
đợi sự phản hồi của khách hàng. Nếu vấn đề khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến
sản phẩm thì cơng ty dịch vụ cũng sẽ là đơn vị trực tiếp khảo sát, xem xét và đưa ra
hướng giải quyết khách quan, phù hợp nhất nhằm trung hòa và cân bằng giữa lợi ích và thiệt hại của cả khách hàng và nhà máy để hai phía cùng tham khảo và ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, vấn đề có thể sẽ được giải quyết một cách triệt để và hợp lý
hơn. Ngồi ra, dựa trên kinh nghiệm thì cơng ty dịch vụ cũng sẽ chủ động kiểm tra với khách hàng trước khi những vấn đề kỹ thuật, xuất hàng có thể phát sinh. Khi đó, cả
nhà máy và khách hàng sẽ tránh được những rắc rối có thể xảy ra trước khi sản xuất
Kiểm sốt chất lượng hàng hóa vừa vai trị vừa là trách nhiệm của cơng ty dịch vụ. Vì vậy, cơng ty dịch vụ ln có đội ngũ nhân viên kiểm hàng tại các nhà máy sản xuất hàng hóa. Tất cả các khâu trong q trình sản xuất đều được kiểm tra khá chặt chẽ (từ giai đoạn chuẩn bị nguyên phụ liệu đến lúc sản xuất và xuất hàng). Chỉ những sản
phẩm đạt chất lượng mới được xuất đi. Điều này vừa giúp cho khách hàng an tâm về
chất lượng hàng hóa vừa giúp cho nhà máy giảm được nhiều chi phí bồi thường cho khách hàng khi chất lượng hàng hóa có vấn đề.
Ngồi ra, nguồn khách hàng nhiều cũng là một ưu điểm của công ty dịch vụ. Các công ty dịch vụ một mặt thường xuyên tìm kiếm và mở rộng mạng lưới nhà máy sản xuất, mặt khác cũng ln tìm kiếm thêm khách hàng, tạo mối quan hệ với các nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ các nước. Chính vì vậy, khi có thêm được khách hàng thì cơng ty sẽ chủ động giới thiệu nhà máy thích hợp với dịng sản phẩm khách hàng đang tìm
kiếm một cách nhanh nhất. Vì vậy, công ty dịch vụ cũng được xem là một trong những kênh để nhà máy tìm thêm khách hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì cũng khơng tránh khỏi những hạn chế như sau:
Thứ nhất là về áp lực giảm giá. Do khách hàng thuê công ty dịch vụ nên phải trả cho công ty một khoảng tiền hoa hồng dựa trên giá trị đơn hàng, thường là từ 3% đến 10%, điều này làm cho chi phí nhập hàng cho mỗi sản phẩm mà khách hàng phải trả tăng lên. Thế nên, khách hàng thường hay yêu cầu nhà máy giảm giá và duyệt giá cả rất chặt chẽ nhằm giảm bớt chi phí. Áp lực giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và kinh tế đang bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng kinh tế như hiện nay lại càng tăng hơn. Điều này cũng là một trong các nhân tố có thể làm cho lợi nhuận của nhà máy
giảm đi. Do đó, có một số nhà máy sản xuất tỏ ra e ngại hoặc không muốn làm việc qua công ty dịch vụ.
Thứ hai là vấn đề kiểm hàng và xuất hàng. Các công ty dịch vụ luôn có một đội
ngũ nhân viên kiểm hàng tại nhà máy từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến lúc xuất hàng.
theo yêu cầu của khách hàng, nếu hàng hóa khơng đạt chất lượng được xuất đi thì công ty dịch vụ cũng sẽ bị phạt cùng với nhà máy. Chính vì thế, tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm tra khá chặt chẽ. Điều này làm cho các nhà máy thường rất lo ngại vì sự kiểm tra chặt chẽ của các cơng ty dịch vụ có thể làm hạn chế lượng hàng hóa được phép xuất đi của nhà máy.
