.6 Kết quả hồi quy mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm y tế tự nguyện , Trường hợp tỉnh Tiền Giang (Trang 68 - 116)

Biến phụ thuộc: SOKB

Phương pháp: Bình phương bé nhất Số quan sát:150

Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị thống kê t P-value

C 0.179544 0.016891 10.62943 0.0000 MUABHYTTN 9.114519*** 1.223728 7.448159 0.0000 HUUTRI -2.426163* 1.416301 -1.713028 0.0889 NHANVIEN -2.358596** 0.961056 -2.454173 0.0153 CHINHSACH -1.970126* 1.031714 -1.909565 0.0582 HSSV -1.238287* 0.730109 -1.696030 0.0920 R2 =0.496780

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Ghi chú: Kết quả được xuất từ Phụ lục 21.

* Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% ** Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%

*** Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

Giả định các biến độc lập trong mơ hình 2.2 là có mối quan hệ tương quan cao với nhau, tức là có đa cộng tuyến, để phát hiện ra nó, tác giả dùng hồi quy phụ mơ hình 2.2, so sánh kết quả hồi quy phụ để loại bỏ biến gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Quang Dong, 2002).

Kết quả kiểm định là có đa cơng tuyến và cách khắc phục được trình bày ở

Phụ lục 16 và các Phụ lục từ 16.1 đến 16.7.

b) Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Theo Nguyễn Quang Dong (2002), phương sai ước lượng được của phép ước lượng bình phương bé nhất thông thường là ước lượng chệch. Các cơng thức tính phương sai và sai số chuẩn của ước lượng bình phương bé nhất thường đưa đến ước lượng quá thấp phương sai thực và sai số chuẩn, do đó phóng đại tỷ số t. Hậu quả là ta sẽ ngộ nhận rằng một hệ số nào đó khác khơng có ý nghĩa thống kê, nhưng thực tế khơng đúng. Điều này sẽ dẫn đến giải thích sai kết quả hồi quy mơ hình.

Kết quả kiểm định bằng phép kiểm định BG trong Eviews: Khơng có hiện tượng tự tương quan (Chi tiết kiểm định được trình bày ở Phụ lục 18)

c) Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Sau khi khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (bằng White-test trong Eviews).

Kết quả, có hiện tượng phương sai thay đối. Khắc phục hiện tượng này.

Hồi quy lại mơ hình sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và

dựa vào đó giải thích kết quả.

Chi tiết kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi được tác giả trình bày ở Phụ lục 19 và Phụ lục 20.

4.2.2.3 Giải thích ý nghĩa của kết quả hồi quy

Biến MUABHYTTN có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, hệ số hồi quy là dương (9,11) nghĩa là nếu tăng thêm 1 thẻ BHYTTN thì số lần khám bệnh của đối tượng này tăng rất cao, tương đương 9,11 lần, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy tồn tại hiện tượng rủi ro đạo đức trong mơ hình. Qua thực trạng của việc chăm sóc sức khỏe bằng BHYT của tỉnh Tiền Giang và kết quả khảo sát cũng cho thấy người có thẻ BHYTTN có số lần đi khám tại bệnh viện nhiều hơn người có thẻ BHYTBB. Kết quả hồi quy cũng phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Điều này cho thấy tồn tại hiện tượng rủi ro đạo đức trong thị trường BHYTTN.

Biến NHANVIEN có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, hệ số hồi quy âm (-2,3). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tăng 1 thẻ BHYTBB cho đối tượng nhân viên thì số lần khám bệnh giảm đi 2,3 lần, điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.

Biến HUUTRI có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và có tác động tỷ lệ nghịch với số lần đi khám bệnh. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng 1 thẻ BHYT cho người hưởng lương hưu, thì số lần khám bệnh giảm 2,42 lần. Điều này trái với kỳ vọng ban đầu, cỡ mẫu nhỏ nên tính đại diện của mẫu chưa cao.

Biến CHINHSACH có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và có hệ số hồi quy âm là (-1,9). Có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số lần khám bệnh của người có thẻ BHYTBB thuộc đối tượng người có cơng giảm đi 1,9 lần khi tăng thêm 1 thẻ BHYTBB loại này. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.

