Nhóm THCS Tỷ lệ THPT Tỷ lệ Trên THPT Tỷ lệ Tổng tỷ lệ BHYTTN 14 9,33% 30 20% 15 10% 39,33% BHYTBB 21 14% 34 22,67% 36 24% 60,67% Tổng 35 64 51 100%
Nguồn: Kết quả điều tra
Người mua BHYTTN có trình độ học vấn từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm 9,33% so tổng số mẫu điều tra, trong khi đó, số người có trình độ từ lớp 10 đến lớp 12 là 20%, số người có trình độ cao đẳng, đại học 10% do những người này đang thất nghiệp, khơng cịn thuộc đối tượng được tham gia BHYTBB và những người không đi làm việc ở bất cứ nơi đâu. Trong khi đó, đối với người tham gia BHYTBB, số mẫu thu được có tỷ lệ giữa các nhóm trình độ học vấn khơng có sự khác biệt lớn.
4.1.7. Hiểu biết của người dân về chất lượng thuốc và bác sĩ nơi khám bệnh bệnh
Thông tin về thuốc bệnh viện cấp và trình độ tay nghề của bác sĩ khám bệnh có thể giúp người bệnh tin tưởng hơn vào việc KCB bằng BHYT. Việc người mua hiểu rõ về các loại thuốc và bác sĩ tại bệnh viện tác động đến tâm lý phòng ngừa cho sức khỏe trước khi quyết định mua BHYTTN. Điều này do sự bất cân xứng thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT, người dân không biết rõ thông tin về thuốc và bác sĩ cũng tác động tiêu cực đến việc quyết định mua BHYTTN.
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Hình 4.1. Tổng hợp điều tra tiêu chí hiểu biết về thuốc và bác sĩ
Khi được hỏi rằng “bạn có biết về loại thuốc mà bệnh viện phát cho bạn hay không” và câu hỏi “bạn có biết về tay nghề của bác sĩ nơi bạn đăng ký khám bệnh khơng”, có 59,33% người khám trả lời rằng họ khơng biết gì về thuốc bệnh viện cấp, có 64,67% người trả lời khơng biết thơng tin gì về tay nghề của bác sĩ khám bệnh cho họ.
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Kiểm định hiện tượng lựa chọn ngược
Dựa vào cơ sở lý thuyết thông tin bất cân xứng của Akerlof (1973) với biểu hiện của nó là hiện tượng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong thị trường BHYTTN. Cơ sở thực tiễn là tại tỉnh Tiền Giang, liên tục trong những năm gần đây thường xuyên có bội chi Quỹ KCB BHYT, đặc biệt là Quỹ KCB BHYTTN thường xuyên bội chi ngay cả khi Quỹ BHYT nói chung có kết dư. Cơ sở cho việc lập và phân tích các mơ hình hồi quy kiểm định hiện tượng lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức là dựa theo mơ hình nghiên cứu của Vukina và Nestic (2008) đã được Nguyễn Văn Ngãi và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2012) áp dụng để nghiên cứu về thông tin bất cân xứng trong thị trường BHYTTN tỉnh Đồng Tháp.
4.2.1.1 Kết quả hồi quy