Thứ ba là vấn đề thông tin liên lạc giữa nhà máy và khách hàng. Đối với những
cơng ty dịch vụ chun nghiệp thì phải phản hồi mọi thắc mắc của khách hàng và nhà máy trong vịng 24 giờ sau đó. Nếu cơng ty dịch vụ nào làm việc chưa chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm thì thơng tin của khách hàng đến nhà máy sẽ bị chậm trễ mà điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hàng hóa và làm cho việc xuất hàng bị trễ. Do vậy, một số nhà máy vẫn thích được làm việc trực tiếp với khách hàng hơn là
thông qua công ty dịch vụ.
* Hình thức xuất khẩu khơng thơng qua các công ty dịch vụ:
Như đã đề cập ở trên, khi các doanh nghiệp chọn hình thức làm việc trực tiếp với khách hàng thì sẽ gặp một số điểm thuận lợi và bất lợi như sau:
Giảm áp lực giảm giá đối với khách hàng và nhà máy là một thuận lợi đầu tiên. Vì cơng ty dịch vụ được trả chi phí tính theo phần trăm giá trị đơn hàng nên một số khách hàng còn e ngại trường hợp công ty dịch vụ và nhà máy hợp tác để đưa ra giá cao hơn. Do vậy, khi khơng có cơng ty dịch vụ, khách hàng sẽ khơng phải trả phí này làm cho áp lực giảm giá của nhà máy sẽ giảm. Nhà máy và khách hàng sẽ trực tiếp thương lượng giá cả mà không qua công ty dịch vụ. Giá cả sẽ được ấn định nhanh hơn và
khách hàng sẽ không duyệt giá quá khắc khe và kỹ như khi có cơng ty dịch vụ làm trung gian.
Vấn đề kiểm hàng cũng đem lại thuận lợi cho nhà máy. Khách hàng thường chỉ
kiểm tra hàng hóa trong sản xuất vài lần và một lần trước khi xuất hàng. Khách hàng khó có thể kiểm tra hết một trăm phần trăm lượng hàng trong cả quá trình sản xuất. Vì vậy, nhà máy sẽ có thể che giấu được một số lỗi trên sản phẩm mà khách hàng khơng biết. Tuy nhiên, khi đó là những vấn đề ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng hóa mà
khách hàng phát hiện ra thì hình ảnh của nhà máy sẽ bị ảnh hưởng nhiều cũng như việc nhà máy phải bồi thường cho khách hàng chi phí của số hàng hóa bị lỗi khơng thể bán ra ngồi thị trường.
Ngoài ra, khi khách hàng muốn phát triển những kiểu dáng mới thì nguồn nhà máy
để họ lựa chọn đặt hàng sẽ ít hơn so với khi làm việc với công ty dịch vụ. Hơn nữa,
khách hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn khi tìm nhà máy phù hợp với những dịng sản phẩm mới mà khách hàng muốn phát triển. Tuy vậy, khi làm việc trực tiếp với khách hàng thì nhà máy sẽ có nhiều cơ hội nhận được nhiều đơn hàng hơn từ khách hàng nếu nhà máy có đội ngũ quản lý và tiếp thị tốt.
Một bất lợi mà cả nhà máy và khách hàng gặp nhiều khó khăn chính là thiếu sự hỗ trợ của cơng ty dịch vụ đóng vai trị trung gian để giải quyết khi có vấn đề phát sinh giữa khách hàng và nhà máy (như thắc mắc khi thiếu thông tin sản phẩm, thông tin khơng rõ hay những trong những trường hợp có vấn đề với hàng hóa mà lỗi là do phía nhà máy gây ra…). Thông tin liên lạc giữa nhà máy và khách hàng có thể sẽ bị chậm hoặc sự hiểu nhầm có thể xảy ra khi vắng mặt cơng ty dịch vụ trong q trình trao đổi thơng tin.