Biến HSSV có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%,có hệ số hồi quy âm (- 1,2), Có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số lần khám bệnh của người có thẻ BHYTBB thuộc đối tượng người học sinh và sinh viên giảm đi 1,2 lần khi tăng thêm 1 thẻ BHYTBB loại này. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.

4.2.2.4 Giải pháp khắc phục hiện tượng rủi ro đạo đức

BHYTTN là hàng hóa được cung cấp độc quyền bởi Chính phủ. Mục tiêu của việc bán càng nhiều càng tốt loại hàng hóa này trên thị trường là nhằm tiến tới BHYT toàn dân, tạo cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, với mức giá bán thấp (621.000 đồng/năm sử dụng) như hiện nay cùng với việc không áp dụng cơ chế sàng lọc bệnh trước khi bán, quyền lợi được hưởng ngang với người có thẻ BHYTBB, khơng hạn chế số lần khám bệnh đã xảy ra tình trạng lạm dụng từ phía người có thẻ BHYTTN và nhiều phía khác, kể cả cán bộ y tế. Người tiêu dùng khi bỏ tiền ra để mua hàng hóa mà họ được sử dụng nhiều lần dẫn đến tâm lý phải sử dụng sao cho thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ, cho xứng đáng với khoản tiền chi ra (Nguyễn Hữu Ngọc, 2001). Giải pháp mà tác giả đề xuất là:

a) Đối với nhà quản lý cấp Trung ương

a1) Thay đổi cơ chế định giá bán thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện

Trên cơ sở thống kê số lần khám bệnh và loại bệnh của người có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện trung bình trong năm trước, nhà cung cấp thẻ BHYTTN tính tốn mức chi phí theo số lần đi khám bệnh của từng người để đặt giá bán cụ thể cho năm sau. Để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYTTN, cần phân biệt rõ đối tượng nào có hành vi lạm dụng, ví dụ, bệnh của đối tượng thường xuyên đi khám bệnh là loại bệnh gì, thời gian cần chữa trị là bao lâu, sử dụng loại thuốc và kỹ thuật y tế nào để đặt giá bán cho năm tiếp theo.

a2) Thay đổi nhận thức của y, bác sĩ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Y, bác sĩ khám bệnh cho người có thẻ BHYTTN cần phải nhận thức rõ ràng đối với bệnh nào cần dùng thuốc gì, cần phương tiện kỹ thuật y tế nào để tiết kiệm chi phí. Nếu một căn bệnh mà y, bác sĩ đã biết rất rõ chỉ cần một liều thuốc trị giá vài chục ngàn đồng là đã khỏi bệnh thì khơng có lý do gì lại chỉ định dùng thuốc tới vài trăm ngàn, thậm chí vài triệu đồng để cấp cho người khám. Người khám bệnh, vì thế khi thấy lợi ích cao so với chi phí mua thẻ đã ln muốn đi khám bệnh để lấy

thuốc đắt tiền bán ra thu lợi. Điều này do một số y, bác sĩ ỷ lại một cách sai lầm rằng chi phí khám chữa bệnh “là tiền của cơ quan BHXH”, “tiền của Nhà nước” mà cấp phát thuốc và chỉ định các xét nghiệm khơng cần thiết cho người khám bệnh. Vì vậy, việc quản lý của ngành y tế đối với các bệnh viện cần phải được thắt chặt hơn nữa, tăng cường giáo dục y, bác sĩ để thay đổi nhận thức của họ, đây không chỉ là nhận thức thơng thường mà cịn là y đức cần phải có của y, bác sĩ.

a3) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân ý thức tiết kiệm quỹ bảo hiểm y tế

Người có thẻ BHYTTN có số lần đi khám bệnh nhiều hơn các đối tượng khác, họ ỷ lại vào việc có thẻ BHYT nếu có bệnh thì được khám chữa bệnh, cấp thuốc mà không phải trả tiền, đặc biệt là khi bị đau ốm nhẹ, một số trường hợp đi khám hơn 100 lần trong một năm. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan BHXH Việt Nam cần tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, tầm quan trọng của ý thức chấp hành pháp luật về BHYT, ý thức tự giữ gìn sức khỏe trong các tầng lớp nhân dân. Một trong những phương tiện truyền thông hiệu quả là mở chuyên mục về sức khỏe thông tin đến từng người dân.

b) Đối với nhà quản lý bảo hiểm y tế ở Tiền Giang

b1) Đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền bảo hiểm y tế trong học sinh, sinh viên

Việc tham gia BHYT của học sinh và sinh viên: Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, tỷ lệ tham gia của nhóm đối tượng này có tăng, tuy nhiên vẫn chưa đạt 100%, cụ thể: năm học 2009-2010: đạt 76% lượng học sinh, sinh viên, năm học 2011-2012: 84%, năm học 2012-2013: 88%. Kết quả hồi quy cho thấy, loại đối tượng này nếu tăng thêm thẻ BHYT thì việc đi khám bệnh giảm. Do đó BHXH tỉnh Tiền Giang cần phối hợp tốt với ngành

giáo dục và các cấp quản lý nhà nước ở địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhóm này tham gia BHYT, điều này đảm bảo lợi ích cho xã hội, chia sẻ gánh nặng cho chi phí KCB từ người có thẻ BHYTTN.

b2) Tăng cường giám sát, nâng cao trách nhiệm của giám định viên y tế, có cơ chế ưu đãi cho giám định viên BHYT.

Đây là những người trực tiếp làm việc với bệnh viện, trực tiếp thẩm định hồ sơ thanh tốn chi phí KCB cho người có thẻ BHYT để kịp thời ngăn chặn những hành vi trục lợi từ việc khám bệnh dùng thẻ BHYTTN.

Số lượng giám định viên y tế thực hiện giám sát tại bệnh viện là rất ít, tồn tỉnh chì có 31 người, chỉ riêng nhân sự tại BHXH tỉnh làm công việc quản lý và tổng hợp đã là 12 người, gồm 4 bác sĩ, 5 có trình độ đại học khác chun ngành, 2 dược sĩ đại học và 1 trung cấp dược. Nhân sự tại BHXH các huyện là 19 người gồm 4 cử nhân kinh tế và 15 trung cấp y, dược. Trong khi đó, mỗi giám định viên cần phải xem trung bình từ 200 đến 300 hồ sơ giám định mỗi ngày thì việc giám sát của họ rõ ràng là bị hạn chế. Số lượng bác sĩ sau khi tốt nghiệp thường không muốn vào làm cho cơ quan BHXH do quyền lợi về thu nhập không thể ngang bằng với làm đúng chuyên ngành tại các cơ sở y tế.

BHXH tỉnh Tiền Giang cần ban hành quy định trách nhiệm của giám định viên trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tại bệnh viện, đồng thời có cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ cao cho các y, bác sĩ, dược sĩ có trình độ chun mơn cơng tác ở lĩnh vực giám định BHYT.

b3) Nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ giám định y tế, đổi mới phương thức đào tạo giám định viên y tế

Tập trung vào đào tạo kiến thức về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm sốt chi phí, kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh, kỹ năng tuyên truyền chính sách BHYT đến người bệnh và cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt chú trọng truyền thụ những kinh nghiệm đối phó với tình trạng lạm dụng quỹ BHYT.

Tóm tắt Chương 4:

Từ kết quả hồi quy mơ hình kiểm định hiện tượng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức cho thấy, các biến thể hiện tình trạng sức khỏe khơng tốt làm tăng mức độ giải thích cho mơ hình, nghĩa là việc mua BHYTTN của người dân có phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của họ, hay nói cách khác người mắc bệnh thường sẽ có xác suất mua BHYTTN cao hơn người khơng có bệnh (lựa chọn ngược). Việc bán thêm thẻ BHYTTN làm gia tăng hành vi bị che đậy: đi bệnh viện thường xuyên hơn và có tâm lý ỷ lại: ít quan tâm đến việc tự giữ gìn, tự chăm sóc sức khỏe của bản thân mình, khi có bệnh dù là bệnh nhẹ thì đi bệnh viện thậm chí là chỉ giả bệnh đi khám để câu kết với nhân viên y tế lấy thuốc bán thu lợi. Số lần khám bệnh tại bệnh viện của người có thẻ BHYTTN nhiều là biểu hiện của hiện tượng rủi ro đạo đức.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Thông qua kết quả hồi quy kiểm định hiện tượng lựa chọn ngược và hiện tượng rủi ro đạo đức cho thấy:

Hiện tượng lựa chọn ngược: Có sự hiện diện của hiện tượng lựa chọn ngược trong thị trường BHYTTN tỉnh Tiền Giang. Cụ thể là các biến thể hiện tình trạng sức khỏe khơng tốt (TRUNGBINH, XAU, RATXAU) trong mơ hình hồi quy (2.1) có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% giải thích cho hiện tượng người có sức khỏe khơng tốt có xác suất mua BHYTTN cao.

Hiện tượng rủi ro đạo đức: Có tồn tại hiện tượng rủi ro đạo đức trong thị trường BHYTTN tỉnh Tiền Giang. Cụ thể là biến thể hiện cho người có thẻ BHYTTN (MUABHYTTN) trong mơ hình hồi quy (2.2) có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% giải thích cho hành vi đi khám bệnh nhiều lần của người có thẻ BHYTTN.

Thơng qua cơ sở lý thuyết, thực trạng thị trường và kết quả kiểm định bằng mơ hình hồi quy, tác giả đã đề xuất giải pháp quan trọng đối với việc quản lý thị trường BHYTN cho các nhà quản lý. Hai giải pháp mà nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý trong tổ chức thực hiện là:

Giải pháp quan trọng nhất để hạn chế hiện tượng lựa chọn ngược: Tổ chức thực hiện có hiệu quả lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, chuyển đổi chiến lược lộ trình theo hướng bắt buộc tham gia BHYT. Trong đó, việc đẩy mạnh cơng tác tun truyền, tuyên truyền có chiều sâu đến tất cả người dân là cơng tác quan trọng. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực khám chữa bệnh ở tuyến điều trị cấp thấp (huyện, xã, phường, thị trấn), giáo dục y đức cho cán bộ y tế, chống phân biệt đối xử với người có thẻ BHYT từ phía cơ sở y tế.

Giải pháp quan trọng nhất để hạn chế hiện tượng rủi ro đạo đức ở hành vi đi khám bệnh nhiều lần của người có thẻ BHYTTN là định giá bán trên cơ sở thống kê số lần khám theo từng loại bệnh, song song đó, cho phép người có thẻ BHYTTN được đăng ký khám bệnh ở bất cứ bệnh viện nào họ yêu cầu. Giải pháp này có thể thực hiện được bởi vì trong dài hạn, thu nhập của người dân càng tăng và chất lượng dịch vụ KCB cũng được nâng theo.

Mơ hình nghiên cứu hiện tượng rủi ro đạo đức được tác giả mở rộng số biến giải thích cho số lần đi khám bệnh của đối tượng tham gia BHYTBB chi tiết hơn so với mơ hình của Nguyễn Văn Ngãi và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2012).

5.2 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ thực hiện trên thị trường tỉnh Tiền Giang nên tính khái quát chưa cao. Khả năng khái quát của kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi rộng hơn, ví dụ như nghiên cứu thông tin bất cân xứng trong thị trường BHYTTN trên tồn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long hay trên phạm vi một quốc gia.

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên tính đại diện cho tổng thể bị hạn chế. Một số chỉ tiêu điều tra trên bảng câu hỏi tuy sát với thực tế và yêu cầu nghiên cứu nhưng việc trả lời từ phía người được khảo sát có thể mang tính cảm tính, chủ quan, cụ thể như trả lời về mức độ tin tưởng vào việc KCB bằng thẻ BHYT, hay việc trả lời về mức thu nhập bình quân.

Rủi ro đạo đức trong thị trường BHYTTN trong nghiên cứu chỉ đề cập đến khía cạnh hành vi lạm dụng BHYT từ việc đi khám bệnh nhiều lần. Trên thực tế, còn nhiều hành vi được gọi là rủi ro đạo đức gây tổn thất cho bên bán: các xét nghiệm, chẩn đốn khơng cần thiết đối với một số bệnh từ phía cán bộ y tế, các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm y tế tự nguyện , Trường hợp tỉnh Tiền Giang (Trang 68 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)